U sao bào (u não tế bào hình sao)

(3.8) - 81 đánh giá

Tìm hiểu chung

U sao bào (u não tế bào hình sao) là bệnh gì?

U sao bào, hay còn gọi là u não tế bào hình sao, là bệnh ung thư não được hình thành từ tế bào hình sao. Não là cơ quan chính của hệ thần kinh trung ương, não được tạo thành từ các tế bào thần kinh (neuron) và mô hỗ trợ (tế bào mô đệm). Tế bào mô đệm được hình thành từ tế bào hình sao.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của u sao bào (u não tế bào hình sao) là gì?

Triệu chứng ban đầu bao gồm nhức đầu, buồn nôn hoặc co giật. Các triệu chứng khác bao gồm: tay hoặc một bên chân bị yếu dần đi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp vấn đề về thị lực và phát âm.

Trong một vài trường hợp, bệnh nhân sẽ có các dấu hiệu bệnh tâm thần, chẳng hạn như lú lẫn, mất phương hướng và mất trí nhớ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy gọi bác sĩ của bạn nếu bạn bị nhức đầu nghiêm trọng kèm nôn mửa, yếu ở một bên cơ thể kèm theo co giật hoặc gặp vấn đề về phát âm và thị lực.

Nếu bạn mắc tác dụng phụ của điều trị, chẳng hạn như sốt sau khi hóa trị, bạn nên gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Hiện nay, nguyên nhân của u não tế bào hình sao vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, u sao bào không lây nhiễm hay di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh

Những ai thường mắc phải u sao bào (u não tế bào hình sao)?

U sao bào là loại u não khá phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng người lớn thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở trẻ nhỏ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết đối với trường hợp của bạn.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Nguy cơ gây nên u sao bào hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Theo nghiên cứu, những bệnh liên quan tới hệ thần kinh như u sợi thần kinh và các bệnh do di truyền khác có thể là tác nhân thúc đẩy phát triển của u sao bào.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Bác sĩ thực hiện chẩn đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh. Thường bệnh rất khó chẩn đoán bởi vì các triệu chứng đầu tiên rất mơ hồ và có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác như đau đầu, căng thẳng hoặc viêm xoang.

Bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp (CT) để hỗ trợ trong việc chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, để chẩn đoán tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết. Khi sinh thiết, một mảnh nhỏ của khối u được gỡ bỏ và nghiên cứu dưới kính hiển vi. U sao bào có 4 cấp độ I, II, III hoặc IV. Thông qua hệ thống cấp độ này, bác sĩ sẽ quyết định các phương pháp điều trị phù hợp.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u sao bào (u não tế bào hình sao)?

Điều trị u não tế bào hình sao hiện nay bao gồm ba phương pháp chính sau:

  • Phẫu thuật lấy u;
  • Xạ trị sau phẫu thuật;
  • Điều trị hoá chất (hóa trị).

Trong đó, phẫu thuật lấy u là phương pháp quan trọng nhất, phương pháp này có thể loại bỏ tối đa toàn bộ u. Phẫu thuật triệt để u não sẽ kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, việc lấy bỏ triệt để u não không phải lúc nào cũng làm được nên người bệnh cần cân nhắc khi thực hiện phương pháp này.

Ngoài ra, xạ trị và hoá trị là hai phương pháp điều trị phối hợp, nhằm tiêu diệt những tế bào u còn lại và hạn chế sự tái phát của u.

Sự thành công trong điều trị u não còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Bản chất mô bệnh học của u;
  • Số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu thuật;
  • Vị trí của u;
  • Độ tuổi của người bệnh (người trẻ thường sẽ dễ dàng phẫu thuật).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u sao bào(u não tế bào hình sao)?

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh u não tế bào hình sao:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đậu mùa

(64)
Tìm hiểu chungBệnh đậu mùa là gì?Bệnh đậu mùa do virus đậu mùa gây ra. Tên gọi của bệnh xuất phát từ các bóng nước đầy mủ hình thành trong thời gian ... [xem thêm]

Gãy xương cột sống

(72)
Tìm hiểu chungGãy xương cột sống là tình trạng gì?Gãy xương cột sống là khi xương cột sống bị gãy. Cột sống được tạo ra từ các đốt sống xếp chồng ... [xem thêm]

Hạ canxi máu

(66)
Bệnh hạ canxi máu hay tụt canxi là một tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy làm sao để điều trị bệnh hiệu quả? Mời bạn tham ... [xem thêm]

Tụ máu dưới màng cứng

(84)
Tìm hiểu chungTụ máu dưới màng cứng là bệnh gì?Bao bọc quanh não và tủy sống là lớp màng não. Tụ máu là hiện tượng xuất huyết trong một cơ quan hoặc ... [xem thêm]

Nhịp nhanh thất

(92)
Tìm hiểu về nhịp nhanh thấtNhịp nhanh thất là gì?Nhịp nhanh thất, hay còn gọi là cơn nhịp nhanh kịch trên thất, là tình trạng tim đập quá nhanh nên không ... [xem thêm]

Viêm tuyến tiền liệt

(61)
Viêm tuyến tiền liệt là một tình trạng phổ biến, thường gây đau ở nam giới. Vậy viêm tuyến tiền liệt là gì? Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? ... [xem thêm]

Sa tử cung (Sa sinh dục)

(100)
Tìm hiểu chung về sa tử cungSa tử cung là gì?Tương tự như sa nội tạng, sa tử cung hay còn gọi sa sinh dục, xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng bị giãn ra và ... [xem thêm]

Gaucher

(56)
Tìm hiểu chungBệnh Gaucher là bệnh gì?Bệnh Gaucher là kết quả của sự tích tụ các chất béo trong các cơ quan nhất định, đặc biệt là lá lách và gan, điều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN