Tìm hiểu về rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

(3.65) - 35 đánh giá

Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên là tình trạng căng thẳng tột độ, sợ hãi quá mức và hoảng loạn sau các sự kiện gây chấn thương về thể chất và tinh thần.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào những trải nghiệm thương tổn. Ở tuổi thiếu niên, căng thẳng cấp tính không chỉ gây sa sút trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh nhân. Rối loạn này được xem là tiền thân của chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Tuổi thiếu niên (tuổi teen) bắt đầu từ 12 – 13 tuổi và kết thúc vào lúc 19 tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời con người.

Nhìn chung, những triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở thiếu niên không có nhiều khác biệt so với người trưởng thành. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết khiến người bệnh cảm nhận rõ ràng hơn những dấu hiệu bất thường, bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy khó chịu về mặt cảm xúc, nhạy cảm hơn
  • Cảm thấy lo âu, sợ hãi
  • Mất niềm tin vào sự tốt đẹp của xã hội
  • Đau khổ và hoảng loạn khi hồi tưởng lại những trải nghiệm chấn thương
  • Ngủ không ngon giấc, hay gặp ác mộng
  • Tránh né tất cả sự việc nhắc về tổn thương

Ngoài ra, người bệnh cũng gặp phải một số triệu chứng mang tính chủ quan khác. Không phải bệnh nhân nào cũng có các biểu hiện rõ ràng, điều này gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán.

Nguyên nhân gây rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Phản ứng căng thẳng cấp tính ở tuổi thiếu niên hình thành từ một hoặc nhiều sự kiện gây chấn thương nặng nề về thể chất, tinh thần của người bệnh. Chấn thương đó phải đủ khiến cho bệnh nhân gục ngã và làm gián đoạn các hoạt động bình thường của cuộc sống.

Tương tự như chấn thương và căng thẳng sau chấn thương, chứng căng thẳng cấp tính thường mang tính chủ quan. Điều đó có nghĩa là nếu một nhóm thiếu niên cùng trải qua một sự kiện tồi tệ thì không phải ai trong số họ cũng sẽ bị rối loạn căng thẳng cấp tính. Bệnh phụ thuộc nhiều vào cảm nhận và khả năng chịu đựng tổn thương của mỗi người.

Một số nguyên nhân thường gặp gây ra phản ứng căng thẳng cấp tính ở tuổi teen:

Đột ngột phải đối mặt với các sự kiện đau thương

Chúng ta trở nên nhạy cảm hơn ở tuổi dậy thì. Vì vậy, những chấn thương đến đột ngột sẽ để lại di chứng nặng nề hơn khi trưởng thành.

Bị lạm dụng tình dục

Bạo hành, lạm dụng không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần mà còn làm tổn thương nghiêm trọng đến cảm giác an toàn của thiếu niên. Ở độ tuổi này, chúng rất dễ rơi vào trạng thái chênh vênh. Chính vì vậy, ám ảnh bị lạm dụng có thể sẽ đeo bám chúng cả đời nếu không được điều trị kịp thời.

Sống sót sau thảm họa

Sống sót sau các thảm họa tự nhiên (sóng thần, động đất…) hoặc các vụ nổ súng ở trường học có thể khiến cho nhiều thiếu niên mắc chứng rối loạn căng thẳng cấp tính.

Trải qua nỗi đau cảm xúc tột cùng

Sự dằn vặt về mặt tình cảm như mất người thân hoặc cảm giác tội lỗi về những sai lầm là một trong những nguyên nhân gây phản ứng căng thẳng cấp tính ở lứa tuổi thiếu niên. Theo thống kê, có đến 20% thiếu niên bị rối loạn căng thẳng cấp tính do những tổn thương về mặt tình cảm.

Cận kề cái chết

Trải nghiệm cận kề với cái chết đủ để gây ra những chấn thương về mặt tâm lý của con người, đặc biệt là ở bệnh nhân từ 13 – 19 tuổi.

Điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Mục đích điều trị rối loạn căng thẳng cấp tính là làm giảm nhẹ các triệu chứng bất an và cải thiện chứng mất ngủ cho người bệnh. Các phương pháp thường được bác sĩ áp dụng bao gồm: nói chuyện trị liệu, dùng thuốc và liệu pháp thay thế.

Nói chuyện trị liệu

Phương pháp này được các bác sĩ sử dụng do mang lại hiệu quả cao. Theo đó, bác sĩ sẽ xây dựng những buổi trò chuyện định kỳ với người bệnh. Nói chuyện trị liệu có khả năng giúp cho các thiếu niên bị căng thẳng cấp tính thư giãn, từ đó buông bỏ các suy nghĩ tiêu cực.

Sự sợ hãi, lo lắng cũng sẽ giảm dần qua các buổi nói chuyện với bác sĩ. Bên cạnh lời nói, bác sĩ tâm thần cũng có thể sử dụng những hình ảnh để giúp bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Sau đó, họ có thể giải quyết các cảm xúc của mình một cách bình thường.

Theo Healthine, bệnh rối loạn căng thẳng cấp tính là tiền thân của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Nếu các triệu chứng không được điều trị thì sẽ trở nên nặng nề hơn. Chúng làm trì hoãn sự phát triển về mọi mặt của bệnh nhân.

Thuốc

Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ sẽ kết hợp tâm lý trị liệu và thuốc uống trong việc điều trị các phản ứng căng thẳng cấp tính ở thiếu niên. Hiện nay, có nhiều loại thuốc có khả năng giảm bớt các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh như lo lắng thái quá, trầm cảm… Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến cáo bệnh nhân dùng thuốc như một phương pháp chữa bệnh độc lập.

Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên liên quan đến chấn thương về mặt tâm lý. Vì vậy, thuốc uống chỉ có thể hỗ trợ chứ không giải quyết được tổn thương như nói chuyện trị liệu. Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc, bác sĩ sẽ kê toa trong thời gian ngắn sau đó loại bỏ dần dần từng loại thuốc.

Liệu pháp thay thế

Hiện nay, y học đã có nhiều phương pháp điều trị thay thế mang lại kết quả khả quan. Phổ biến nhất là liệu pháp thôi miên và liệu pháp tiếp xúc. Tất cả các liệu pháp thay thế đều phải kết hợp với tâm lý trị liệu và thuốc uống. Chúng giúp giải quyết nỗi sợ hãi của bệnh nhân một cách có ý thức (thuật thôi miên) và tiềm thức (liệu pháp tiếp xúc).

Mục đích của các liệu pháp là giúp thiếu niên có thể tự mình vượt qua được những ký ức đau buồn. Những buổi trị liệu ban đầu thường rất khó khăn nhưng điều quan trọng là người bệnh phải đối mặt với chấn thương, thay vì lẩn tránh nó.

Những việc bạn cần làm cho người bị rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên

Vượt qua chứng rối loạn căng thẳng cấp tính ở độ tuổi nhạy cảm này không phải là chuyện đơn giản. Chính vì vậy, thân nhân của người bệnh cần thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ họ. Cụ thể qua những việc làm như sau:

Tạo niềm tin về sự quan tâm

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân tuổi thiếu niên dễ cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Do vậy, sự hiện diện của những người thân có vai trò rất quan trọng. Hãy cho người bệnh biết chúng không chiến đấu với căn bệnh đó một mình. Quan tâm người bệnh nhiều hơn, nói cho chúng biết bạn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ khi nào chúng cần.

Khuyến khích bệnh nhân tham gia các hoạt động ngoài trời

Rối loạn căng thẳng cấp tính tuổi thiếu niên có thể dẫn đến bệnh trầm cảm và chứng cô lập xã hội. Bạn có thể giúp người thân của mình ngăn ngừa các triệu chứng nguy hiểm này bằng cách khuyến khích họ tham gia các hoạt động ngoài trời. Các hoạt động thể chất cùng ánh nắng mặt trời có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

Đồng hành trong quá trình điều trị

Giúp bệnh nhân tuân thủ chế độ ăn uống, các hoạt động thể chất là điều mà bạn nên làm. Quá trình điều trị ở người bệnh tuổi thiếu niên hay gặp khó khăn do sự nuông chiều bản thân của chúng. Vì vậy, bạn hãy là người nhắc nhở chúng về trách nhiệm đối với bản thân và tầm quan trọng của việc điều trị.

Rối loạn căng thẳng cấp tính thiếu niên có thể gây ra nhiều hậu quả lâu dài. Vì vậy, bệnh cần được phát hiện sớm để nâng cao hiệu quả điều trị.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mất ký ức tuổi thơ có phải vấn đề sức khỏe đáng lo?

(21)
Ký ức tuổi thơ rất đẹp đẽ và góp phần hình thành nên con người bạn hiện tại. Thế nhưng nếu bạn không nhớ những ký ức trong 3 năm đầu đời thì có ... [xem thêm]

Giải mã 7 hiểu lầm thường gặp về chứng rối loạn đa nhân cách

(48)
Hội chứng rối loạn đa nhân cách (rối loạn phân ly) thường được cho là có liên quan đến các chấn thương nặng nề về tâm lý và thể chất. Theo Bethany ... [xem thêm]

Bí quyết giúp bạn tìm thấy bạn đời trước tuổi 35

(13)
Khi gần bước qua độ tuổi đôi mươi, bạn có thể bỗng nhiên lo lắng khi mình vẫn còn chưa “yên bề gia thất”. Thay vì đi xem bói hay nhờ mai mối, bạn có ... [xem thêm]

Tại sao phụ nữ không chịu ly hôn khi chồng ngoại tình?

(93)
Khi bạn bè, người thân hay chính bạn có chồng ngoại tình nhưng lại không đi đến quyết định ly hôn, mọi người sẽ có xu hướng nghĩ rằng phụ nữ quá yếu ... [xem thêm]

6 chứng rối loạn ăn uống thường gặp

(63)
Các chứng rối loạn ăn uống tưởng chừng chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng nhưng lại có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Thậm chí, chứng này có ... [xem thêm]

Misophonia: Nguyên nhân khiến bạn sợ tiếng ồn

(24)
Bạn có thể đã mắc chứng misophonia nếu cảm thấy bực bội khi nghe những âm thanh bình thường như tiếng bấm bút, tiếng nhai hay tiếng nhịp chân. Vậy chứng ... [xem thêm]

Ngồi thiền đúng cách để giải tỏa stress

(16)
Ngồi thiền đúng cách không chỉ giúp bạn xua tan căng thẳng mà còn có tác dụng giảm đau, kiểm soát huyết áp, bỏ thuốc lá… Có thể nói đây là một cách ... [xem thêm]

Căng thẳng thần kinh

(36)
Tìm hiểu chungCăng thẳng thần kinh là tình trạng gì?Căng thẳng thần kinh (stress) là một yếu tố vật lý, hóa học hoặc cảm xúc do những bất ổn về tinh thần ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN