Nhọt

(3.51) - 51 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nhọt là bệnh gì?

Nhọt là một nhiễm trùng da với đầy mủ bên trong. Nhiễm trùng thường xảy ra sâu trong da và liên quan đến các nang lông, hay còn gọi là nhiễm trùng da tụ cầu.

Cụm nhọt là tên gọi cho tình trạng có nhiều nhọt tại một vị trí. Tình trạng này có thể gây sẹo da vĩnh viễn và dễ dàng lây nhiễm vào các bộ phận khác của cơ thể và những người khác.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhọt là gì?

Triệu chứng rõ ràng nhất của nhọt là một khối đỏ, kích thích dưới da và chạm vào nó có thể bị đau. Nhọt có thể dao động từ kích thước của một hạt đậu tới kích thước của một cây nấm cỡ vừa. Nhọt nhanh chóng trở nên đầy mủ. Các vùng lân cận cũng có thể bị sưng. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Ngứa trước khi xuất hiện khối sưng
  • Đau khắp cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Da đóng mài hoặc chảy nước
  • Mủ thường xuất hiện trong vòng một ngày khi hình thành nhọt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn thường có thể tự chăm sóc cho một nhọt nhỏ. Tuy nhiên, bạn cần gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn nhọt hoặc nếu nhọt:

  • Xảy ra trên mặt
  • Nghiêm trọng hơn hoặc cực kỳ đau đớn
  • Gây ra sốt
  • Có bề ngang 5cm
  • Không lành sau hai tuần
  • Tái phát

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra nhọt?

Nhọt thường phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Vi khuẩn này còn được gọi là “tụ cầu”. Các vết xước và da bị tổn thương làm cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng, điều này có thể dẫn đến một số nhọt đầy dịch và mủ chứa mô chết.

Các bộ phận ẩm của cơ thể đặc biệt dễ bị nhiễm trùng vì vi khuẩn phát triển mạnh ở những khu vực như:

  • Mũi
  • Miệng
  • Lưng
  • Đùi
  • Nách

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhọt?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị nhọt, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh kém
  • Tiểu đường
  • Hệ miễn dịch yếu
  • Viêm da
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Cạo râu và các hoạt động khác làm tổn thương da.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhọt?

Bác sĩ có thể chẩn đoán được nhọt bằng cách quan sát da. Mẫu mủ cũng có thể được dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Điều quan trọng là phải xác định bạn đã bị nhọt trong bao lâu. Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn hai tuần. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ biết nếu từng có cùng các triệu chứng tương tự trước đây.

Nếu bạn tiếp tục bị nhọt, nó có thể là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như bệnh tiểu đường. Bác sĩ có thể lấy nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra sức khoẻ tổng thể của bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhọt?

Các phương pháp điều trị y khoa sau đây có thể được sử dụng để điều trị nhọt:

  • Kháng sinh đôi khi cần thiết để điều trị. Chúng có thể được uống hoặc bôi trên da.
  • Thuốc giảm đau có thể được sử dụng nếu cần. Thông thường các loại thuốc này có thể tự mua không cần kê toa.
  • Xà phòng kháng khuẩn có thể được dùng để vệ sinh hàng ngày.
  • Phẫu thuật có thể được sử dụng để giải quyết một số nhọt sâu hoặc lớn. Nhọt có thể được dẫn lưu bằng dao hoặc kim. Bạn không nên cố gắng tự dẫn lưu nhọt. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ lây lan nhiễm trùng hoặc lây nhiễm vào máu.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhọt?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với nhọt:

  • Đặt một miếng vải sạch, ấm và ẩm lên nhọt trong 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày. Điều này sẽ giúp nhọt thoát lưu nhanh hơn.
  • Giữ da sạch sẽ bằng xà phòng kháng khuẩn.
  • Thay băng thường xuyên nếu bạn phẫu thuật.
  • Rửa tay sau khi chạm vào nhọt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau dây thần kinh liên sườn

(52)
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có thể chịu đựng cơn đau liên tục, nặng hơn khi thay đổi tư thế, ... [xem thêm]

Sa trực tràng

(90)
Tìm hiểu chungBệnh sa trực tràng là gì?Hình ảnh sa trực tràngThuật ngữ sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn (sa ... [xem thêm]

Hội chứng Trichorhinophalangeal loại III

(33)
Tìm hiểu chungHội chứng Trichorhinophalangeal loại III là gì?Hội chứng Trichorhinophalangeal loại III (TRPS3), còn được gọi là hội chứng Sugio-Kajii, là một rối ... [xem thêm]

Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay

(95)
Tìm hiểu chungChấn thương đám rối thần kinh cánh tay là gì?Đám rối thần kinh cánh tay là mạng lưới các dây thần kinh gửi tín hiệu từ cột sống đến vai, ... [xem thêm]

Đái tháo đường kèm theo điếc di truyền từ mẹ

(29)
Tìm hiểu chungĐái tháo đường kèm theo điếc di truyền từ mẹ là bệnh gì?Bệnh đái tháo đường kèm theo điếc di truyền từ mẹ là một rối loạn ty thể ... [xem thêm]

Viêm lưỡi

(25)
Bạn có biết bệnh viêm lưỡi có thể gây ra những thay đổi về cấu tạo và màu sắc của lưỡi không? Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Mời bạn tham ... [xem thêm]

Hội chứng Brugada

(34)
Tìm hiểu chungHội chứng Brugada là gì?Hội chứng Brugada là một trong những nguyên nhân gây tim ngừng đập đột ngột và đột tử do rung thất ở người không có ... [xem thêm]

Bong gân đầu gối

(85)
Bong gân đầu gối là tổn thương thường gặp trong tai nạn lao động hay tai nạn khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao đỏi hỏi chạy nhảy và di ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN