Tìm lời giải đáp cho việc uống melatonin có hại không

(3.98) - 75 đánh giá

Để đối phó với tình trạng thường xuyên khó ngủ, nhiều người lựa chọn cách liên tục bổ sung melatonin. Tuy nhiên, chỉ một số ít người hiểu được liệu uống melatonin có hại không.

Melatonin là hormone chịu trách nhiệm điều hòa chu kỳ thức – ngủ của một người. Nói cách khác, sự xuất hiện melatonin dễ dàng đưa cơ thể đi vào trạng thái ngủ hơn.

Vì một số lý do mà hiện nay, việc bổ sung melatonin bằng thuốc hoặc chất bổ sung đang ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù đã được đánh giá an toàn nhưng trong một vài trường hợp, bổ sung loại hormone này có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Vậy, liệu thực sự uống melatonin có hại không? Nếu có, người dùng sẽ gặp phải vấn đề gì? Ngoài ra, làm thế nào tăng hàm lượng melatonin trong cơ thể mà không cần sử dụng chất bổ sung? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Vì sao mọi người uống melatonin?

Vào buổi tối, tuyến tùng trong não bộ sẽ bắt đầu sản sinh melatonin. Khi nhắc đến vai trò của loại hormone này, bạn có thể nghe về:

  • Khả năng dỗ cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ
  • Góp phần tăng cường khả năng chống oxy hóa
  • Điều chỉnh huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nồng độ cortisol và chức năng tình dục
  • Hỗ trợ hoạt động của các tế bào miễn dịch

Phần lớn trường hợp, mọi người bổ sung melatonin với mục đích chủ yếu là cải thiện giấc ngủ, đồng thời kéo dài thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, khác với những thuốc ngủ còn lại, chất bổ sung melatonin dường như lành tính hơn do công hiệu nhẹ hơn.

Chính vì vậy, hiện nay không ít nhà nghiên cứu đang tìm cách nâng cao hiệu quả của chất bổ sung melatonin. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho người sử dụng bị tác dụng phụ.

Uống melatonin có hại không?

Theo kết quả từ một số nghiên cứu về độ an toàn của chất bổ sung melatonin, sản phẩm này dường như không gây nên bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm cả những triệu chứng lệ thuộc hay nghiện.

Song không ít chuyên gia lo ngại rằng thường xuyên uống melatonin có nguy cơ làm suy giảm khả năng sản sinh hormone này của não bộ. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu ngắn hạn lại cho thấy tác dụng phụ trên hầu như không phát sinh.

Mặt khác, một vài người sau khi uống melatonin bắt gặp những triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. Đây là các dấu hiệu phổ biến trong nhiều quá trình điều trị bằng thuốc cũng như giả dược. Do đó, không thể kết luận chất bổ sung melatonin dẫn đến những triệu chứng trên.

Vì thế, có thể nói rằng uống melatonin trong thời gian ngắn không gây tác dụng phụ nguy hiểm nào, kể cả khi bạn dùng với liều lượng cao.

Tuy vậy, đối với trường hợp bổ sung loại hormone này trong thời gian dài, các chuyên gia vẫn cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về độ an toàn của nó, đặc biệt khi người dùng là trẻ em.

Liệu trẻ nhỏ uống melatonin có hại không?

Sử dụng chất bổ sung melatonin có an toàn cho trẻ?

Đôi khi, cha mẹ có thể cho trẻ uống melatonin nếu trẻ cảm thấy thường xuyên khó ngủ.

Tuy nhiên, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không chấp thuận việc để trẻ uống melatonin hay đánh giá sản phẩm này an toàn với trẻ nhỏ. Các chuyên gia cho rằng sử dụng chất bổ sung melatonin ngay từ độ tuổi này có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như phát triển của trẻ em.

Buồn ngủ vào ban ngày do uống melatonin: thực hư ra sao?

Một trong những nhiệm vụ chính của melatonin là cải thiện chất lượng giấc ngủ. Do đó, nếu bạn muốn bổ sung loại hormone này, hãy dùng vào buổi tối. Việc uống melatonin vào những thời điểm khác trong ngày có thể gây nên những cơn buồn ngủ không mong muốn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, buồn ngủ có thể là hệ quả của tình trạng suy giảm khả năng đào thải melatonin của cơ thể, khiến nồng độ hormone vẫn cao dù đã vào ban ngày.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề liệu thường xuyên sử dụng chất bổ sung melatonin có ảnh hưởng đến tình trạng suy giảm khả năng đào thải hormone này của cơ thể.

Một số tác dụng phụ khác

Do những giả thiết dưới đây vẫn cần nhiều bằng chứng khoa học hơn để nâng cao độ tin cậy, bạn vẫn nên cân nhắc chúng trước khi quyết định có nên uống melatonin hay không.

  • Tương tác với thuốc ngủ: theo kết quả từ một nghiên cứu, kết hợp melatonin và zolpidem (một loại thuốc ngủ thông dụng) có nguy cơ khiến tác dụng phụ của hoạt chất này đối với trí nhớ và cơ bắp trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Giảm nhiệt độ cơ thể: nồng độ melatonin tăng lên có thể làm hạ bớt thân nhiệt nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, điều này vẫn tạo thành vấn đề đối với những người gặp khó khăn trong việc giữ ấm cơ thể.
  • Làm loãng máu: melatonin có khả năng cản trở quá trình đông máu. Do đó, nếu bạn đang sử dụng warfarin hay những loại thuốc tương tự, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi uống melatonin.

Làm thế nào để bổ sung melatonin đúng cách?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định liều tối ưu cho chất bổ sung melatonin. Tuy nhiên, họ vẫn khuyến nghị người dùng với mục đích cải thiện giấc ngủ nên uống khoảng 1 – 10mg mỗi ngày.

Bên cạnh đó, lượng hormone melatonin trong mỗi sản phẩm bổ sung không giống nhau. Vì vậy, bạn nên tuân thủ hướng dẫn trên nhãn trước khi dùng chúng.

Mặt khác, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như chất lượng hormone được bổ sung, bạn nên chọn dùng sản phẩm của những thương hiệu uy tín.

Không những thế, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên vẫn nên hạn chế uống melatonin cho đến khi các nhà khoa học có thêm bằng chứng về độ an toàn của loại sản phẩm này đối với độ tuổi đang phát triển.

Làm thế nào để tăng nồng độ melatonin một cách tự nhiên?

Bạn vẫn có thể có giấc ngủ sâu và chất lượng mà không cần đến sự trợ giúp từ chất bổ sung melatonin.

Thực tế, ngoài việc dùng chất bổ sung, bạn vẫn có thể làm tăng hàm lượng hormone “ngủ” trong cơ thể bằng nhiều mẹo đơn giản, ví dụ như:

  • Trang bị đèn ngủ trong phòng với cường độ thấp
  • Tránh xem tivi hay sử dụng thiết bị điện tử trước khi lên giường
  • Hạn chế căng thẳng
  • Tăng cường chu kỳ thức – ngủ bằng cách tham gia các hoạt động ngoài trời vào ban ngày
  • Tập thói quen mỗi ngày đi ngủ đúng giờ

Tóm lại, bạn vẫn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa melatonin vì theo một số nhà nghiên cứu, việc sử dụng chất bổ sung hormone này trong thời gian ngắn không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, kể cả với liều cao. Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng họ vẫn cần nghiên cứu sâu hơn về độ an toàn của loại sản phẩm này nếu dùng trong thời gian dài, đặc biệt đối với trẻ đang trong độ tuổi phát triển.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chữa ngủ ngáy: 7 mẹo thần kỳ hiệu quả tức thì

(73)
Ngáy ngủ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Bạn cần nhanh chóng tìm cách chữa ngủ ngáy để nâng cao chất lượng giấc ngủ và tránh làm phiền ... [xem thêm]

Trị mất ngủ đơn giản bằng liệu pháp tự nhiên

(13)
Người bị mất ngủ kéo dài thường lựa chọn dùng thuốc ngủ theo toa. Thực tế có một số biện pháp tự nhiên trị mất ngủ hữu ích. Việc thay đổi lối ... [xem thêm]

Bạn có nên ngủ bù khi thiếu ngủ?

(97)
Công việc bận rộn và con cái còn nhỏ thường khiến bạn không ngủ đủ giấc vì phải thu xếp quá nhiều thứ cùng một lúc. Nếu bạn không ngủ bù khi thiếu ... [xem thêm]

Bạn biết gì về kỹ thuật đa ký giấc ngủ?

(49)
Giấc ngủ đóng một phần quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe của con người. Các rối loạn về giấc ngủ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc ... [xem thêm]

Hội chứng ngủ li bì: Liệu có cách chữa trị?

(35)
Khi mắc hội chứng ngủ li bì, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ ngay cả khi không hề bị thiếu ngủ. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên tìm ... [xem thêm]

Ngủ chung với thú cưng có an toàn không?

(10)
Hầu hết những người nuôi thú cưng đều để thú cưng ngủ chung với các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trước thực tế xu hướng này ngày càng phổ biến, ... [xem thêm]

5 bước giúp bạn nằm ngửa ngủ một giấc đến sáng

(31)
Tư thế ngủ nằm ngửa không những giúp bạn ngăn ngừa sự tạo thành nếp nhăn mà còn đảm bảo sức khỏe cho xương khớp. Làm sao để tập nằm ngửa khi bạn ... [xem thêm]

Khoa học về giấc ngủ: Bí quyết để có giấc ngủ ngon hơn

(58)
Chiếm tới 1/3 đời người, ngủ luôn là một trong những hoạt động quan trọng giúp giải tỏa căng thẳng và hồi phục năng lượng sau mỗi ngày làm việc. Tuy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN