Bệnh lậu: Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

(3.57) - 67 đánh giá

Bệnh lậu khá phổ biến, cả phụ nữ và đàn ông đều có thể mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt, những người quan hệ tình dục với nhiều người thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Tìm hiểu chung về bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI), gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Bệnh có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn
  • Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Bệnh lậu ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng và cổ họng. Bệnh lậu ở nữ giới cũng ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản.

Triệu chứng bệnh lậu thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lậu là gì?

Các triệu chứng bệnh lậu thường không xuất hiện ngay khi bạn bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện khoảng 10-20 ngày sau khi nhiễm trùng. Khi các triệu chứng xuất hiện, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây phát ban, sốt và cuối cùng là đau khớp.

Triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu bệnh lậu thường khác nhau ở nam và nữ.

Các dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới gồm:

  • Đau đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mủ ở dương vật
  • Đau hoặc sưng ở đầu dương vật
  • Sưng hoặc đau ở tinh hoàn
  • Đau dai dẳng

Dấu hiệu bệnh lậu ở nữ gồm:

  • Dịch bất thường từ âm đạo
  • Đau hoặc có cảm giác nóng khi đi tiểu
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Đau họng
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đau ở vùng bụng dưới
  • Sốt

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng họ bị nhiễm nấm khi nhận thấy chất dịch âm đạo bất thường nhưng thực ra đó lại là ảnh hưởng gây ra bởi vi khuẩn bệnh lậu. Điều này dẫn đến việc họ tự điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn để chữa bệnh nhiễm khuẩn nấm. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn không nên xử lý như vậy vì khi âm đạo tiết dịch bất thường thì đấy rất có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, cách tốt nhất là các chị em nên đi khám bác sĩ để có sự chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng cách.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu sau:

  • Tiểu đau
  • Tăng tiết dịch âm đạo
  • Chảy máu bất thường ở âm đạo
  • Ngứa hậu môn
  • Đau nhức, chảy máu hậu môn và đau khi đi đại tiện ở cả nam và nữ.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kể trên hoặc bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ.

Nguyên nhân gây bệnh lậu

Bệnh lậu được gây ra bởi vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus, có thể dễ dàng lây lan giữa mọi người với nhau thông qua:

  • Quan hệ tình dục đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn;
  • Dùng chung máy rung hoặc các đồ chơi tình dục khác khi chưa rửa sạch hoặc bọc bằng bao cao su mỗi lần sử dụng.

Nguy cơ mắc phải bệnh lậu

Những ai thường mắc phải bệnh lậu?

Mặc dù ảnh hưởng đến cả hai giới nhưng bệnh lậu ở nam giới thường phổ biến hơn nữ giới. Tuy nhiên, không nhiều người nhận ra rằng họ bị bệnh lậu vì bệnh hiếm khi có triệu chứng. Các đối tượng dễ mắc bệnh là những người thường xuyên có hoạt động quan hệ tình dục.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh lậu nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là quan hệ tình dục không an toàn. Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Quan hệ tình dục
  • Có bạn tình mới
  • Có nhiều bạn tình
  • Đã được chẩn đoán mắc bệnh lậu
  • Mắc các bệnh lậy truyền tình dục khác.

Điều trị bệnh lậu hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lậu?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh lậu bằng cách:

  • Đánh giá lâm sàng dựa trên bệnh án và xác định các triệu chứng đặc trưng
  • Sử dụng tăm để kiểm tra mẫu dịch tiết
  • Kiểm tra mẫu nước tiểu.

Kiểm tra bệnh lậu khi mang thai

Nếu bạn nghĩ rằng có khả năng mắc bệnh lậu hoặc Bệnh Chlamydia thường diễn ra cùng lúc với bệnh lậu. Bạn tình của bạn cũng cần được điều trị. Để tránh tái nhiễm, cả 2 không nên quan hệ tình dục cho đến khi cả hai điều trị xong.

Những rủi ro xảy ra nếu không điều trị bệnh

Bệnh lậu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng và mãn tính ở cả phụ nữ và đàn ông.

Đối với nam giới, căn bệnh này là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mào tinh hoàn. Nghiêm trọng hơn, đôi khi nó có thể dẫn đến chứng vô sinh nếu để lâu. Hơn nữa, khi không được điều trị kịp thời, bệnh cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và hình thành sẹo trong đường tiết niệu làm cho việc tiểu tiện sau này ở nam giới gặp nhiều khó khăn.

Chưa hết, bệnh lậu nếu để lâu ngày có thể lây lan vào máu và các khớp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, những người mắc bệnh lậu có nguy cơ nhiễm

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau đầu do chọc dò cột sống

(19)
Tìm hiểu chungĐau đầu do chọc dò cột sống là gì?Đau đầu do chọc dò cột sống là đau đầu xuất hiện sau thủ thuật dùng kim như chọc dò tủy sống hoặc ... [xem thêm]

Hội chứng Marfan

(28)
Tìm hiểu chungHội chứng Marfan là gì?Hội chứng Marfan là một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết – các sợi hỗ trợ, kết nối cơ quan và các ... [xem thêm]

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

(61)
Viêm đường hô hấp dưới là một nhóm bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 45% ca bệnh nhiễm trùng mắc phải tại cộng đồng. Chẩn đoán và điều trị phù ... [xem thêm]

Đau lưng

(11)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Mọc thừa răng

(55)
Tìm hiểu chungMọc thừa răng là bệnh gì?Mọc thừa răng là một tình trạng răng miệng khi số lượng răng của bạn trở nên quá nhiều. Số lượng tiêu chuẩn ... [xem thêm]

Hội chứng chân không yên

(83)
Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, đặc biệt là giấc ngủ của người bệnh. Vậy hội chứng chân ... [xem thêm]

Song sinh dính liền

(42)
Tìm hiểu chungSong sinh dính liền là tình trạng gì?Song sinh dính liền là khi cặp song sinh có da và một số cơ quan nội tạng dính với nhau. Khoảng 40-60% cặp song ... [xem thêm]

Cơn thoáng thiếu máu não

(20)
Cơn thoáng thiếu máu não là một dạng đột quỵ nhẹ, khi cục máu đông chỉ làm tắc động mạch tạm thời và triệu chứng phục hồi hoàn toàn không quá 24 ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN