Xét nghiệm – bạn cần hỏi bác sĩ những gì

(4.28) - 66 đánh giá

Xét nghiệm – Danh sách câu hỏi tham khảo để hỏi bác sĩ. Link download file PDF

Bạn có thể điền vào phần in màu xanh của phiếu sau và in ra. Chỉ phần chữ hiện ra như nhìn thấy là được in ra, phần chữ ẩn bên dưới sẽ không được in ra. Nội dung điền vào phiếu sẽ bị xoá đi khi đóng file, bạn không thể lưu file lại.

Sử dụng phiếu này cho từng xét nghiệm mà bác sĩ yêu cầu như xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, hoặc bất cứ xét nghiệm nào.

Danh sách này chỉ được dùng để tham khảo và không thể thay ý kiến bác sĩ.

CÂU HỎI CHUNG

Tên xét nghiệm là gì?
Tại sao cần phải làm?
Điều gì sẽ xảy ra nếu bị hoãn lại hoặc không tiến hành được nữa?
Xét nghiệm chính xác như thế nào? Có xét nghiệm nào chính xác hơn không?
Tốn bao nhiêu tiền?
Có xét nghiệm nào cho kết quả tương tự mà rẻ hơn không?

CÂU HỎI CHO TỪNG LOẠI XÉT NGHIỆM

Cần chuẩn bị gì trước khi làm xét nghiệm?
Nơi làm?
Thời gian làm?
Cảm giác khi làm xét nghiệm? Có đau không?
Có cần ai đưa về nhà sau khi làm không?
Rủi ro khi làm là gì?
Kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì?
Kết quả xét nghiệm có làm thay đổi cách điều trị không? Có Không

Nếu Có giải thích tại sao:

Điều gì có thể ảnh hưởng đến kết quả ? (vd: thức ăn, thể thao, thuốc khác, rượu, hút thuốc?)
Khi nào có kết quả ?
Ngày báo kết quả:
Ngày gặp bác sĩ lần sau:
Phải làm gì sau khi làm xét nghiệm?
Có cần phải làm xét nghiệm khác không?

LƯU Ý

  • Có thể hỏi xem có tờ rơi giải thích thêm về xét nghiệm hay không.
  • Hỏi bác sĩ bất cứ thắc mắc gì liên quan đến xét nghiệm.
  • Nếu việc làm xét nghiệm không đem lại lợi ích nào so với rủi ro của việc làm xét nghiệm, hoặc nếu việc làm xét nghiệm không làm thay đổi cách điều trị thì nên hỏi bác sĩ xem có nhất thiết phải làm xét nghiệm hay không. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra cách tốt nhất. Không một xét nghiệm nào được làm nếu không có sự đồng ý của bệnh nhân, và bất kỳ ai cũng có quyền từ chối làm xét nghiệm.

Tài liệu tham khảo

http://img.webmd.com/dtmcms/live/webmd/consumer_assets/site_images/media/pdf/hw/form_zm2257.pdf

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Dư Ngọc Hiền - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mối liên quan giữa trầm cảm và tiểu đường?

(45)
Tiểu đường là một bệnh rất nghiêm trọng. Việc kiểm soát đường huyết đôi khi tạo ra áp lực trong cuộc sống. Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ ... [xem thêm]

Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường: Giữ bàn chân khỏe mạnh

(31)
Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đôi chân của tôi như thế nào? Quá nhiều glucose, còn gọi là đường, trong máu do bệnh tiểu đường có thể gây tổn ... [xem thêm]

Các phương pháp điều trị bệnh lý thần kinh do tiểu đường

(69)
Đau thần kinh do tiểu đường (còn gọi là bệnh lý thần kinh do tiểu đường) có thể nặng, dai dẳng và khó điều trị. Triệu chứng có thể bắt đầu bằng ... [xem thêm]

Suy giáp

(48)
Tổng quan Suy giáp là gì? Suy giáp (còn gọi là thiểu năng tuyến giáp hay nhược năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một vài loại ... [xem thêm]

Loãng xương – Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

(99)
Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu. Ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. May ... [xem thêm]

Hiểu về bệnh tiểu đường: Chẩn đoán và điều trị

(82)
Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường? Bác sĩ có thể nghi ngờ bạn mắc bệnh tiểu đường nếu bạn có một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu ... [xem thêm]

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

Các thuật ngữ bệnh tiểu đường

(63)
Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN