Hội chứng quai ruột mù

(3.51) - 34 đánh giá

Tìm hiểu về hội chứng quai ruột mù

Hội chứng quai ruột mù là gì?

Hội chứng quai ruột mù xảy ra khi một phần của ruột non bị bắc cầu khiến thức ăn không di chuyển hoặc di chuyển chậm qua phần ruột này trong quá trình tiêu hóa.

Những thực phẩm di chuyển chậm và các sản phẩm chất thải trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn phát triển quá mức, gây tiêu chảy, giảm cân và suy dinh dưỡng.

Đôi khi hội chứng quai ruột mù được gọi là hội chứng ứ hoặc hội chứng vòng trì trệ. Tình trạng này thường là biến chứng của phẫu thuật dạ dày (bụng). Tuy nhiên, hội chứng quai ruột mù cũng có thể xuất phát từ các vấn đề cấu trúc cơ thể và một số bệnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phẫu thuật để khắc phục vấn đề, nhưng thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng kháng sinh.

Triệu chứng hội chứng quai ruột mù

Những dấu hiệu và triệu chứng quai ruột mù là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng quai ruột mù thường bao gồm:

  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Cảm giác no khó chịu sau khi ăn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân không chủ ý

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy là những dấu hiệu và triệu chứng của nhiều vấn đề về đường ruột. Nếu gặp những triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá đầy đủ, đặc biệt nếu bạn đã phẫu thuật bụng:

  • Tiêu chảy dai dẳng
  • Giảm cân nhanh chóng, không chủ ý
  • Đau bụng kéo dài hơn một vài ngày

Nếu bạn bị đau bụng dữ dội, hãy đi cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào hay có bất kỳ câu hỏi nào, hãy đến gặp bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, tốt nhất là bạn hãy đến gặp bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân gây hội chứng quai ruột mù

Nguyên nhân gây hội chứng quai ruột mù là gì?

Không giống ruột già, ruột non thường có ít vi khuẩn. Tuy nhiên khi bạn bị hội chứng quai ruột mù, thức ăn ứ đọng trong ruột non bị bắc cầu trở thành nơi sinh sản lý tưởng cho vi khuẩn. Các vi khuẩn có thể tạo ra độc tố cũng như ngăn chặn sự hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Chiều dài của ruột non liên quan đến hội chứng quai ruột mù càng lớn thì khả năng các vi khuẩn phát triển quá mức càng cao.

Những yếu tố nào kích hoạt hội chứng quai ruột mù?

Các yếu tố có thể kích hoạt hội chứng quai ruột mù như:

  • Biến chứng của phẫu thuật bụng, bao gồm phẫu thuật cắt dạ dày ở người béo phì và cắt dạ dày để điều trị loét dạ dày và ung thư dạ dày.
  • Các vấn đề về cấu trúc trong và xung quanh ruột non, bao gồm mô sẹo (dính ruột) ở bên ngoài ruột và các túi mô nhỏ, phình ra qua thành ruột (túi thừa).
  • Một số tình trạng y tế, bao gồm bệnh Crohn, viêm ruột do bức xạ, xơ cứng bì, bệnh celiac, béo phì và tiểu đường, có thể làm chậm chuyển động (vận động) của thực phẩm và chất thải qua ruột non.

Nguy cơ mắc hội chứng quai ruột mù

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quai ruột mù?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng quai ruột mù bao gồm:

  • Phẫu thuật dạ dày cho bệnh béo phì hoặc loét dạ dày
  • Một khiếm khuyết cấu trúc trong ruột non
  • Tổn thương ruột non
  • Một lối đi bất thường (lỗ rò) giữa hai đoạn ruột
  • Bệnh Crohn, u lympho ruột hoặc xơ cứng bì liên quan đến ruột non
  • Đã từng xạ trị ở bụng
  • Bệnh tiểu đường
  • Viêm túi thừa ruột non

Chẩn đoán và điều trị hội chứng quai ruột mù

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng quai ruột mù?

Bước đầu tiên trong chẩn đoán hội chứng quai ruột mù thường là xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như:

  • X-quang bụng
  • Chụp CT bụng

Bạn có thể làm các xét nghiệm bổ sung để kiểm tra sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non, khả năng hấp thụ chất béo kém hoặc các vấn đề khác có thể gây ra hoặc góp phần vào các triệu chứng bệnh:

  • X-quang ruột non có dùng barium. Trong thử nghiệm này, bác sĩ sử dụng dung dịch tương phản (barium) để lớp niêm mạc ruột nổi rõ trên tia X. Barium có thể cho thấy một quai ruột mù, túi thừa, hẹp ruột, các vấn đề cấu trúc khác hoặc thời gian vận chuyển chậm có thể gây vi khuẩn phát triển quá mức.
  • Chụp CT. Xét nghiệm này nhạy hơn so với chụp X-quang hoặc CT quy ước. Nó giúp bác sĩ phát hiện viêm hoặc các vấn đề cấu trúc trong ruột và bất thường ở các cơ quan khác, chẳng hạn như tuyến tụy.
  • Thử nghiệm hơi thở hydrogen. Thử nghiệm này đo lượng hydro mà bạn thở ra sau khi uống hỗn hợp glucose và nước. Sự gia tăng nhanh chóng của hydro cho thấy quá trình tiêu hóa carbohydrate kém và sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột non.
  • Thử nghiệm hơi thở D-xyloza. Thử nghiệm này chính xác hơn so với thử nghiệm hơi thở hydro, giúp đo lượng carbon dioxide trong hơi thở. Nồng độ carbon dioxide cao cho thấy sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
  • Thử nghiệm hơi thở axit mật. Axit mật từ gan giúp tiêu hóa chất béo (lipid) trong ruột non. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn sẽ cản trở quá trình này. Thử nghiệm này sử dụng muối mật có chất đánh dấu phóng xạ để kiểm tra rối loạn chức năng muối mật.
  • Xét nghiệm định lượng chất béo trong phân. Xét nghiệm này có thể xác định mức độ hấp thụ chất béo của ruột non tốt như thế nào. Bạn sẽ có một chế độ ăn nhiều chất béo trong ba ngày và bác sĩ sẽ đo lượng chất béo trong phân sau đó. Một lượng lớn chất béo không tiêu hóa có thể là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn, nhưng cũng có thể do các tình trạng khác như hội chứng ruột ngắn hoặc viêm tụy mãn tính.
  • Hút và nuôi cấy dịch ruột non. Đây là xét nghiệm nhạy cảm nhất để kiểm tra sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Để lấy mẫu dịch, các bác sĩ đưa một ống dài (nội soi) xuống cổ họng và qua đường tiêu hóa đến ruột non. Một mẫu dịch ruột được hút ra và làm kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định mức độ phát triển của vi khuẩn.

Nếu bác sĩ xác định vi khuẩn trong ruột non phát triển quá mức, họ có thể bắt đầu điều trị bằng kháng sinh ngay lập tức mà không cần xét nghiệm cụ thể.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng quai ruột mù?

Bác sĩ điều trị hội chứng quai ruột mù bằng cách chữa các nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh, ví dụ như phẫu thuật sửa chữa phần ruột non bị bắc cầu sau mổ hoặc lỗ rò. Tuy nhiên, không phải trong tất cả trường hợp, phần ruột bị bắc cầu có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp đó, bác sĩ điều trị tập trung vào việc điều chỉnh thiếu hụt dinh dưỡng và loại bỏ sự phát triển quá mức của vi khuẩn.

Liệu pháp kháng sinh

Đối với hầu hết mọi người, bác sĩ ban đầu sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Các bác sĩ có thể bắt đầu điều trị bằng kháng sinh nếu các triệu chứng và bệnh sử của bạn là nguyên nhân, ngay cả khi kết quả xét nghiệm không cho thấy kết quả. Các xét nghiệm khác có thể được thực hiện nếu điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả.

Một đợt kháng sinh ngắn thường giảm đáng kể số lượng vi khuẩn bất thường. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể quay trở lại khi bạn ngưng sử dụng kháng sinh, vì vậy việc điều trị có thể cần phải lâu dài. Một số người mắc hội chứng quai ruột mù không cần dùng kháng sinh trong thời gian dài, nhưng một số người có thể cần dùng thuốc thường xuyên.

Các bác sĩ cũng có thể chuyển đổi giữa các loại kháng sinh khác nhau để giúp ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc. Kháng sinh “quét sạch” hầu hết các vi khuẩn đường ruột, cả bình thường và bất thường. Do đó, thuốc kháng sinh có thể gây ra một số vấn đề mà bác sĩ đang cố gắng chữa trị, bao gồm cả tiêu chảy. Việc chuyển đổi giữa các loại thuốc khác nhau có thể giúp tránh vấn đề này.

Dinh dưỡng

Thay đổi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị hội chứng quai ruột mù, đặc biệt ở những người giảm cân nghiêm trọng. Bác sĩ có thể điều trị suy dinh dưỡng, nhưng hậu quả mà nó gây ra không phải lúc nào cũng đảo ngược được.

Những phương pháp điều trị sau đây có thể cải thiện sự thiếu hụt vitamin, giảm đau ruột và giúp bạn tăng cân:

  • Bổ sung dinh dưỡng. Những người mắc hội chứng quai ruột mù có thể cần tiêm vitamin B12, cũng như bổ sung vitamin, canxi và sắt dạng uống.
  • Chế độ ăn không có lactose. Tổn thương ruột non có thể khiến bạn mất khả năng tiêu hóa đường sữa (lactose). Trong trường hợp đó, điều quan trọng là bạn phải tránh hầu hết các sản phẩm có chứa đường sữa hoặc các chế phẩm lactase.
  • Chất béo MCT (Medium-chain triglycerides). Hầu hết các chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày là triglyceride. Tuy nhiên, một số người mắc hội chứng quai ruột mù có thời gian tiêu hóa chất béo MCT dễ dàng hơn. Chất béo này có trong dầu dừa. Chất béo MCT là một chất bổ sung trong chế độ ăn uống cho những người mắc hội chứng quai ruột mù nghiêm trọng dẫn đến chứng ruột ngắn.

Biến chứng hội chứng quai ruột mù

Hội chứng quai ruột mù có nguy hiểm không?

Hội chứng quai ruột mù nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Khả năng hấp thụ chất béo kém. Vi khuẩn trong ruột non phá vỡ muối mật cần thiết để tiêu hóa chất béo. Do đó, cơ thể không hấp thụ đầy đủ các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K. Việc hấp thụ chất béo không đầy đủ dẫn đến tiêu chảy, giảm cân và rối loạn thiếu vitamin.
  • Tổn thương niêm mạc ruột. Các độc tố được giải phóng khi vi khuẩn phá vỡ thức ăn ứ đọng sẽ gây hại cho niêm mạc (niêm mạc) của ruột non. Kết quả là hầu hết các chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate và protein, được hấp thụ kém, dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng.
  • Thiếu vitamin B12. Vi khuẩn trong ruột non hấp thụ vitamin B12 – vitamin cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, sản xuất các tế bào máu và ADN. Thiếu B12 nghiêm trọng có thể dẫn đến suy yếu, mệt mỏi, ngứa ran và tê ở tay và chân. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và tổn thương hệ thần kinh trung ương do thiếu B12 có thể không hồi phục.
  • Xương giòn (loãng xương). Theo thời gian, tổn thương ruột do sự phát triển của vi khuẩn bất thường gây ra hấp thụ canxi kém và cuối cùng dẫn đến các bệnh về xương, chẳng hạn như loãng xương.
  • Sỏi thận. Quá trình hấp thụ canxi kém cuối cùng có thể dẫn đến sỏi thận.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS)

(38)
Tìm hiểu chungHội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?Hội chứng truyền máu song thai (Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một rối loạn nghiêm trọng xảy ... [xem thêm]

Hội chứng Bartter

(28)
Tìm hiểu về hội chứng BartterHội chứng Bartter là gì?Hội chứng Bartter là một nhóm các tình trạng sức khỏe hiếm gặp ảnh hưởng đến thận. Hội chứng này ... [xem thêm]

Nhược cơ (yếu cơ)

(28)
Định nghĩaNhược cơ (yếu cơ) là bệnh gì?Bệnh nhược cơ, hay bệnh yếu cơ, là một bệnh tự miễn gây rối loạn thần kinh cơ. Điều này làm cho cơ mắt, ... [xem thêm]

Bệnh tổ đỉa

(74)
Bệnh tổ đỉa, hay chàm tổ đỉa, là một bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là nổi mụn nước trên lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay. Mụn rộp thường ... [xem thêm]

Loãng xương ở nam giới

(31)
Tìm hiểu chungLoãng xương ở nam giới là bệnh gì?Loãng xương là một rối loạn làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy. Xương giòn đến mức khi bị ngã hoặc ... [xem thêm]

Đặt túi ngực

(82)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật đặt túi ngực là gì?Đặt túi ngực là phẫu thuật sử dụng túi silicone hoặc túi nước muối đặt vào để làm ngực của bạn lớn ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

Rối loạn mỡ máu

(10)
Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ lipid trong máu quá cao hoặc quá thấp. Lipid là các chất béo, bao gồm triglyceride và cholesterol.Nhiều người thường duy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN