Những chứng rối loạn da phổ biến ở trẻ

(3.56) - 30 đánh giá

Thời điểm tháng 3 – 4 là lúc mà bệnh thủy đậu bùng phát ở trẻ cũng như người lớn. Nhiều bậc cha mẹ vì chưa kịp trang bị những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc bệnh thủy đậu ở trẻ em mà vô tình khiến tình trạng của bé ngày càng tiến triển xấu.

Thời điểm bệnh thủy đậu vào mùa chính là lúc mà nhiều người cảm thấy vô cùng lo lắng bởi những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra, đặc biệt đối với nhóm đối tượng là trẻ em và phụ nữ mang thai. Vậy bản chất của bệnh là gì và những hệ lụy mà nó để lại cho bệnh nhân ra sao? Bài viết dưới đây của Chúng tôi sẽ giúp độc giả giải đáp các thắc mắc trên.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là gì?

Thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Varicella zoster gây ra. Tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ em cao nhất thường là ở các khu đô thị, nơi tập trung đông dân, nhất là vào lúc giao mùa. Độ tuổi dễ mắc bệnh nhất là 2-7 tuổi, phần lớn là ở trẻ chưa được tiêm phòng thủy đậu. Bệnh ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng có nguy cơ mắc phải.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ

Thủy đậu khởi phát từ 10 đến 21 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với virus và thường kéo dài khoảng từ 5 đến 10 ngày. Phát ban là dấu hiệu cho thấy bệnh đã khởi phát. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xuất hiện 1-2 ngày trước phát ban, bao gồm:

  • Sốt
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi.

Một khi khởi phát, bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ diễn biến qua 3 giai đoạn:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ với kích cỡ khác nhau sau đó lan ra toàn thân
  • Các bóng nước xuất hiện
  • Bóng nước khô đi và đóng vảy, nhiều ngày sau thì lớp vảy bong ra.

Lưu ý: Khi trẻ bị bệnh thủy đậu, bố mẹ tuyệt đối không để con gãi vì nếu bóng nước vỡ chúng sẽ lan rộng và để lại sẹo sâu cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Thủy đậu là một bệnh thông thường nhưng những biến chứng thì rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Các biến chứng bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp hoặc máu (huyết tương)
  • Mất nước
  • Viêm phổi
  • Viêm não (viêm màng não)
  • Hội chứng sốc nhiễm độc
  • Hội chứng Reye đối với những người dùng aspirin trong thời gian bị thủy đậu.

Trẻ như thế nào sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn?

Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng do thủy đậu gây ra bao gồm:

  • Trẻ mới sinh và trẻ sơ sinh mà mẹ chưa bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin ngừa thủy đậu
  • Trẻ em mắc bệnh hen suyễn.

Ngoài ra, người lớn và phụ nữ mang thai chưa bị thủy đậu cũng có thể gặp phải những biến chứng thủy đậu tương tự ở trẻ em.

Bệnh thủy đậu trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ gặp phải rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ mắc thủy đậu vào giai đoạn đầu thai kỳ thì trẻ sinh ra có thể bị thiếu cân, dị tật bẩm sinh ở tay hoặc chân. Trường hợp thai phụ bị bệnh thủy đậu trong tuần ngay trước khi sinh hoặc trong vòng vài ngày sau khi sinh, bệnh gây nhiễm trùng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng của trẻ sơ sinh.

Nếu bạn đang mang thai và chưa bị thủy đậu lần nào thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ về nguy cơ và những ảnh hưởng của bệnh đối với thai nhi.

Mối liên hệ giữa bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona

Nếu trước đây trẻ từng bị bệnh thủy đậu thì bé sẽ có nguy cơ mắc phải một bệnh lý khác do virus varicella-zoster tái hoạt gây ra gọi là bệnh zona. Sau khi mắc thủy đậu, một số virus varicella-zoster có thể vẫn còn sống sót trong tế bào thần kinh. Nhiều năm sau, virus có thể tái hoạt và phát bệnh zona. Loại virus này thường xuất hiện trở lại ở những người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.

Bệnh zona có những biến chứng riêng của nó mà điển hình là tình trạng đau đớn sau khi ban zona đã khỏi. Biến chứng này được gọi là chứng đau dây thần kinh sau nhiễm herpes vô cùng nguy hiểm. Vắc xin phòng bệnh zona (Zostavax) đã có sẵn và được các chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng cho người lớn từ 60 tuổi trở lên từng bị thủy đậu.

Bênh thủy đậu với rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác kéo theo luôn là nỗi ám ánh với tất cả mọi người. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ là yếu tố tiên quyết trong việc giảm thiểu những rủi ro gặp phải. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp cho quý độc giả hiểu thêm và bệnh để có hướng điều trị chính xác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 lý do khiến toner trở thành một item không thể thiếu trong chu trình dưỡng da

(11)
Quy trình dưỡng da càng ngày càng trở nên phức tạp với vô vàn sản phẩm hỗ trợ, nào là serum, kem dưỡng ẩm, mặt nạ ngủ… Thế nhưng, dù bạn áp dụng ... [xem thêm]

Ăn trứng ung có tốt không? Tìm hiểu ngay!

(37)
Trứng gà ung có ăn được không? Ăn trứng ung có tốt không? Hello Bacsi sẽ giải đáp cho bạn các thông tin ngay sau đây!Vài năm trở lại đây, phong trào ăn trứng ... [xem thêm]

Làm gì để kích thích trí tưởng tượng của trẻ?

(48)
Trẻ thơ là giai đoạn mà trí tưởng tượng phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để kích thích trí tưởng ... [xem thêm]

Bố mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư của con cái thế nào?

(52)
Ở tuổi thiếu niên, trẻ bắt đầu cần có cuộc sống riêng tư nhiều hơn. Vì vậy, đây là lúc bố mẹ nên chú ý đến quyền riêng tư của con cái thay vì cứ ... [xem thêm]

Trà mãng cầu xiêm tốt cho tim mạch

(55)
Bạn có thể làm trà mãng cầu xiêm không chỉ vì công dụng bảo vệ tim mạch mà còn nhiều lợi ích khác như hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư… Tuy nhiên, ... [xem thêm]

5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

(94)
Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ... [xem thêm]

Bài tập giúp nâng mông chảy xệ

(78)
Bạn không dám mặc quần jeans vì ngại mông chảy xệ? Bạn đang nghĩ tới việc phẫu thuật nâng mông? Tại sao bạn không tìm đến các phương pháp tập luyện ... [xem thêm]

Cachexia: Hội chứng suy giảm sức khỏe khiến bạn mệt mỏi

(49)
Cachexia là hội chứng của các vấn đề mãn tính như suy thận mãn, HIV, bệnh đa xơ cứng… Đây là biến chứng gây ra 20% ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ nhưng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN