Tìm hiểu chung
U tuyến nước bọt là bệnh gì?
U tuyến nước bọt là tình trạng tăng trưởng bất thường hiếm gặp ở những tuyến nước bọt. Tuyến nước bọt nằm ở phía sau khoang miệng và có nhiệm vụ tiết nước bọt giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn. Tuyến nước bọt chính bao gồm tuyến mang tai (nằm hai bên sườn mặt), tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Các tuyến phụ bắt đầu từ vòm miệng và nằm dọc trong khoang miệng, xoang, mũi. Các tuyến này chỉ có thể thấy dưới kính hiển vi.
Khối u ở tuyến nước bọt có thể lành tính hoặc ác tính. 80% khối u nằm ở những tuyến chính là lành tính nhưng nếu ở những phần còn lại, 80% khối u là ác tính.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u tuyến nước bọt là gì?
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh u tuyến nước bọt là bướu hoặc khối thịt cộm lên. Khối u ác tính có khuynh hướng tấn công các mô bên cạnh. Sự lan rộng cục bộ của u tuyến mang tai sẽ ảnh hưởng dây thần kinh ở mặt dẫn đến tê liệt mặt ở bên bị ảnh hưởng, cơ mặt rủ xuống và mắt không thể nhắm.
U tuyến nước bọt khác có thể lan vào cơ dưới miệng ở phần dưới của xương sọ và hạch bạch huyết lân cận. Từ đó khiến bạn bị đau mắt, đau tai, nhức đầu và sưng hạch bạch huyết.
Ung thư giai đoạn cuối sẽ di căn vào phổi và xương.
Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra u tuyến nước bọt là gì?
Nguyên nhân gây u tuyến nước bọt vẫn chưa được làm rõ. U tuyến nước bọt không phải bệnh truyền nhiễm và không di truyền. Một số nguyên nhân gây ra sưng u tuyến nước bọt chủ yếu có thể là do:
- Phẫu thuật ổ bụng;
- Bệnh xơ gan;
- Nhiễm trùng;
- Các bệnh ung thư khác;
- Nhiễm trùng tuyến nước bọt;
- Hội chứng Sjogren.
Các loại phổ biến nhất của u tuyến nước bọt là khối u lành tính, thường phát triển ở tuyến mang tai. Các khối u sẽ dần dần tăng kích thước của tuyến này. Một vài trường hợp có thể phát triển thành khối u ác tính (ung thư).
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải u tuyến nước bọt?
Bệnh nhân u tuyến nước bọt lành tính không phân biệt giới tính và chủng tộc. Bệnh xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng càng lớn tuổi, khối u càng dễ biến chứng.
Ung thư biểu mô dạng nhày bì (khối u ác tính tuyến mang tai) là dạng u tuyến nước bọt phổ biến nhất và hầu hết bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi. Một dạng u tuyến mang tai thường gặp khác là ung thư biểu mô dạng màng túi (u lành tính tuyến mang tai), xuất hiện nhiều ở độ tuổi 40 đến 50 và phát triển rất chậm.
Bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt phụ đa số bị ung thư biểu mô nang do nấm V.A (sùi vòm họng) và thường gặp ở người trung niên (40 đến 60 tuổi).
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u tuyến nước bọt?
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt bao gồm:
- Tiếp xúc với chất phóng xạ, chẳng hạn như xạ trị dùng điều trị ung thư ở vùng đầu và cổ;
- Làm việc tại môi trường nhất định hoặc tiếp xúc một số hóa chất như tại nhà máy sản xuất cao su, mỏ khoáng amiăng và tại cống thoát nước;
- Tiếp xúc với virus khiến bạn có nguy cơ ung thư tuyến nước bọt bao gồm HIV và virus RBV (Epstein-Barr);
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u tuyến nước bọt?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán u tuyến nước bọt thông qua chụp cắt lớp (CT) hay chụp cộng hưởng từ (MRI). Cách duy nhất để bác sĩ xác nhận chẩn đoán sau đó là sinh thiết. Sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô khối u và kiểm tra chỗ mô đó với kính hiển vi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị u tuyến nước bọt?
U tuyến nước bọt chữa được chỉ khi khối u được tìm thấy và loại bỏ trước khi lan rộng và di căn. Quá trình điều trị thường dùng là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn cả tuyến nước bọt đó cùng vùng lân cận bị ảnh hưởng. Thủ thuật này dễ để lại biến chứng nếu các dây thần kinh quan trọng ở mặt và lưỡi cũng bị cắt bỏ theo.
Bác sĩ sẽ chỉ định xạ trị nếu khối u của bạn không thể loại bỏ hoặc bạn bị tái phát. Biến chứng của xạ trị nếu có bao gồm:
- Da bị ngứa, đỏ và khô;
- Mất khả năng tiết nước bọt làm miệng khô, đau họng và khó nuốt;
- Không thể mọc râu và mất vị giác.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tuyến nước bọt?
Bạn có thể kiểm soát u tuyến nước bọt dễ dàng nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:
- Tái khám đúng lịch để theo dõi tiến triển của khối u cũng như khả năng tái phát của khối u sau điều trị;
- Xét nghiệm thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện ung thư càng sớm càng tốt. Tỉ lệ sống 10 năm của bạn là 90% đối với khối u ác tính rất nhỏ, nhưng chỉ 25% nếu ung thư đã lớn và lan đến hạch bạch huyết;
- Bổ sung dinh dưỡng và uống nhiều nước. Cảm giác đau, khô miệng và mất vị giác có thể làm bạn sụt cân cùng chán ăn. Nếu thiếu dinh dưỡng, bạn không chỉ không thể mau hồi phục mà còn có thể mắc bệnh khác do sức đề kháng giảm.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.