Vắc xin 6 trong 1

(3.5) - 65 đánh giá

Tên gốc: vắc xin 6 trong 1 (biến độc tố bạch hầu, biến độc tố uốn ván, 3 kháng nguyên ho gà tinh chế, HBsAg, polysaccharide vỏ PRP của Haemophilus influenzae loại b liên kết đồng hóa trị với biến độc tố uốn ván, 3 chủng virus bại liệt bất hoạt)

Tên biệt dược: Infanrix Hexa®

Phân nhóm: vắc xin, kháng huyết thanh & thuốc miễn dịch

Tác dụng

Tác dụng của vắc xin 6 trong 1 là gì?

Vắc xin 6 trong 1 giúp bảo vệ trẻ chống lại sáu căn bệnh gồm bạch hầu, viêm gan B, Haemophilus influenzae loại b (Hib), ho gà, bại liệt và uốn ván.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc xin 6 trong 1 cho trẻ em như thế nào?

Liều cần thiết để đảm bảo hệ miễn dịch của bé phát triển khỏe mạnh chống lại các bệnh là 3 liều. Mỗi một liều thuốc được tiêm vào, khả năng miễn dịch của cơ thể bé sẽ tăng lên.

Cách dùng

Vắc xin 6 trong 1 được dùng cho trẻ như thế nào?

Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin dành riêng cho trẻ sơ sinh. Vắc xin được tiêm vào bắp đùi khi bé được 2 tháng tuổi và tái chủng ngừa khi trẻ được 4 tháng và 6 tháng tuổi. Vắc xin được tiêm dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Bạn nên làm gì cho bé trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì cho bé nếu quên một liều?

Trẻ em nên được chủng ngừa ở độ tuổi được khuyến cáo, vì trẻ sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng càng sớm càng tốt.

Nhưng nếu trẻ đã lớn hơn tuổi khuyến cáo mà vẫn chưa được tiêm phòng thì việc tiêm vắc xin vẫn chưa muộn. Bạn hãy liên hệ với trung tâm y tế tại địa phương để sắp xếp cho con bạn được tiêm phòng đầy đủ.

Tác dụng phụ

Trẻ sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc xin 6 trong 1?

Tác dụng phụ thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi chủng ngừa bao gồm:

  • Đau, đỏ và sưng ở chỗ được tiêm;
  • Trẻ khó chịu và quấy khóc;
  • Da tái hoặc sốt.

Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen

Đôi khi, trẻ sẽ có hiện tượng sốt co giật (fits) nhưng hiếm gặp. Nếu trẻ mắc phải tình trạng này, bạn báo cho bác sĩ hoặc cho trẻ cấp cứu. Trẻ thường hồi phục nhanh chóng sau sốt co giật. Trẻ sơ sinh có thể mắc tình trạng sốt co giật bất cứ lúc nào, nhưng thường rất hiếm trong sáu tháng đầu và phổ biến nhất trong năm hai tuổi. Nếu trẻ sốt co giật sau khi chủng ngừa, điều này có thể không phải do vắc xin.

Giống như tất cả các vắc xin khác, vắc xin 6 trong 1 hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng trầm trọng. Tuy nhiên, tất cả các chuyên viên y tế đều được đào tạo để ứng phó với các trường hợp sốc phản vệ ở trẻ sau khi tiêm, do đó trẻ có thể hồi phục hoàn toàn sau điều trị nếu mắc phải tình trạng này.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin 6 trong 1 bạn nên lưu ý những gì?

Có rất ít trẻ sơ sinh không thể tiêm được vắc xin này.

Vắc xin này không nên dùng cho trẻ sơ sinh đã có phản ứng phản vệ (phản ứng dị ứng nghiêm trọng) với liều vắc xin trước hoặc phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin, chẳng hạn như neomycin hoặc polymixin B .

Nếu trẻ mắc các bệnh nhẹ không kèm sốt, chẳng hạn như ho hay cảm lạnh, bạn vẫn có thể cho bé tiêm chủng và không nên trì hoãn.

Nếu trẻ bị sốt, bạn nên trì hoãn việc chủng ngừa cho đến khi trẻ hồi phục.

Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật hoặc sốt co giật trong vòng 72 giờ sau liều vắc xin trước, bạn nên báo cho bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tương tác thuốc

Vắc xin 6 trong 1 có thể tương tác với thuốc nào?

Vắc xin 6 trong 1 có thể được tiêm phòng an toàn cùng lúc với bất kỳ loại vắc xin nào khác, bao gồm vắc xin viêm màng não cầu khuẩn (Menococcal C conjugate – MenC), vắc xin sởi, quai bị và sởi Rubella (MMR®) hoặc vắc xin phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, mỗi loại vắc xin nên được tiêm ở các vị trí khác nhau trên cơ thể.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc xin 6 trong 1 như thế nào?

Vắc xin phối hợp được bảo quản bởi các chuyên viên y tế trong khoảng từ 2-8°C. Vắc xin không được bảo quản đông lạnh.

Dạng bào chế

Vắc xin 6 trong 1 có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc xin 6 trong 1 có dạng dung dịch tiêm.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nga Phụ Khang có công dụng gì?

(74)
Tên hoạt chất: Cao trinh nữ hoàng cung, cao hoàng cầm, cao hoàng kỳ, khương hoàngPhân nhóm: Thực phẩm chức năng và các liệu pháp bổ trợTên thương hiệu: Thực ... [xem thêm]

Thuốc Amycor®

(822)
... [xem thêm]

Dayquil® Cold & Flu

(43)
Tên gốc: acetaminophen/dextromethorphan/phenylephrinePhân nhóm: thuốc ho & cảmTên biệt dược: Dayquil® Cold & FluTác dụngTác dụng của thuốc Dayquil® Cold & Flu là ... [xem thêm]

Apomorphine

(76)
Tác dụngTác dụng của apomorphine là gì?Apomorphine có một số tác dụng như dopamine, một chất tự nhiên có trong cơ thể của bạn. Nồng độ thấp của dopamine ... [xem thêm]

Sữa BoneSure®

(61)
Tên gốc: sữa gầy & sữa nguyên kem bổ sung lecithin (≈ 57,8%), mật bắp, fructo-oligosaccharid, sucrose, đạm sữa cô đặc. Khoáng chất (canxi carbonat, magie phosphat, sắt ... [xem thêm]

Thuốc Povidine

(16)
Tên thương hiệu: PovidineTên hoạt chất: povidon iod 10%, tá dượcPhân nhóm: Thuốc trị mụn / Thuốc dùng trong viêm & loét miệng / Thuốc trị vẩy nến, tăng tiết ... [xem thêm]

Thuốc Polaramine®

(392)
... [xem thêm]

Somatropin

(89)
Tên gốc: somatropinPhân nhóm: hormone dinh dưỡng & các thuốc tổng hợp có liên quanTác dụng của somatropinTác dụng của somatropin là gì?Somatropin được sử dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN