Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

(4.24) - 52 đánh giá

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không là thắc mắc khá phổ biến. Với người bình thường, cách điều trị này có thể hiệu quả nhưng với bà bầu thì dường như không.

Theo thống kê, có đến 50% bà bầu bị táo bón, đặc biệt là trong 3 tháng cuối. Táo bón dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này lại khiến bà bầu cảm thấy khó chịu. Đa phần, nhiều bà bầu được khuyên nên sử dụng thuốc thụt bởi phương pháp này sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu dùng thuốc thụt hậu môn cần hết sức cẩn thận.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không?

Thuốc thụt hậu môn là loại thuốc nhuận tràng được điều chế dưới dạng gel hoặc dung dịch. Thuốc được đựng sẵn trong một tuýp nhựa hoặc chai có gắn sẵn đầu chuyên dụng để dễ dàng bơm thuốc đi sâu vào trong trực tràng, mục đích nhằm bôi trơn ống hậu môn và kích thích đại tràng co thắt để đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc bơm không? Thực tế, việc dùng thuốc thụt hậu môn cho bà bầu không phải là lựa chọn tốt, đặc biệt là khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi trong các loại thuốc này có thể chứa một số hóa chất gây hại cho thai nhi.

Ngoài ra, thụt hậu môn cho bà bầu cũng thường không được khuyến khích trong ba tháng đầu và ba tháng cuối bởi trong 3 tháng đầu, thụt hậu môn có thể làm tăng nguy cơ sảy thai còn trong 3 tháng cuối, việc làm này có thể gây ra các cơn co thắt, dẫn đến chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, nếu được sự đồng ý của bác sĩ thì bạn vẫn có thể sử dụng.

Các loại thuốc thụt hậu môn cho bà bầu

Bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không? Sử dụng thuốc thụt khi mang thai thường không an toàn. Tuy nhiên, nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số cách thụt hậu môn sau:

  • Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thu nước từ từ, từ đó làm phân mềm và dễ thải ra ngoài.
  • Thuốc thụt cà phê: Đây là cách để giải độc gan và làm sạch ruột. Tuy nhiên, vì caffeine là một chất kích thích nên khi sử dụng, phụ nữ mang thai cần xin lời khuyên của bác sĩ.
  • Thuốc thụt Microlax: Loại thuốc này có tác dụng khá nhanh, khoảng 30 phút sau khi sử dụng.
  • Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc thụt này có tác dụng cân bằng vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt, giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nó cũng giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng cho bà bầu.
  • Thuốc thụt Natri Phosphate: Đây là loại thuốc thụt khá phổ biến với tác dụng chính là làm tăng chất lỏng trong ruột non.

Bà bầu có cần thụt hậu môn trước khi sinh con không?

Bên cạnh thắc mắc bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không thì nhiều bà bầu còn thắc mắc không biết có cần thụt hậu môn trước khi sinh không. Theo các chuyên gia, việc thụt hậu môn trước khi sinh sẽ giúp giảm nguy cơ bà bầu đi đại tiện trong quá trình sinh nở, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé. Không những vậy, việc thụt hậu môn còn giúp giảm thời gian chuyển dạ, giúp mẹ bầu bớt đau đớn.

Thông thường, khi nhập viện để sinh nở, các bác sĩ sẽ hỏi lần gần nhất bạn đi đại tiện là khi nào, lượng phân đi được nhiều hay ít. Nếu đã lâu bạn chưa đi đại tiện hoặc đi đại tiện khó khăn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thụt hậu môn để đảm bảo vệ sinh cho quá trình sinh đẻ. Nếu bạn mới đi đại tiện thì việc làm này là không cần thiết.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, bạn nên chủ động thụt phân ngay từ lúc ở nhà khi có dấu hiệu đau đẻ vì không phải bệnh viện nào cũng thụt rửa cho bạn và có thể lúc lên cơn đau, bạn sẽ quên mất việc này.

Biện pháp khắc phục táo bón đơn giản, không cần dùng thuốc thụt hậu môn cho bà đẻ

Đa phần bà bầu hay bị táo bón là do rối loạn nội tiết tố. Ngoài nguyên nhân này, bà bầu bị táo bón còn có thể là do:

  • Sử dụng thuốc bổ sung sắt
  • Bà bầu ít vận động
  • Quá trình phát triển của thai nhi làm tăng áp lực lên khung xương chậu.

Dùng thuốc thụt hậu môn cho bà bầu không phải là giải pháp an toàn. Do đó, thay vì băn khoăn, nghĩ đến việc bà bầu bị táo bón có dùng được thuốc thụt không, bạn có thể thử một số cách sau:

  • Ăn nhiều sữa chua: sữa chua rất giàu lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, lượng canxi trong sữa chua còn giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào vi khuẩn ở niêm mạc đại tràng.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Bà bầu nên thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn để giúp đường ruột khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước: Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ các độc tố và giữ ẩm cho cơ thể.
  • Tập thể dục: Đi bộ và tập yoga cho bà bầu thường xuyên là cách đơn giản để giảm nguy cơ bị táo bón.
  • Thuốc không kê đơn: Nếu các biện pháp điều trị không hữu ích, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.
  • Ngừng uống thuốc sắt hoặc giảm liều lượng: Hãy thử bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn thay vì uống thuốc. Nếu bạn vẫn cần uống, chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bấm huyệt: Đây cũng là cách giúp điều trị táo bón khá tốt thay vì sử dụng thuốc.

Táo bón khi mang thai có thể khiến bạn khó chịu, thậm chí tình trạng này còn có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thụt để khắc phục chỉ nên thực hiện theo hướng dẫn để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của mẹ và bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 lí do đau đầu đáng ngạc nhiên

(41)
Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu. Dưới đây chúng tôi ... [xem thêm]

Triệu chứng khi con bạn mắc bệnh hồng cầu hình liềm

(20)
Bệnh hồng cầu hình liềm được xem là một trong những bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Bệnh này thường gặp ở trẻ em và đến nay việc điều ... [xem thêm]

Dùng bao cao su có an toàn tuyệt đối không? Lý giải vì sao dùng bao cao su vẫn có thai

(56)
Dùng bao cao su có an toàn tuyệt đối không? Tại sao dùng bao cao su vẫn có thai? Hai câu hỏi này vẫn đang là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai ... [xem thêm]

Điều trị bệnh dịch tả: không khó nếu làm kịp thời

(48)
Điều trị bệnh dịch tả khá phức tạp nhưng nếu thực hiện kịp thời, bệnh nhân có nhiều cơ hội thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm.Những triệu chứng ... [xem thêm]

Đau vùng chậu ở phụ nữ là biểu hiện của bệnh gì?

(69)
Đau vùng chậu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm ruột thừa hay u nang ... [xem thêm]

Muốn sống thọ: học hỏi phụ nữ đi, các quý ông!

(92)
Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới? Các nghiên cứu chứng minh rằng phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới các thói quen tốt cho sức khỏe và nhan sắc của mình. ... [xem thêm]

Yoga tăng chiều cao: Bạn thật sự hiểu hết vai trò của những bài tập này?

(43)
Khi được thực hiện chính xác và đều đặn, yoga là bộ môn thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe và dung mạo cho người tập. Yoga khuyến ... [xem thêm]

Điểm danh các loại ung thư thường di căn đến xương

(79)
Hầu hết giai đoạn cuối cùng của các loại ung thư là di căn đến xương, phổi và gan. Khi ung thư di căn đến xương, việc điều trị thường rất khó khăn và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN