8 cách chữa đau dạ dày cấp tốc không cần thuốc

(4.34) - 33 đánh giá

Đau dạ dày là một bệnh thường gặp, hầu hết tất cả mọi người đều bị đau dạ dày ít nhất một lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày. Thông thường, đau dạ dày không quá nghiêm trọng và sẽ rất mau hết nếu bạn biết cách kiểm soát hiệu quả. Những phương thuốc tự nhiên có thể được tìm thấy trong nhà bếp sau đây có thể giúp bạn chữa trị và kiểm soát cơn đau hiệu quả.

Gừng

Từ xưa, gừng đã được sử dụng để điều trị một số bệnh như buồn nôn hay đau khớp. Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng gừng rất hiệu quả trong việc giảm đau dạ dày. Gừng chứa nhiều chất hóa học làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa giúp giảm đau bụng và đau dạ dày. Đồng thời đây cũng là chất kháng viêm tự nhiên hữu hiệu. Bạn có thể pha trà gừng uống hoặc nếu bạn chịu được vị cay nóng của gừng, bạn có thể nhai trực tiếp.

Bạc hà

Bạc hà chứa menthol, chất giúp cho hơi thở thơm mát và cũng là chất giảm đau tự nhiên, vì vậy đây là phương thuốc điều trị nôn mửa và đau dạ dày phổ biến. Bạc hà tươi có thể được dùng dưới nhiều dạng. Bạn có thể pha thành trà nóng hay kết hợp với các món ăn. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể nhai sống lá bạc hà. Bạc hà cũng giúp điều trị khó tiêu, kích thích vị giác và là bài thuốc hữu hiệu chữa đau bụng kinh.

Nước chanh ấm

Một ly nước chanh lạnh sẽ rất tuyệt cho những ngày nắng nóng và còn có thể làm giảm đau dạ dày. Vì nước chanh có tính axit nên chỉ nên dùng để điều trị chứng khó tiêu. Bạn không nên uống nước chanh nếu bị ợ nóng. Khi bị khó tiêu, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu do cảm giác đầy bụng. Nước chanh kích thích sản xuất axit giúp tiêu hóa thức ăn và giúp thức ăn di chuyển dọc theo hệ tiêu hóa. Chỉ cần vắt nửa quả chanh vào một ly nước nóng rồi thêm một ít đường là bạn đã có thức uống tốt nhất cho bệnh đau dạ dày. Không được dùng quá nhiều chanh hoặc đường vì nó có thể gây một số ảnh hưởng lên cơn đau của bạn. Bạn cũng có thể thay thế đường bằng mật ong để giúp làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.

Nước cơm

Nước cơm là lượng nước còn dư ra khi bạn nấu cơm. Nước cơm có thể làm giảm đau dạ dày bằng cách tạo một hàng rào bảo vệ trên niêm mạc ruột để giảm viêm dạ dày. Bạn cần phải nấu cơm với lượng nước nhiều gấp đôi so với bình thường. Bạn chỉ cần cắm nồi cơm lên nấu như bình thường, sau đó canh cho phần nước sôi lên rồi chắt nước ra như các bà các mẹ vẫn hay nấu cơm bằng bếp củi khi xưa rồi thêm một ít mật ong vào phần nước cơm trước khi dùng.

Giấm táo

Giấm táo là một phương thuốc lâu đời chữa bệnh đau dạ dày. Không có nhiều nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các thành phần hóa học trong giấm táo. Một giả thuyết giải thích rằng giấm táo có tính axit yếu hơn axit dạ dày, do đó giúp cân bằng sự tiết axit dạ dày đồng thời làm ly giải chất béo gây ra chứng khó tiêu. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước và một muỗng cà phê mật ong để dễ uống hơn.

Sữa chua

Thành phần probiotic trong sữa chua giúp nâng cao hệ miễn dịch. Sữa chua có chứa các vi khuẩn lên men tự nhiên làm giảm sự khó chịu ở đường tiêu hóa. Tốt hơn hết là bạn nên ăn sữa chua không đường. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn kèm thêm một ít mật ong.

Chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì)

Sự kết hợp này là chế độ ăn hoàn hảo cho những người bị khó chịu ở dạ dày do buồn nôn hay tiêu chảy. Tất cả thức ăn trong chế độ BRAT đều ít chất xơ, không mặn, cay. Chế độ ăn lạt này rất hữu ích khi bạn cảm thấy không khỏe nhưng vẫn có đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn kèm chung với một chút bánh mì có thể giúp hấp thu những độc chất trong dạ dày, từ đó làm giảm đau dạ dày.

Chế độ ăn CRAP (anh đào, nho khô, mơ và mận)

Trong khi BRAT tốt cho chứng buồn nôn và tiêu chảy, thực phẩm trong chế độ ăn CRAP là những món ăn nhẹ lành mạnh chứa rất nhiều chất xơ giúp làm dịu cơn đau.

Cho dù bạn bị đầy hơi, táo bón, buồn nôn hoặc khó tiêu, những thực phẩm này có thể giúp bạn giảm cơn đau dạ dày. Dĩ nhiên nếu bạn bị dị ứng với những thực phẩm trên hoặc sức khỏe bạn xấu đi khi sử dụng chúng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoăc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Béo bụng ở phụ nữ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe không tốt?

(56)
Có thể bạn chưa biết nhưng béo bụng ở phụ nữ không chỉ đơn giản là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho sức khỏe của bạn nữa ... [xem thêm]

Giấc ngủ trưa: Bí quyết giúp bạn tràn đầy sức sống cả ngày dài!

(65)
Giấc ngủ trưa ngày càng trở nên xa xỉ vì bạn quá bận rộn, giờ nghỉ quá ngắn hay bạn cảm thấy khó ngủ. Thế nhưng, nếu bạn có thể thu xếp chợp mắt ... [xem thêm]

Phim sex: Tưởng không hại nhưng lại hại không tưởng!

(45)
Có một thực tế là rất nhiều người thích xem phim sex. Đặc biệt là phái mạnh. Coi phim sex có thể giúp bạn tự thỏa mãn nhu cầu tình dục, nhưng liệu nó có ... [xem thêm]

10 cách giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy

(89)
Công việc văn phòng tưởng chừng như nhẹ nhàng, tuy nhiên bạn lại có nguy cơ bị đau mỏi vai gáy khi ngồi quá lâu trước màn hình vi tính. Liệu có cách nào ... [xem thêm]

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

(52)
Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không là thắc mắc khá phổ biến. Với người bình thường, cách điều trị này có thể hiệu quả nhưng với bà ... [xem thêm]

Mụn ẩn ở cằm là do đâu? Cách điều trị như thế nào?

(90)
Mụn ẩn ở cằm khá phổ biến và thường để lại nhiều vết thâm, sẹo vô cùng xấu xí nếu không được xử lý đúng. Nếu không may gặp phải loại mụn này, ... [xem thêm]

Tinh dầu tỏi: Trị nhức mỏi và nhiều công dụng khác

(45)
Dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có tính chất mạnh mẽ nhất, đa chức năng, nhiều công dụng nhưng lại không được biết đến rộng rãi.Củ tỏi ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây khàn tiếng hàng đầu ở các thầy, cô giáo

(43)
Khàn tiếng (hay khản tiếng) là sự thay đổi bất thường ở giọng nói và xảy ra khá phổ biến. Đối với các thầy cô giáo, nguyên nhân gây khàn tiếng có thể ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN