Ampicillin

(4.25) - 96 đánh giá

Ampicillin là một hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh penicillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn gây ra. Nó hoạt động bằng cách diệt các vi khuẩn thông qua việc can thiệp vào sự hình thành tế bào vi khuẩn trong khi tế bào ấy đang phát triển. Điều đó khiến tế bào yếu dần đi và vỡ ra, gây chết vi khuẩn.

Hoạt chất này được sản xuất thành thuốc kháng sinh với nhiều dạng bào chế với đường dùng và hàm lượng đa dạng:

  • Viên nang cứng dùng đường uống: ampicillin 500mg
  • Thuốc bột pha tiêm: ampicillin 500mg, 1g

Đôi khi, hoạt chất này còn được kết hợp với một hoạt chất khác để tăng tác dụng kháng khuẩn như ampicillin + sulbactam.

Tác dụng

Tác dụng của thuốc ampicillin là gì?

Ampicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là một kháng sinh nhóm penicillin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Các chỉ định thông thường của ampicillin là:

  • Điều trị viêm đường hô hấp trên do Streptococcus pyogenes, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae.
  • Điều trị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản mạn tính, viêm nắp thanh quản do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Điều trị lậu do Gonococcus chưa kháng penicillin, thường dùng dạng đơn lẻ hoặc phối hợp với probenecid.
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường kết hợp với aminoglycosid.
  • Điều trị viêm màng trong tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn ở phổi.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, thuốc kháng sinh chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn, không có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm). Việc sử dụng không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, giảm hiệu quả của thuốc.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn

Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, tuổi tác và sức khỏe người bệnh, liều dùng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Liều dùng cần được giảm bớt ở những người bị suy thận nặng. Bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán và đưa ra liều dùng thích hợp cho người bệnh.

  • Đường uống: thường dùng 250mg–1g/ lần, cứ 6 giờ một lần. Với bệnh nặng có thể uống 6–12g/ ngày.
  • Đường tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch chậm: 2–4g mỗi ngày, chia thành 2–4 liều. Trong nhiễm khuẩn nặng (như viêm màng não), tổng liều có thể lên đến 12g/ ngày.
  • Để điều trị lậu không biến chứng do những chủng nhạy cảm với ampicillin, thường dùng liều 2–3,5g, kết hợp với 1g probenecid, uống 1 liều duy nhất. Phụ nữ có thể dùng nhắc lại 1 lần nếu cần.

Đối với người bị suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin 30ml/ phút hoặc cao hơn: không cần thay đổi liều thông thường ở người lớn.
  • Độ thanh thải creatinin 10ml/ phút hoặc thấp hơn: dùng liều thông thường với khoảng cách liều là 8 giờ/ lần.
  • Người chạy thận nhân tạo phải dùng thêm 1 liều ampicillin sau mỗi lần thẩm tích.

Liều dùng ampicillin cho trẻ em là gì?

  • Đường uống: có thể dùng 250–500mg/ lần, ngày uống 2–3 lần.
  • Đường tiêm: dùng 12,5–25mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành 2 liều. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 150–200mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mỗi ngày 3–4 giờ, không quá 12g/ ngày.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc ampicillin như thế nào?

Ở dạng dùng đường uống, bạn nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ. Tránh uống thuốc cùng với thức ăn vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Đối với thuốc bột pha tiêm, nhân viên y tế sẽ là người thực hiện thao tác pha thuốc và tiêm cho người bệnh theo đúng quy định.

Sử dụng đủ liều lượng được chỉ định. Đối với đa số trường hợp nhiễm khuẩn, trừ lậu, người bệnh cần tiếp tục điều trị bằng thuốc ít nhất 48–72 giờ sau khi hết triệu chứng. Một đợt trị liệu với thuốc kháng sinh thường là 7 ngày.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng ampicillin?

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Phát ban da
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu
  • Viêm lưỡi, viêm miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Viêm đại tràng

Hiếm gặp hơn, bạn có thể bị tác dụng phụ toàn thân như phản ứng phản vệ, viêm da tróc vảy và ban đỏ đa dạng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng bất thường nếu khi sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc ampicillin bạn nên biết những gì?

Chống chỉ định dùng ampicillin cho các trường hợp sau:

  • Dị ứng với kháng sinh họ betalactam (penicillin và cephalosprin) hay các thành phần khác của thuốc.
  • Người bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Nếu xảy ra hiện tượng dị ứng, hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ. Khi điều trị trong thời gian dài (hơn 2–3 tuần), người bệnh cần kiểm tra chức năng gan, thận thường xuyên.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Ampicillin là kháng sinh dùng được trong điều trị các nhiễm khuẩn nhạy cảm trong thời kỳ mang thai và có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy trao đổi kỹ hơn với bác sĩ.

Tương tác thuốc

Ampicillin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với ampicillin là:

  • Methotrexat và probenecid
  • Alopurinol
  • Các kháng sinh kìm khuẩn như cloranphenicol, tetracyclin, erythromycin
  • Thuốc ngừa thai chứa estrogen
  • Sulfonamide

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới ampicillin không?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Đối với ampicillin đường uống, thức ăn có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc nên tránh uống trong bữa ăn.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ampicillin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc ampicillin như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, không quá 30ºC, tránh ẩm và ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Clorocid

(33)
Tên gốc: chloramphenicolTên biệt dược: ClorocidPhân nhóm: thuốc kháng khuẩn & khử trùng mắt/thuốc kháng khuẩn & khử trùng tai/chloramphenicolTác dụngTác dụng của ... [xem thêm]

Thuốc Vitamin PP 500mg

(51)
Tên hoạt chất: NicotinamidTên biệt dược: Vitamin PP 500mgTác dụng của Vitamin PP 500mgTác dụng Vitamin PP 500mg là gì?Nicotinamid là một vitamin nhóm B, chuyển hóa trong ... [xem thêm]

Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan

(39)
Tác dụngTác dụng của Triprolidine + Pseudoephedrine + Dextromethorphan là gì?Thuốc làm giảm triệu chứng của bệnh sốt mùa hè, dị ứng hay cảm lạnh thông thường ... [xem thêm]

Thuốc tioguanine

(42)
Tên gốc: tioguanineTên biệt dược: Lanvis®Phân nhóm: hóa trị gây độc tế bàoTác dụngTác dụng của thuốc tioguanine là gì?Tioguanine là thuốc hóa trị ung thư, ... [xem thêm]

Polery®

(45)
Tên gốc: siro polygala, sodium benzoate, methyl parahydroxybenzoate, acide citrique khan, mùi thơm (benzaldehyde, mùi dâu, ethanol, nước), saccharose (9g/muỗng canh), nước tinh ... [xem thêm]

Hyperium®

(74)
Tên gốc: rilmenidineTên biệt dược: Hyperium®Phân nhóm: thuốc trị tăng huyết ápTác dụngTác dụng của thuốc Hyperium® là gì?Hyperium® thường được sử dụng ... [xem thêm]

Apraclonidine

(70)
Tác dụngTác dụng của apraclonidine là gì?Thuốc này có tác dụng điều trị hoặc ngăn chặn tăng nhãn áp có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật mắt bằng ... [xem thêm]

Zopiclone là gì?

(24)
Zopiclone (zopiclon) thuộc nhóm thuốc hệ thần kinh trung ương, phân nhóm thuốc ngủ và thuốc an thần.Tác dụng, hàm lượngTác dụng của thuốc zopiclone là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN