Cường giáp

(4.39) - 91 đánh giá

Tổng quan

Cường giáp là gì?

Cường giáp (còn gọi là cường năng tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng cường giáp có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Gây nên hiện tượng giảm cân đột ngột, làm tim đập nhanh hoặc không đều. Gây đổ mồ hôi và các triệu chứng căng thẳng hoặc khó chịu khác.

Nếu bạn bị cường giáp, bác sĩ có thể điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng giáp và i-ốt phóng xạ. Để làm chậm lại quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Đôi khi tiến trình điều trị cường giáp đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần của tuyến giáp. Mặc dù cường giáp có thể trở nặng nếu không được điều trị kịp thời. Hầu hết các bệnh nhân đều có phản ứng tốt với các phương pháp điều trị cường giáp.

Triệu chứng

Những triệu chứng thường gặp của cường giáp

Cường giáp có thể gây ra các triệu chứng rất giống với các bệnh thông thường khác. Chính điều này khiến các bác sĩ có thể chẩn đoán nhầm bệnh. Các dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp có thể bao gồm:

  • Giảm cân đột ngột (ngay cả khi khẩu vị, lượng cũng như loại thực phẩm bạn ăn vào hàng ngày vẫn không đổi hoặc thậm chí có thể nhiều hơn)
  • Nhịp tim nhanh (thường hơn 100 nhịp/phút), đập không đều (loạn nhịp tim), hoặc đập mạnh (đánh trống ngực)
  • Thèm ăn
  • Căng thẳng, lo âu và bứt rứt
  • Run chi: thường biểu hiện bằng run nhẹ bàn tay và các ngón tay
  • Đổ mồ hôi
  • Có thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt
  • Thường xuyên có cảm giác nóng bức, thích tắm nước lạnh
  • Có thay đổi về hoạt động đường ruột, đặc biệt là đi tiêu thường xuyên hơn
  • Tuyến giáp tăng kích thước (bướu cổ), có thể biểu hiện bằng một khối phình to vùng cổ
  • Mệt mỏi, yếu cơ
  • Khó ngủ
  • Da mỏng
  • Tóc mỏng, dễ bị gãy

Người lớn tuổi thường không có dấu hiệu hay triệu chứng bệnh, hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Ví dụ như tăng nhịp tim, chịu nóng kém và dễ bị mệt mỏi trong các hoạt động thường ngày. Ngoài ra, các loại thuốc thuộc nhóm chẹn beta. Vốn thường dùng để điều trị cao huyết áp và một số bệnh khác. Cũng có thể làm giảm đi những triệu chứng của cường giáp khiến khó phát hiện bệnh hơn.

Lồi mắt do bệnh Graves (Grave s ’ Ophthalmopathy)

Cường giáp có thể gây nên tình trạng lồi mắt (Graves’ Ophthalmopathy). Đặc biệt là ở những người hút thuốc. Đây là tình trạng mà nhãn cầu bị lệch ra khỏi quỹ đạo bình thường do các mô và cơ sau mắt bị sưng lên. Hậu quả là nhãn cầu bị đẩy về phía trước gây nên hình ảnh lồi mắt. Cũng do tình trạng di chuyển ra trước này, mặt trước của nhãn cầu sẽ rất dễ bị khô. Triệu chứng lồi mắt thường tự cải thiện mà không cần điều trị.

Các dấu hiệu và triệu chứng của lồi mắt bao gồm:

  • Nhãn cầu bị nhô ra
  • Mắt sưng hoặc đỏ
  • Thường xuyên chảy nước mắt hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai mắt
  • Mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng, có triệu chứng nhìn mờ hoặc nhìn đôi (nhìn một thành hai), bị viêm. Hoặc giảm khả năng vận nhãn (chuyển động mắt).

Khi nào cần đi khám bác sĩ ?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn thấy mình bị giảm cân. Mà không giải thích được nguyên nhân, tim đập nhanh, đổ mồ hôi bất thường, sưng ở cổ hoặc các triệu chứng khác liên quan đến cường giáp như đã đề cập ở trên. Bạn nên lưu ý mô tả cho bác sĩ tất cả các dấu hiệu và triệu chứng mà bạn để ý thấy. Bởi vì nhiều dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp có thể tương tự với những bệnh thông thường khác.

Nếu đã hoặc đang được điều trị cường giáp. Bạn nên thường xuyên đi tái khám để bác sĩ có thể theo dõi liên tục tình trạng cơ thể bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây cường giáp?

Một số bệnh lý như bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow), u độc tuyến giáp (toxic adenoma), bướu giáp độc đa nhân (Plummer’s disease, toxic multinodular goiter) và viêm tuyến giáp đều có thể gây ra tình trạng cường giáp.

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ hình bướm nằm ở trước cổ, ngay dưới quả táo Adam (trái khế). Mặc dù nhẹ hơn 28 gram (~ 1 ounce). Hoạt động của tuyến giáp có tác động rất lớn đến sức khỏe của bạn. Phần lớn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể đều được điều hòa bởi hormone giáp trạng.

Tuyến giáp sản xuất hai loại hormone chính, thyroxine (T-4) và triiodothyronine (T-3). Hai hormone này có ảnh hưởng đến tất cả các tế bào trong cơ thể. Chúng giúp duy trì tốc độ chuyển hóa chất béo và carbohydrate. Giúp điều chỉnh thân nhiệt, ảnh hưởng tới nhịp tim và điều chỉnh việc tổng hợp các loại protein trong cơ thể. Tuyến giáp cũng sản xuất calcitonin. Một loại hormone giúp điều chỉnh lượng canxi trong máu.

Cơ chế điều hòa hoạt động tuyến giáp

Tốc độ sản xuất và phóng thích hai hormone T-4 và T-3. Được kiểm soát bởi tuyến yên và vùng não điều khiển thân nhiệt (còn được gọi là trung tâm điều nhiệt. Là vùng não nằm ở phần thấp của bộ não. Có vai trò như một nhiệt kế giám sát thân nhiệt của chúng ta).

Vùng não điều khiển thân nhiệt sẽ truyền tín hiệu tới tuyến yên. Để nơi này tạo ra một loại hormone gọi là hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Tuyến yên sau đó sẽ tiết ra một lượng TSH phù hợp tùy thuộc vào lượng T-4 và T-3 trong máu. Nếu lượng T-4 và T-3 trong máu không đủ, lượng TSH sẽ được tăng tổng hợp. Nếu lượng T-4 và T-3 trong máu đang thừa, lượng TSH khi đó sẽ giảm xuống. Sau đó, tùy vào lượng TSH nhận được, tuyến giáp sẽ điều chỉnh lượng T-4 và T-3 tiết ra. Những bệnh lý tuyến giáp làm tăng phóng thích quá nhiều hormone T-4 và T-3. Sẽ khiến mức TSH trong máu luôn ở dưới mức bình thường. Ngược lại, những bệnh lý tuyến giáp làm giảm khả năng tạo hormone T-4 và T-3. Sẽ khiến mức TSH trong máu luôn duy trì ở mức cao.

Những lý do gây nên sự dư thừa thyroxine (T-4)

Thông thường, hormone giáp trạng chỉ được sản xuất một lượng vừa đủ cho cơ thể. Tuy nhiên, trong một số tình huống, tuyến giáp lại tổng hợp ra quá nhiều hormone T-4 chẳng hạn như:

  • Bệnh Graves ( bệnh Basedow ): đây là một rối loạn tự miễn trong đó các kháng thể. Được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch sẽ kích thích tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone T-4. Bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp. Thông thường, hệ thống miễn nhiễm của chúng ta sẽ tạo ra các kháng thể. Bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus, vi khuẩn và các chất lạ đến từ môi trường bên ngoài. Không cho chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể. Trong bệnh này, các kháng thể sẽ tấn công tuyến giáp. Đôi khi tấn công các mô sau mắt (bệnh cảnh lồi mắt – Graves’ ophthalmopathy) và da (thường là ở phần phía dưới đầu gối, phía trên mô cơ cẳng chân (bệnh cảnh viêm da – Graves’ dermopathy)). Các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Graves. Mặc dù họ đã xác định được một số yếu tố – một trong số đó là yếu tố di truyền. Có góp phần gây nên căn bệnh này.
  • Các nhân giáp hoạt động quá mức (ví dụ như u độc tuyến giáp, bướu giáp độc đa nhân): bệnh này xảy ra khi một hoặc nhiều khối u tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone T-4. Khối u tuyến (adenoma) là một khối u lành của tuyến giáp xuất hiện. Khi một phần của tuyến tự tạo vách bọc nó lại và tách biệt ra khỏi phần còn lại của tuyến. Có thể làm tuyến giáp to lên. Tuy nhiên, không phải tất cả các u tuyến đều sản xuất dư thừa T-4. Cho đến nay, nguyên nhân khiến cho một vài u tuyến tổng hợp quá mức hormone vẫn chưa xác định rõ.
  • Viêm tuyến giáp: Đôi khi tuyến giáp có thể bị viêm mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng viêm này khiến hormone tuyến giáp đang dự trữ bên trong tuyến được phóng thích vào máu. Một loại hiếm gặp của viêm tuyến giáp, được gọi là viêm tuyến giáp bán cấp (subacute thyroiditis). Có thể gây đau tuyến giáp. Các loại viêm khác thường không gây đau đớn và đôi khi xảy ra sau thai kỳ (viêm tuyến giáp sau sinh- postpartum thyroiditis).

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cường giáp?

Cường giáp, đặc biệt là lồi mắt, có xu hướng di truyền trong gia đình và phổ biến ở nữ giới hơn ở nam giới. Nếu một thành viên trong gia đình có bệnh về tuyến giáp. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xem điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn. Và để xem bác sĩ có khuyên bạn theo dõi chức năng tuyến giáp hay không.

Những biến chứng của cường giáp

Cường giáp có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

  • Bệnh tim: một số biến chứng nặng nề nhất của cường giáp có liên quan tim mạch. Các biến chứng này bao gồm nhịp tim nhanh (đây là tình trạng rối loạn nhịp tim còn được gọi là rung nhĩ). Và bệnh suy tim ứ huyết (đây là tình trạng mà tim không cung cấp đủ máu lưu thông để đáp ứng nhu cầu của cơ thể). Các biến chứng này thường có thể hồi phục khi được điều trị thích hợp.
  • Xương dễ gãy: cường giáp nếu không được điều trị có thể làm cho xương dễ gãy và yếu (loãng xương). Độ chắc của xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi và các khoáng chất khác có ở trong xương. Quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi vào xương của cơ thể.
  • Bệnh về mắt: những người bị lồi mắt sẽ có các biểu hiện như mắt bị phồng lên, đỏ hoặc sưng, nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ hoặc nhìn đôi. Nếu không được điều trị, những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng. Và có thể dẫn đến mất thị lực hoàn toàn.
  • Da bị đỏ và sưng: trong một số trường hợp hiếm gặp, những bệnh nhân mắc bệnh Graves. Có thể diễn tiến đến thể tổn thương da (Graves’ dermopathy) bao gồm các biểu hiện như da bị mẩn đỏ và sưng tấy. Thường là ở phần da cơ cẳng chân và bàn chân.
  • Cơn bão giáp trạng: đây là tình trạng mà các triệu chứng của cường giáp trở nặng một cách đột ngột. Dẫn đến các triệu chứng như sốt, nhịp tim nhanh và thậm chí mê sảng. Nếu tình trạng này xảy ra, bệnh nhân cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?

Thông thường bạn sẽ được khám với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa trước. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể được chuyển đến ngay một bác sĩ chuyên ngành nội tiết. Nếu có xuất hiện các triệu chứng về mắt. Bạn có thể đi gặp ngay một bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn chữa trị.

Dưới đây là một số thông tin để giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám bệnh và biết những gì bạn có thể mong đợi từ bác sĩ.

Những điều bạn có thể làm

  • Tìm hiểu kỹ về những thủ tục cần làm trước buổi khám bệnh. Khi đặt lịch khám, hãy nhớ hỏi về các thủ tục bạn cần làm trước ngày khám bệnh.
  • Ghi lại tất cả các triệu chứng bạn đang có. Bao gồm cả những triệu chứng có vẻ không liên quan đến bệnh.
  • Ghi lại các thông tin cá nhân cơ bản. Bao gồm cả những sang chấn tâm lý hoặc thay đổi lớn trong cuộc sống gần đây.
  • Liệt kê danh sách tất cả thuốc men cũng như bất kỳ loại vitamin hay chất bổ sung nào mà bạn đang dùng.
  • Đi cùng một thành viên gia đình hoặc bạn bè nếu có thể. Đôi khi bạn sẽ gặp khó khăn khi cố nhớ hết tất cả các thông tin nhận được trong lúc khám bệnh. Người đi cùng có thể sẽ nhớ một vài thứ mà bạn bị quên.
  • Viết sẵn những câu hỏi để hỏi bác sĩ .

Việc chuẩn bị danh sách các câu cần hỏi sẽ giúp bạn tận dụng tối đa thời gian gặp bác sĩ. Một số câu hỏi cơ bản liên quan cường giáp mà bạn có thể đưa ra cho bác sĩ bao gồm:

  • Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng hoặc tình trạng này là gì?
  • Những nguyên nhân khác là gì?
  • Tôi sẽ cần làm những loại xét nghiệm nào?
  • Bệnh của tôi là tạm thời hay mạn tính?
  • Phương pháp điều trị tốt nhất là gì?
  • Còn phương pháp nào khác ngoài phương pháp điều trị bác sĩ vừa đưa ra không?
  • Tôi còn bị bệnh khác nữa. Làm sao để tôi phối hợp điều trị hai bệnh cùng lúc?
  • Tôi có cần phải hạn chế gì không?
  • Tôi có nên đi khám chuyên gia không?
  • Có loại thuốc generic nào có thể thay thế thuốc mà bác sĩ đang kê cho tôi không?
  • Có tài liệu nào về bệnh này mà tôi có thể đem về nhà xem không? Bác sĩ có thể giới thiệu trang web nào cho tôi không?

Ngoài những câu hỏi mà bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong buổi khám bệnh bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không hiểu điều gì đó.

Những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:

  • Khi nào bạn bắt đầu có các triệu chứng?
  • Các triệu chứng xảy ra liên tục hay gián đoạn?
  • Các triệu chứng của bạn nghiêm trọng đến mức nào?
  • Có bất kỳ điều gì có thể cải thiện các triệu chứng không?
  • Có điều gì có thể làm các triệu chứng tồi tệ thêm không?
  • Có người nào trong gia đình của bạn có bệnh về tuyến giáp không?

Xét nghiệm và chẩn đoán

Chẩn đoán cường giáp thế nào?

Cường giáp được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

Tiền sử bệnh và khám lâm sàng

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ có thể khám để phát hiện các triệu chứng như run nhẹ ngón tay khi ở tư thế duỗi, tăng phản xạ, những thay đổi của mắt, da ẩm, nóng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khám tuyến giáp trong lúc bạn thực hiện động tác nuốt.

Xét nghiệm máu

Có thể xác định tình trạng cường giáp bằng các xét nghiệm đo lượng thyroxine và TSH trong máu. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng của hormone thyroxine cao trong khi hàm lượng TSH (hormone kích thích tuyến giáp) thấp hoặc dưới ngưỡng phát hiện. Điều này có nghĩa là tuyến giáp đang hoạt động quá mức. Hàm lượng TSH trong máu rất quan trọng do hormone này có nhiệm vụ phát tín hiệu cho tuyến giáp sản xuất ra thyroxine. Các xét nghiệm này đặc biệt cần thiết đối với những người lớn tuổii. Vì những triệu chứng thông thường của cường giáp có thể không xuất hiện rõ ràng ở người già.

Nếu xét nghiệm máu cho thấy bạn bị cường giáp. Bác sĩ có thể đề nghị một trong những phương pháp xét nghiệm sau để xác định lý do tại sao tuyến giáp lại hoạt động quá mức:

Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ

Bạn sẽ uống một liều nhỏ i-ốt phóng xạ (radioiodine). Theo thời gian, lượng i-ốt này sẽ được tập trung trong tuyến giáp. Vì tuyến giáp sẽ phải sử dụng i-ốt để sản xuất hormone thyroxine. Bạn sẽ được kiểm tra sau 2, 6 hoặc 24 giờ sau đó – và đôi khi là cả ba thời điểm. Để xác định lượng i-ốt mà tuyến giáp đã hấp thụ.

Nếu kết quả cho thấy i-ốt phóng xạ được hấp thụ nhiều hơn mức bình thường. Điều này có nghĩa là tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều thyroxine. Nguyên nhân thường do một trong hai bệnh: bệnh Graves hoặc do các nhân giáp hoạt động quá mức. Ngược lại, nếu bạn có triệu chứng của cường giáp và lượng i-ốt phóng xạ được hấp thụ lại thấp hơn mức bình thường. Bạn có thể bị viêm tuyến giáp (thyroiditis).

Nếu gần đây bạn có chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT scanner) mà trong quá trình chuẩn bị bạn được tiêm chất cản quang. Bạn nên nói cho bác sĩ biết. Bởi vì kết quả của xét nghiệm i-ốt phóng xạ có thể bị ảnh hưởng bởi các các loại thuốc này.

Biết được nguyên nhân gây ra tình trạng cường giáp có thể giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị thích hợp hơn. Xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ không gây khó chịu lắm. Mặc dù bạn sẽ hấp thụ một lượng phóng xạ nhỏ vào cơ thể của mình.

Bức xạ đồ tuyến giáp (Thyroid scan)

Đầu tiên bạn sẽ được tiêm một đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch bên trong khuỷu tay hoặc đôi khi vào mạch máu trên bàn tay của bạn. Sau đó bạn sẽ nằm lên trên bàn chụp, đầu hơi ngửa về phía sau. Trong lúc một máy ảnh đặc biệt chụp ảnh tuyến giáp và hiển thị kết quả lên một màn hình máy tính.

Thời gian cần thiết cho quá trình chụp có thể khác nhau. Tùy thuộc vào thời gian mà đồng vị phóng xạ đi tới tuyến giáp. Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu ở cổ và sẽ hấp thụ một lượng phóng xạ nhỏ vào cơ thể của mình.

Đôi khi bác sĩ có thể kết hợp scan tuyến giáp vào xét nghiệm hấp thu i-ốt phóng xạ. Trong trường hợp đó, i-ốt phóng xạ mà bạn uống sẽ đồng thời cũng là đồng vị phóng xạ giúp chụp ảnh tuyến giáp.

Điều trị

Phương pháp điều trị cường giáp

Có một số phương pháp để điều trị cường giáp. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp tùy thuộc vào tuổi tác, điều kiện thể chất của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh tình:

Dùng i-ốt phóng xạ

Bạn sẽ uống i-ốt phóng xạ để i-ốt được hấp thụ vào tuyến giáp. Giúp tuyến này nhỏ lại và các triệu chứng giảm dần, thường trong khoảng 3-6 tháng. Biện pháp điều trị này sẽ làm cho hoạt động tuyến giáp giảm đi đáng kể (suy giáp). Do đó, bạn có thể phải uống thuốc mỗi ngày để thay thế thyroxine bị sụt giảm. Phương pháp dùng i-ốt phóng xạ đã được ứng dụng trong điều trị hơn 60 năm qua và nhìn chung khá an toàn.

Thuốc kháng giáp

Loại thuốc này làm giảm dần các triệu chứng của cường giáp. Bằng cách ngăn không cho tuyến giáp sản xuất dư thừa hormone thyroxine nữa. Một số thuốc thường được dùng bao gồm propylthiouracil và methimazole (Tapazole). Các triệu chứng của cường giáp thường bắt đầu cải thiện sau 6-12 tuần dùng thuốc. Nhưng việc điều trị bằng thuốc kháng giáp thường cần duy trì ít nhất một năm và đôi khi lâu hơn. Đối với một số bệnh nhân, các thuốc này có thể điều trị triệt để tình trạng cường giáp. Nhưng ở một số bệnh nhân khác cường giáp có thể tái phát.

Cả hai loại thuốc này đều có tác dụng phụ ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng gan, và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Trong đó, propylthiouracil là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp tổn thương gan hơn hẳn methimazole. Do đó bạn chỉ nên dùng thuốc này nếu như cơ thể bạn không dung nạp methimazole. Một số ít người bị dị ứng với hai loại thuốc này có thể bị phát ban da, nổi mề đay, sốt hoặc đau khớp. Ngoài ra, thuốc kháng giáp cũng có thể làm cho cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn thông thường.

Thuốc chẹn beta ( beta blocker )

Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Chúng sẽ không làm giảm lượng hormone tuyến giáp trong cơ thể. Nhưng có thể làm giảm triệu chứng tim đập quá nhanh và giúp ngăn ngừa tình trạng đánh trống ngực. Do đó, bác sĩ có thể kê toa những loại thuốc này để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Cho đến khi lượng hormone thyroxine trong cơ thể trở về gần mức bình thường. Các tác dụng phụ của thuốc thuộc loại này bao gồm mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc chóng mặt.

Phẫu thuật tuyến giáp

Nếu bạn đang mang thai, hoặc không dung nạp với các loại thuốc kháng giáp. Hoặc không muốn hay không thể dùng phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ. Bác sĩ có thể phải chọn cách phẫu thuật tuyến giáp. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Khi phẫu thuật tuyến giáp, bác sĩ sẽ loại bỏ phần lớn tuyến giáp của bạn. Rủi ro của phẫu thuật này bao gồm tổn thương dây thanh âm và tuyến cận giáp. Bốn tuyến nhỏ nằm ở mặt sau của tuyến giáp giúp kiểm soát hàm lượng canxi trong máu. Ngoài ra, bạn sẽ cần phải điều trị suốt đời với levothyroxine (Levoxyl, Synthroid. Hoặc những thuốc khác cùng nhóm) để cung cấp cho cơ thể hàm lượng thyroxine cần thiết. Nếu tuyến cận giáp cũng bị cắt đi. Bạn sẽ phải dùng thêm thuốc giữ cân bằng hàm lượng canxi trong máu.

Lồi mắt do bệnh Graves

Nếu bệnh giáp làm ảnh hưởng đến mắt. Bạn có thể tự chữa các triệu chứng nhẹ bằng cách tránh gió và đèn quá sáng, sử dụng nước mắt nhân tạo và gel bôi trơn. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của bệnh nặng hơn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị bằng corticosteroid, như prednisone. Để làm các mô đằng sau nhãn cầu bớt sưng. Đôi khi có thể phẫu thuật để điều trị mắt như:

  • Phẫu thuật giảm áp hốc mắt : trong phẫu thuật này, bác sĩ loại bỏ xương giữa hốc mắt và xoang mũi (phần không gian bên cạnh hốc mắt). Sau khi phẫu thuật, tầm nhìn sẽ được cải thiện và đôi mắt của bạn sẽ có thể trở về vị trí bình thường nhờ phần không gian mới này. Tuy nhiên, một số biến chứng, chẳng hạn như nhìn đôi, có thể vẫn còn hoặc có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật (nếu trước đó chưa có triệu chứng này).
  • Phẫu thuật cơ mắt: Đôi khi những mô sẹo gây ra bởi bệnh Graves có thể làm cho một hoặc nhiều cơ mắt trở nên quá ngắn. Khiến nhãn cầu lệch khỏi vị trí cân bằng, dẫn đến tình trạng nhìn đôi. Phẫu thuật cơ mắt có thể giúp chỉnh lại tình trạng nhìn đôi bằng cách cắt đi những cơ bị ảnh hưởng trên nhãn cầu và nối vào lại ở một vị trí xa hơn. Mục đích của cuộc phẫu thuật là để mắt hết bị nhìn đôi khi đọc và nhìn thẳng về phía trước. Trong một số trường hợp, bạn có thể phải được phẫu thuật nhiều lần để có thể đạt được kết quả mong muốn.

Lối sống và biện pháp khắc phục

Một khi bắt đầu điều trị cường giáp. Các triệu chứng của bệnh sẽ giảm dần và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn. Những biện pháp sau có thể giúp bạn mau phục hồi hơn nữa:

Hỏi bác sĩ về việc bổ sung chế độ ăn uống

Nếu hiện tại bạn bị sụt cân đáng kể hoặc teo cơ. Bạn nên bổ sung thêm năng lượng và protein vào chế độ ăn uống của mình. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch cho bữa ăn. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không cần phải tiếp tục bổ sung chế độ ăn uống khi các triệu chứng của cường giáp dần mất đi.

Việc điều trị cường giáp có thể dẫn đến tăng cân. Do đó, học cách ăn uống hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng. Trong việc giúp bạn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất mà không phải ăn quá nhiều calori. Ngoài ra, người bị bệnh cường giáp cũng cần phải kiểm soát hàm lượng natri và canxi mà cơ thể hấp thu hàng ngày.

Cung cấp đủ canxi và vitamin D

Cường giáp có thể làm cho xương bị mỏng đi. Do đó, cơ thể cần được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết mỗi ngày để giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Viện Y học khuyến cáo người trưởng thành độ tuổi 19-50 và nam giới độ tuổi 51-70 cần hấp thụ 1.000 milligram (mg) canxi mỗi ngày. Đối với phụ nữ độ tuổi 51 trở lên hoặc đàn ông độ tuổi 71 trở lên, lượng canxi cần thiết là 1.200 mg một ngày. Viện Y học cũng khuyến cáo lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày theo đơn vị quốc tế (IU). Là 600 IU cho người ở độ tuổi 19-70 và 800 IU cho người lớn độ tuổi 71 tuổi trở lên. Hãy thảo luận với bác sĩ về các hướng dẫn thích hợp cho chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.

Bệnh lồi nhãn cầu
Nếu bạn có lồi mắt hoặc tổn thương da do bệnh Graves. Những cách sau đây có thể giúp làm mắt hoặc da bạn cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Áp gạc mát lên đôi mắt: độ ẩm của gạc có thể giúp mắt cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đeo kính râm: khi mắt bị lồi ra, chúng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với tia cực tím và ánh sáng mặt trời. Đeo kính râm vừa giúp bảo vệ mắt không bị mặt trời chiếu sáng, vừa giúp bạn tránh gió bụi.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm (nước mắt nhân tạo) : thuốc nhỏ mắt có thể giúp giảm khô mắt và ngứa mắt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng các loại thuốc nhỏ mắt không chứa chất chống đỏ mắt.
  • Nâng cao đầu giường: giữ đầu cao hơn so với phần còn lại của cơ thể có thể làm giảm sưng và cũng giảm bớt áp lực lên đôi mắt.
  • Sử dụng các loại kem thoa da loại không cần kê toa: các loại kem có chứa hydrocortisone (Cortaid và các loại tương tự cùng nhóm). Có thể giúp giảm đỏ da, giảm da sưng ở phía trên cẳng chân và bàn chân của bạn. Hãy hỏi các dược sĩ trong nhà thuốc để có thể chọn được loại thuốc phù hợp nhất cho mình.

Cách đối phó và biện pháp hỗ trợ

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị cường giáp. Điều quan trọng nhất là phải được chăm sóc y tế kịp thời. Ngoài chuyện bạn và bác sĩ phải chọn lựa để tìm ra một phương cách điều trị hợp lý nhất. Có một số thứ mà bạn có thể tự làm để giúp quá trình điều trị dễ chịu hơn cũng như quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục giúp bạn cảm thấy tự tin hơn; đồng thời cũng góp phần cải thiện cơ bắp và hệ tuần hoàn. Các bài tập thể lực giúp nén xương (weight-bearing exercise, những vận động khiến cơ thể mang sức nặng. Chẳng hạn như đi bộ, yoga…) khá quan trọng đối với những người bị bệnh Graves do nó giúp người bệnh duy trì mật độ xương. Tập thể dục cũng có thể giúp bạn giảm sự thèm ăn. Đồng thời giúp bạn cảm thấy năng động hơn trong các hoạt động hàng ngày.
  • Áp dụng các kỹ thuật thư giãn: các kỹ thuật thư giãn giúp bạn duy trì một cách nhìn tích cực trong cuộc sống. Đặc biệt khi phải đối phó với bệnh tật. Riêng đối với bệnh Graves thì các sang chấn tâm lý cũng chính là một yếu tố nguy cơ. Vì vậy, bạn nên học cách để thư giãn và đạt sự cân bằng trong cuộc sống. Giúp bạn duy trì một tinh thần minh mẫn trong một thân thể khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.com/health/hyperthyroidism/DS00344

Biên dịch - Hiệu đính

TS. Nguyễn Quốc Thục Phương - TS. BS. Nguyễn An Nghĩa
Đánh giá:

Bài viết liên quan

THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 1

(84)
Chế độ ăn tốt cho sức khỏe là một phần quan trọng trong kiểm soát đái tháo đường tuýp 1. Những sự thật dưới đây về thức ăn và chế độ ăn tốt ... [xem thêm]

Nhân tuyến giáp

(34)
Tìm hiểu về tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình con bướm nằm ở phía trước dưới của cổ. Tuyến giáp sản xuất hormone giáp đưa vào máu và ... [xem thêm]

6 lời khuyên về chăm sóc da cho người bệnh tiểu đường

(67)
Bệnh tiểu đường khiến bạn tăng nguy cơ bị các vấn đề về da, nhưng bạn có thể thực hiện nhiều biện pháp để giữ làn da khỏe mạnh. Những lời khuyên ... [xem thêm]

Để việc tập thể dục an toàn cho người tiểu đường

(96)
Nếu bạn bị tiểu đường, tập thể dục là một trong những điều tốt nhất để cải thiện sức khỏe. Thể dục cải thiện sự nhạy cảm với insulin, giúp ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống và phong cách sống dành cho người bị tiểu đường thai kỳ

(53)
Thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể lực, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường thai kỳ. Nhiều thai phụ ... [xem thêm]

Lên kế hoạch để chuẩn bị cho thai kỳ khi bạn bị bệnh tiểu đường như thế nào?

(46)
Bắt đầu một gia đình đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn khi bạn sẽ làm mẹ với bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để ... [xem thêm]

Cách xử lý với tình huống dùng insulin quá liều

(66)
Toát mồ hôi, run tay, lo lắng và căng thẳng và có những dấu hiệu của nhầm lẫn là những triệu chứng cơ bản cho thấy lượng đường trong máu (glucose) giảm. ... [xem thêm]

10 động tác tập cơ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

(77)
Tại sao phải tập thể lực và tăng sức cơ? Khi bị bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường), bạn biết việc kiểm soát đường huyết là rất quan trọng. Bài ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN