Heptamyl®

(3.72) - 45 đánh giá

Tên gốc: heptaminol

Tên biệt dược: Heptamyl®

Nhóm: hệ tim mạch & tạo máu

Phân nhóm: thuốc trị tăng huyết áp khác

Tác dụng

Tác dụng của thuốc Heptamyl® là gì?

Thuốc Heptamyl® thường được sử dụng để điều trị những tình trạng sau:

  • Hạ huyết áp, muốn ngất xỉu và suy tuần hoàn mức độ nhẹ đến nghiêm trọng;
  • Suy nhược, mệt mỏi tâm thần và thể chất;
  • Điều trị bổ trợ các trường hợp suy tim mức độ nhẹ và trung bình, đặc biệt là phù phổi sớm;
  • Suy tim kết hợp với nhiễm độc, nhiễm trùng, bệnh cơ tim;
  • Hồi sức ở trẻ sơ sinh;
  • Suy giảm tình dục không do mất cân bằng nội tiết tố.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc Heptamyl® cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn bị hạ huyết áp mãn tính và mệt mỏi

Bạn dùng 2 viên thuốc, ba lần mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị shock, té ngã và hạ huyết áp đột ngột

Bác sĩ có thể tiêm 2 ống theo đường tĩnh mạch hoặc 1-2 ống vào bắp sau (có thể lặp lại liều nếu cần thiết).

Liều dùng thuốc Heptamyl® cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị shock, té ngã và hạ huyết áp đột ngột

Bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ bằng đường tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau 2-5 ml (có thể lặp lại liều nếu cần thiết).

Liều dùng thông thường cho trẻ em mới sinh cần hồi sức

Bác sĩ sẽ tiêm cho trẻ 2 ml vào dây rốn.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc Heptamyl® như thế nào?

Đối với thuốc dạng viên nén:

  • Bạn nên uống kèm với thức ăn hoặc vào bữa ăn;
  • Đừng nghiền, bẻ hoặc nhai viên thuốc. Bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc với một ly nước.

Đối với thuốc dạng tiêm:

  • Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ thực hiện tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sau cho bạn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào trong quá trình dùng thuốc Heptamyl®.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Heptamyl®?

Thuốc Heptamyl® có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn;
  • Đau dạ dày;
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc Heptamyl®, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc Heptamyl®, bạn nên báo với bác sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Heptamyl® hoặc bất kỳ thuốc nào khác;
  • Bạn đang mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe hoặc rối loạn nào;
  • Bạn đang được điều trị bằng những dẫn xuất của theo phylline;
  • Bạn mắc bất cứ loại dị ứng nào, chẳng hạn dị ứng với thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản và động vật.

Bạn không nên uống thuốc này trong lúc lái xe hoặc vận hành máy móc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Heptamyl® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Thuốc Heptamyl® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Heptamyl® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc Heptamyl® kèm với các thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO) có thể làm tăng huyết áp quá mức.

Thuốc Heptamyl® có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thuốc Heptamyl® có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Heptamyl®?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Cường giáp;
  • Phù não;
  • Động kinh;
  • Tăng huyết áp nặng;
  • Suy mạch vành;
  • Suy gan;
  • Béo phì;
  • Viêm loét dạ dày tá tràng.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Heptamyl® như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Thuốc Heptamyl® có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc Heptamyl® có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén 150 mg;
  • Thuốc tiêm 250 mg/5 ml.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mezavitin

(72)
Tên gốc: vincamine 20mg, rutin 40mgTên biệt dược: MezavitinPhân nhóm: Thuốc giãn mạch ngoại biên & thuốc hoạt hóa não Tác dụngTác dụng của thuốc Mezavitin là ... [xem thêm]

Salbutamol là thuốc gì?

(83)
Salbutamol là một loại thuốc giúp giảm nhẹ tình trạng co thắt phế quản, thường dùng làm thuốc điều trị hen suyễn. Để tìm hiểu thêm các thông tin xoay quanh ... [xem thêm]

Phaanedol®

(96)
Tên gốc: acetaminophen (paracetamol)Tên biệt dược: Phaanedol®Phân nhóm: thuốc giảm đau (không có chất gây nghiện) & hạ sốtTác dụngTác dụng của thuốc Phaanedol® ... [xem thêm]

Cetimin

(397)
... [xem thêm]

Zinacef®

(37)
Tên gốc: cefuroximeTên biệt dược: Zinacef®Nhóm: thuốc kháng khuẩnPhân nhóm: thuốc kháng sinh – CephalosporinTác dụngTác dụng của thuốc Zinacef® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Sắt dextran

(95)
Tên gốc: sắt dextranTên biệt dược: Dexferrum®, Infed®Phân nhóm: các tác nhân tạo máu, (trước & sau sinh), thuốc trị thiếu máuTác dụngTác dụng của sắt dextran ... [xem thêm]

Zyzocete®

(81)
Tên gốc: CetirizineTên biệt dược: Zyzocete®Phân nhóm: thuốc kháng histamin & kháng dị ứngTác dụngZyzocete® có tác dụng gì?Zyzocete® được dùng để điều trị ... [xem thêm]

Natri sulfacetamide

(47)
Tên gốc: natri sulfacetamideTên biệt dược: Bleph®-10Phân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắtTác dụngTác dụng của thuốc natri sulfacetamide là gì?Natri ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN