Bệnh nhân tiểu đường có nên uống rượu không?

(3.67) - 86 đánh giá

Tại Úc, uống rượu được đại đa số người dân chấp nhận và đối với nhiều người là một phần bình thường trong các sự kiện xã hội. Khi sử dụng rượu thì sẽ có những vấn đề do việc sử dụng. Hầu hết những người bị tiểu đường có thể uống một lượng nhỏ rượu. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.

Đối với những người đang sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường, rượu có thể gia tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Khuyến cáo:

Hãy hạn chế nếu bạn quyết định uống rượu. Những hướng dẫn hiện hành khuyến nghị không nên uống quá hai ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với cả nam và nữ. Những người cần phải kiểm soát cân nặng hoặc giảm cân, nên giảm lượng tiêu thụ rượu,bia. Tốt nhất là uống rượu trong một bữa ăn hoặc cùng với một số thực phẩm có chứa carbohydrate.

Một ly tiêu chuẩn tương đương với:

  • 100 mL rượu vang
  • 285 mL bia thường
  • 30 mL rượu mạnh
  • 60 mL vang
  • 375 mL bia độ cồn thấp (rượu dưới 3%).

Điều quan trọng cần ghi nhớ là:

  • Tất cả các loại rượu đều có năng lượng cao và có thể gây tăng cân.
  • Uống nhiều rượu gây tăng cân và tăng huyết áp dẫn đến tăng nguy cơ tiến triển các biến chứng bệnh tiểu đường
  • Uống nhiều rượu có thể gây hạ đường huyết nếu điều trị tiểu đường bằng insulin hoặc một vài loại thuốc uống.
  • Các loại rượu độ cồn thấp hoặc thức uống vị bia thì tốt hơn. so với bia thường hoặc bia ăn kiếng vì có nồng độ rượu thấp hơn.
  • Khi pha chế các loại thức uống nên sử dụng rượu có nống độ năng lượng thấp hoặc loại dần riêng cho ăn kiêng, ví dụ: Cola dành cho bệnh nhân tiểu đường, nước gừng ít năng lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.diabetesaustralia.com.au/should-i-drink-alcohol

Biên dịch - Hiệu đính

Nguyễn Viết Đông - Đinh Thị Na
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bốn bước để kiểm soát bệnh tiểu đường

(46)
Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do vì sao chúng ta cần có nhóm chăm ... [xem thêm]

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường

(23)
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nếu có một trong những tiêu chuẩn sau: Có triệu chứng của tiểu đường (khát nước nhiều, đi tiểu ... [xem thêm]

Loãng xương – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

(99)
Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu. Ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May ... [xem thêm]

Những lưu ý khi tập thể dục ở người tiểu đường

(50)
Tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đặc biệt với người bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh, tập thể dục đóng vai ... [xem thêm]

Tăng cân nặng dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh

(70)
Tình trạng quá cân sẽ làm tăng nguy cơ cho tiểu đường tuýp 2, bệnh tim và đột quỵ. Ngoài ra nó còn có thể làm tăng nguy cơ về tăng huyết áp, cholesterol không ... [xem thêm]

Sự thật về carbohydrate (carbs), chất xơ và bệnh tiểu đường

(67)
Biên dịch:Nguyễn Thị Hồng Nhung Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Carbohydrate (carbs) và bệnh tiểu đường Khi theo dõi chế độ ăn kiêng dành cho người bị ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

Dùng chỉ số đường huyết thực phẩm (glycemic index – GI) như thế nào?

(50)
Một số thực phẩm có thể làm đường huyết của bạn tăng vọt rất nhanh. Đó là vì loại carbohydrate (carb) trong đường tinh luyện hoặc bánh mì trắng sẽ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN