Thuốc nhuận tràng Sorbitol: Những điều bạn cần biết

(4.35) - 72 đánh giá

Sorbitol là loại thuốc thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất trong đường ruột. Sorbitol kích thích tiết cholecystokinin − pancreazymin và tăng nhu động ruột nhờ tác dụng nhuận tràng thẩm thấu.

Thuốc Sorbitol bao gồm dạng uống và dạng thuốc đặt trực tràng. Bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, lịch trình dùng thuốc. Ngoài ra, hãy đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn có bất kỳ thắc mắc nào.

Sorbitol là gì?

Sorbitol (glucitol) là một loại rượu đường nên có vị ngọt và cơ thể chuyển hóa rất chậm loại đường này. Cơ thể bạn hấp thụ loại đường này bằng cách giảm glucose, thay đổi nhóm aldehyde thành nhóm hydroxyl.

Hầu hết Sorbitol được làm từ sirô ngô và cũng được tìm thấy trong táo, lê, đào và mận.

Chỉ định

Sorbitol được dùng trong điều trị triệu chứng táo bón và khó tiêu.

Liều lượng và cách dùng

  • Ðiều trị triệu chứng khó tiêu: dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi khó tiêu, người lớn nên dùng từ 1 − 3 gói mỗi ngày;
  • Ðiều trị táo bón: người lớn dùng 1 gói vào lúc đói hoặc vào buổi sáng. Trẻ em chỉ dùng một lượng bằng 1/2 liều thuốc của người lớn;
  • Cách dùng: bạn pha 1 gói thuốc trong 1/2 cốc nước, sau đó uống thuốc trước bữa ăn 10 phút.

Chống chỉ định

Sorbitol chống chỉ định đối với các bệnh như viêm ruột non, viêm loét đại − trực tràng, bệnh Crohn và hội chứng tắc hay bán tắc, hội chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

Người bệnh không dung nạp fructose do di truyền (bệnh chuyển hóa hiếm gặp) không nên dùng thuốc Sorbitol.

Tác dụng phụ

Người bệnh dùng thuốc Sorbitol có thể bị tiêu chảy và đau bụng, đặc biệt ở những người bị “đại tràng kích thích” hoặc chướng bụng.

Bạn cần lập tức ngưng dùng thuốc khi nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Lưu ý

  • Bạn không nên dùng Sorbitol trong trường hợp bệnh nhân bị tắc đường dẫn mật. Người mắc bệnh “đại tràng kích thích” cần tránh dùng Sorbitol khi đang đói và nên giảm liều lượng thuốc trước khi sử dụng;
  • Trị táo bón bằng Sorbitol chỉ là một cách hỗ trợ cùng với chế độ ăn uống điều độ. Vì thế, bạn không nên dùng thuốc kéo dài mà phải kết hợp các phương pháp ăn uống hiệu quả khác;
  • Do thuốc Sorbitol làm tăng nhu động ruột và tương tự như mọi loại thuốc nhuận tràng khác, Sorbitol có thể làm giảm tốc độ phân giải của các thuốc khác nếu bạn uống cùng lúc, dẫn đến làm giảm tốc độ hấp thu của những thuốc này. Vì vậy, khi phải uống thuốc điều trị một bệnh nào khác, bệnh nhân cần uống các thuốc đó cách xa thời gian uống Sorbitol khoảng 2 giờ.

Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về thuốc Sorbitol để sử dụng thuốc đúng cách.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 cách trị mụn trứng cá tại nhà an toàn và hiệu quả

(34)
Mụn trứng cá là một trong những tình trạng bệnh lý về da phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và cảm xúc của nhiều người. ... [xem thêm]

12 cách hết buồn ngủ giúp bạn tỉnh táo cả ngày

(74)
Khi bạn cảm thấy buồn ngủ, một chiếc giường êm ái và chiếc gối mềm mại bỗng trở thành niềm khao khát mãnh liệt hơn bao giờ hết! Liệu có cách hết ... [xem thêm]

Quả thanh long và những tác dụng tuyệt diệu (Phần 1)

(42)
Quả thanh long là một loại quả phổ biến ở Việt Nam nhưng lại rất được ưu chuộng trên thị trường quốc tế. Quả thanh long không những hấp dẫn nhờ ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì khi bị đau nhức răng?

(29)
Các cơn đau nhức răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, mẻ răng hay nhạy cảm với nhiệt độ. Bạn cần theo dõi tình trạng cơn đau để xác ... [xem thêm]

Dị ứng theo mùa nên ăn gì và kiêng gì?

(46)
Nếu trong nhà có người bị dị ứng theo mùa, bạn nên biết rằng triệu chứng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào loại thức ăn người đó dùng. Bạn không thể ... [xem thêm]

Chứng sợ ma: Nỗi ám ảnh khiến bạn luôn bất an

(43)
Chứng sợ ma (phasmophobia) khiến bạn luôn cảm thấy bất an, hoảng loạn và ám ảnh về sự tồn tại của một hình bóng lảng vảng xung quanh. Liệu có cách hết ... [xem thêm]

Bệnh vảy nến móng tay: Triệu chứng và cách điều trị

(56)
Bệnh vảy nến móng tay tác động chủ yếu vào móng tay của người bệnh, làm thay đổi màu sắc hoặc nền của móng. Những triệu chứng này thường gây ảnh ... [xem thêm]

Hiểu thêm về đồi mồi và cách điều trị

(12)
Khi tuổi của bạn ngày càng nhiều thì da xuất hiện những dấu hiệu lão hóa như nám da tàn nhang, trong đó dễ nhận biết nhất là đồi mồi. Tuy tình trạng này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN