Bạn biết gì về nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi?

(4.15) - 78 đánh giá

Hiện nay, bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phổ biến. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tăng huyết áp đến từ đâu.

Càng lớn tuổi, chúng ta càng bận tâm đến sức khỏe của bản thân hơn bao giờ hết. Bạn sẽ có hàng loạt câu hỏi như: “Tôi có nên lo lắng về tăng huyết áp?”, “Làm thế nào để tự chẩn đoán tăng huyết áp?”, “Tôi có nguy cơ bị đột quỵ không? Còn đau tim thì sao?”, “Có bao nhiêu nguyên nhân tăng huyết áp?” hay thậm chí là “Thực tế thì tăng huyết áp là gì?”.

Lối sống cùng với tiền căn gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những mối lo lắng này. Chúng cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá mức độ nguy hiểm của tăng huyết áp mà bạn hoặc người thân có thể đang phải đối mặt.

Ngoài ra, thường xuyên theo dõi huyết áp có khả năng giúp bạn ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp ngay từ đầu cũng như các biến chứng nghiêm trọng về sau. Do đó, bạn hãy bắt đầu tập thói quen này càng sớm càng tốt.

Bạn có thể muốn biết: Bạn đã điều trị tăng huyết áp đúng cách?

Nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi

Khi nói đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi, rất ít bằng chứng cụ thể có khả năng lý giải vì sao tình trạng này xảy ra. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nguyên nhân tăng huyết áp ở người cao tuổi vẫn chưa được xác định rõ. Một giả thuyết cho rằng tăng huyết áp là hệ quả từ việc các động mạch hẹp lại do tuổi già gây ra. Các mao mạch cứng sẽ gây cản trở máu lưu thông, dẫn đến áp suất do tim tạo ra để hỗ trợ máu di chuyển khắp cơ thể ngày một tăng.

Vì cao huyết áp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với người già, nên việc theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên là cần thiết.

Nguồn: Healthline.com

Theo các chuyên gia, chỉ số từ 130/80mmHg trở lên sẽ gây nên tình trạng tăng huyết áp. Đặc biệt, tử số (huyết áp tâm thu) lớn hơn 180 thể hiện bạn đang trong tình trạng nguy hiểm.

Vậy, câu hỏi được đặt ra: nguyên nhân tăng huyết áp tâm thu ở người cao tuổi là gì? Một lần nữa, đáp án vẫn còn rất mơ hồ. Mặc dù theo Viện Y tế Quốc gia, huyết áp tâm thu cao là loại tăng huyết áp phổ biến nhất ở người già, các chuyên gia vẫn chưa thể đưa ra một kết luận chắc chắn. Có đến 65% người trên 60 tuổi mắc bệnh tăng huyết áp chỉ có chỉ số tâm thu cao. Điều này có nghĩa là dù huyết áp tâm trương cao hay không, chỉ cần huyết áp tâm thu cao là đủ để kết luận bạn đang trong tình trạng cao huyết áp.

Triệu chứng tăng huyết áp

Tương tự như nguyên nhân tăng huyết áp, triệu chứng tăng huyết áp cũng rất khó để xác định đúng. Trên thực tế, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra một số quan điểm để đính chính lại những quan niệm sai lầm mà mọi người hay truyền tai nhau về các triệu chứng tăng huyết áp.

Cao huyết áp không gây đau đầu

Một nghiên cứu về thần kinh học cho thấy những người bị huyết áp tâm thu cao ít bị đau đầu. Trong khi các nhà nghiên cứu y khoa chưa đi đến một kết luận dứt khoát, họ vẫn tin vào giả thiết cao huyết áp biểu hiện cho việc mạch máu xơ cứng. Khi ấy, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ rất khó khăn, dẫn đến tình trạng các đầu dây thần kinh sẽ không hoạt động đúng chức năng hoặc kém nhạy bén hơn. Do đó, con người sẽ ít cảm thấy đau.

Chảy máu cam không phải là triệu chứng cao huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ lưu ý rằng chảy máu cam có khả năng là sự trùng hợp ngẫu nhiên ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, chảy máu cam có thể là tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như ibuprofen hoặc warfarin.

Chóng mặt không thuộc danh sách triệu chứng huyết áp cao

Thực tế, chóng mặt có khả năng là tác dụng phụ của thuốc điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cảnh báo rằng chóng mặt đột ngột và mất cân bằng cùng lúc có nguy cơ là dấu hiệu đột quỵ và cần được lưu ý ngay lập tức.

Mặc dù thực tế triệu chứng cao huyết áp khá mơ hồ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ vẫn có thể chỉ ra một số dấu hiệu của tình trạng tăng huyết áp ác tính. Tình trạng này xảy ra khi chỉ số tâm thu cao hơn 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương đạt từ 110mmHg trở lên. Một số triệu chứng của tăng huyết áp ác tính bao gồm đau đầu dữ dội, lo lắng, khó thở và đôi khi là chảy máu cam.

Ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phức tạp và nghiêm trọng. Nó có nguy cơ gây vỡ mạch máu trong não hay mắt dẫn đến đột quỵ hoặc suy giảm thị lực, các động mạch xơ cứng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hoạt động của tim và thận. Tệ nhất, đột tử hay suy tim cũng có khả năng xảy ra.

Phòng ngừa và kiểm soát tăng huyết áp ở người cao tuổi

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp đơn giản dành cho những người nghi ngờ bản thân đang phải đối mặt với bệnh lý này.

Bạn có thể muốn đọc thêm: Mách bạn vài cách điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Giảm hàm lượng hấp thụ natri (muối)

Theo khuyến cáo của Viện Sức khỏe Quốc gia, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng tối đa một muỗng cà phê muối.

Theo dõi cân nặng

Thừa cân là một trong số các nguyên nhân tăng huyết áp. Ngoài ra, nó còn là tiền đề cho bệnh đái tháo đường và cholesterol cao. Sự chênh lệch vài kilogram cũng có thể tạo nên sự khác biệt.

Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn

Rượu được hấp thụ có kèm theo một lượng calo nhất định tác động đến trọng lượng cơ thể. Đàn ông chỉ nên uống hai ly mỗi ngày, trong khi với phụ nữ chỉ nên một ly.

Bỏ thuốc lá

Hút thuốc lá gây tổn hại đến các mạch máu, đồng thời khiến chúng xơ vữa.

Tập thể dục

Dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể chất sẽ hỗ trợ việc cải thiện sức khỏe rất nhiều. Bạn có thể thực hiện những bài tập như đạp xe, đi bộ…

Một vài biện pháp nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt tích cực đối với sức khỏe của bạn nói chung và huyết áp nói riêng. Hãy trò chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về mối quan tâm của bạn cũng như những phương pháp mà bạn có khả năng thực hiện để giảm huyết áp.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Mách bạn 15 cách chữa cao huyết áp tại nhà hữu ích
  • Huyết áp cao uống gì, bạn đã biết chưa?
  • Người bệnh cao huyết áp nên ăn trái cây gì?
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thử nghiệm lâm sàng: Cơ hội điều trị bệnh hiểm nghèo bạn nên biết

(53)
Nếu mắc phải những bệnh hiểm nghèo như ung thư, bệnh tim mạch…, bác sĩ có thể đề xuất bạn thực hiện thử nghiệm lâm sàng. Đây không những là cơ hội ... [xem thêm]

Người bị thoái hóa cột sống có nên đi bộ hay không?

(83)
Thoái hóa cột sống là bệnh lý cơ xương khớp rất phổ biến hiện nay. Tuổi tác càng cao thì diễn biến bệnh càng tiển triển nhanh hơn. Ngoài ra, việc ngồi sai ... [xem thêm]

Tác hại của phim sex: 7 điều kinh khủng nếu bị nghiện

(31)
Bên cạnh những mặt tích cực của Internet thì đây cũng là công cụ để nhiều người tìm đến những bộ phim khiêu dâm (còn gọi là phim sex hoặc phim đen) nhằm ... [xem thêm]

Bệnh mù mặt: Thủ phạm khiến bạn mơ hồ bởi ai cũng là “người lạ ơi”

(21)
Bạn có thể quên mặt một ai đó mới quen biết hoặc một người lâu quá mới gặp lại. Thế nhưng, nếu trình trạng mơ hồ “người lạ ơi” xảy ra với cả ... [xem thêm]

Dầu hạt bông có thực sự tốt cho sức khỏe?

(39)
Dầu hạt bông là một loại dầu ăn được đánh giá khá tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, vẫn có một số lưu ý về loại dầu này mà bạn cần ... [xem thêm]

Yến mạch là gì mà giúp nấu ăn ngon và làm đẹp tự nhiên?

(33)
Yến mạch là gì mà có thể chế biến thành món cháo thơm ngon giúp giảm cân nhanh chóng, hay làm mặt nạ tự nhiên nuôi dưỡng làn da sáng khỏe? Nếu là người ... [xem thêm]

Những phương pháp điều trị hở van tim hiện nay

(98)
“Bệnh hở van tim có chữa được không?” là câu hỏi thường gặp ở những người được chẩn đoán mắc bệnh hở van tim. Thực tế, cách điều trị bệnh ... [xem thêm]

Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung

(21)
Tìm hiểu về đốt viêm lộ tuyến cổ tử cungĐốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?Đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung là phương pháp điều trị bằng nhiệt cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN