Bệnh đái tháo nhạt là gì?

(3.58) - 50 đánh giá

Hầu hết mọi người đều đã từng nghe nói đến hai loại đái tháo. Nhưng bạn đã từng nghe một cái tên không có liên quan gì tới đường máu? Đó là một thuật ngữ chung cho mọi tình trạng khiến cơ thể của bạn tạo nhiều nước tiếu hơn bình thường.

Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.

Nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Cơ thể của bạn sản sinh ra một loại hoocmon được gọi là hoocmon chống bài niệu (ADH). Nội tiết tố này được sản xuất tại một vùng của não có tên là vùng dưới đồi và được dự trữ ở tuyến yên. Nó giúp thận của bạn giữ lại nước làm cho nước tiểu trở nên cô đặc.

Khi bạn khát hoặc mất nước nhẹ, mức ADH tăng lên. Thận của bạn tái hấp thu nhiều nước hơn, gây cô đặc nước tiểu. Nếu bạn uống quá nhiều nước, mức ADH sẽ giảm xuống, làm bạn tiểu nhiều hơn.

Khi cơ thể bạn không sản sinh đủ lượng ADH, tình trạng này gọi là đái tháo nhạt trung ương. Nếu cơ thể bạn tạo đủ lượng ADH nhưng thận của bạn phản ứng kém, bạn đã mắc đái tháo nhạt do thận. Cả hai loại đều dẫn đến một hậu quả chung.Thận của bạn không giữ được nước, dù cho bạn có đang mất nước bạn vẫn tiểu nhiều.

Triệu chứng là gì?

Khi thận của bạn không giữ được nước, bạn sẽ:

  • Rất khát nước
  • Tiểu nhiều
  • Một số người có biểu hiện mất nước

Nếu bạn mất nước bạn có thể có:

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Lơ mơ
  • Đau cơ
  • Dễ cáu bẳn

Chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn có tình trạng trên, bạn có lẽ sẽ phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ với triệu chứng khát nước và tiểu nhiều.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một chuỗi các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phải mất đến nhiều giờ. Bạn sẽ phải nhịn uống trong suốt quãng thời gian đó do vậy sẽ khát nước nhiều hơn. Bác sĩ sẽ đo nồng độ natri trong máu và trong nước tiểu của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng ADH thay thế để xem tình trạng phản ứng của thận đối với việc cô đặc nước tiểu. Kết quả các xét nghiệm và phản ứng của thận đối với ADH sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán

Chữa trị như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống nhiều nước để thay thế lượng nước đã mất đi. Nếu bạn mắc phải đái tháo nhạt trung ương, một số thuốc như Vasopressin (Pitressin) hoặc là desmopressin (DDAVP) có thể thay thế lượng ADH thiếu hụt. Thường được chỉ định đường xịt mũi. Cũng có những liệu pháp làm cho thuốc có công dụng hữu hiệu hơn

Đái tháo nhạt thận có thể khó chữa trị hơn. Nếu nó gây ra bởi thuốc, dừng thuốc có thể giúp ích cho việc chữa trị. Một số thuốc khác có tác dụng cải thiện triệu chứng. Bao gồm indomethacin (Indocin), và thuốc lợi tiểu như là hydrochlorothiazide (Microzide) hoặc amiloride (Moduretic 5-50).

Bệnh nghiêm trọng như thế nào?

Đái tháo nhạt không gây ra suy thận dẫn đến phải lọc máu. Thận của bạn vẫn làm công việc chính là lọc máu. Tuy nhiên, bạn rất dễ đi vào tình trạng mất nước. Luôn đảm bảo rằng bạn có mang đồ uống bên mình đặc biệt là khi nóng hoặc khi tập thể dục.

Tài liệu tham khảo

http://www.webmd.com/diabetes/guide/what-is-diabetes-insipidus

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Mạnh - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường và nhiễm trùng: Các dấu hiệu để nhận biết

(40)
Bệnh tiểu đường có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Lượng đường trong máu và trong mô cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn ... [xem thêm]

Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(66)
Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ ... [xem thêm]

Những gì nên hỏi bác sĩ của bạn về insulin?

(83)
Bác sĩ đã kê đơn insulin để điều trị tiểu đường loại 1 hay tiểu đường loại 2 của bạn chưa? Bạn sẽ muốn biết sử dụng nó khi nào và như thế nào, ... [xem thêm]

Cường giáp

(91)
Tổng quan Cường giáp là gì? Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong ... [xem thêm]

Dấu hiệu và biến chứng của bệnh đái tháo nhạt thai kỳ

(42)
Bệnh đái tháo nhạt khi mang thai là một chứng rối loạn hiếm gặp và thường xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Khi bị bệnh đái tháo nhạt, bạn sẽ có ... [xem thêm]

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

(46)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm ... [xem thêm]

Hoạt động thể chất và tiểu đường loại 1

(50)
Hoạt động thể chất đều đặn có vai trò quan trọng cho sức khỏe của những người bị tiểu đường. Đối với người bị tiểu đường loại 1, sự cân ... [xem thêm]

Bệnh nhân tiểu đường có nên uống rượu không?

(86)
Tại Úc, uống rượu được đại đa số người dân chấp nhận và đối với nhiều người là một phần bình thường trong các sự kiện xã hội. Khi sử dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN