Tinh dầu tỏi: Trị nhức mỏi và nhiều công dụng khác

(4.09) - 45 đánh giá

Dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu có tính chất mạnh mẽ nhất, đa chức năng, nhiều công dụng nhưng lại không được biết đến rộng rãi.

Củ tỏi nằm trong nhóm gia vị phổ biến. Loại cây gia vị này không những được tận dụng dưới dạng tươi mà còn có thể chiết xuất thành tinh dầu. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu các thông tin thú vị xoay quanh tinh dầu tỏi mà bạn không nên bỏ qua.

Tác dụng của tinh dầu tỏi

Một số tác dụng đáng chú ý của tinh dầu làm từ tỏi gồm:

1. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tinh dầu tỏi chứa các chất dinh dưỡng như vitamin B2, B5, B9, B1, B3, magiê, canxi, kẽm, kali, vitamin C, carbohydrate, phốt pho, sắt và protein… Các chất khoáng này sẽ bảo vệ bạn khỏi các vấn đề do các gốc tự do gây ra chẳng hạn như lão hóa. Ngoài ra, tinh dầu còn giúp bạn chống lại các bệnh truyền nhiễm lây lan bởi vi khuẩn.

Thêm 1 giọt dầu tỏi vào máy khuếch tán hoặc que khuếch tán đem lại cho bạn công dụng cải thiện hệ thống miễn dịch và các tế bào bạch cầu giúp chống lại bệnh tật.

2. Tinh dầu tỏi tốt cho sức khỏe của da

Chiết xuất từ tỏi đem lợi ích khác nhau cho da và chữa các bệnh nhiễm trùng như giun đũa, nấm da đùi và nấm nông ở chân. Các nốt mụn cóc hoặc vảy sừng cũng sẽ được giảm nhẹ bằng loại dầu này nhờ vào đặc tính chống viêm.

Ngâm chân vào chậu nước ấm pha cùng dầu tỏi sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác ngứa do tình trạng nấm nông ở chân gây ra.

3. Tinh dầu tỏi trị mụn

Dầu tỏi có khả năng loại bỏ các khuyết điểm trên da mặt, điều trị mụn trứng cá nhờ vào đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó tăng cường sức khỏe cho làn da. Ngoài ra, hợp chất kẽm trong tinh dầu còn có khả năng kiểm soát quá trình điều tiết bã nhờn – nguyên nhân chính gây nên mụn bọc.

Kết hợp một vài giọt dầu tỏi vào mặt nạ bùn hoặc đất sét và đắp lên da trong 10 phút sẽ cải thiện tình trạng mụn hiệu quả.

4. Nuôi dưỡng tóc chắc khỏe

Dầu tỏi thúc đẩy sự tăng trưởng, thay đổi kết cấu và làm tóc chắc khỏe hơn. Ngoài ra, loại tinh dầu này còn giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da đầu, củng cố biểu bì tóc, hạn chế tóc gãy rụng và trị gàu.

Massage da đầu và tóc bằng tinh dầu tỏi sau đó để qua đêm sẽ mang đến tác dụng tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy nang tóc phát triển cũng như giúp da đầu khỏe mạnh hơn bằng cách đào thải các chất độc hại.

5. Chữa nhức mỏi, đau cơ bắp

Tinh dầu tỏi có khả năng cải thiện tình trạng đau nhức ở cơ bắp hoặc đau cơ khớp khá hiệu quả, bạn chỉ cần massage vùng bị đau bằng dầu tỏi pha lẫn một loại dầu nền khác như dầu nho, dầu hạnh nhân, dầu bơ sẽ giúp đẩy lùi tình trạng khó chịu. Biện pháp này còn có thể áp dụng đối với chứng đau bụng kinh ở phái đẹp.

6. Giảm cholesterol và béo phì

Chỉ số huyết thanh triglyceride huyết thanh thấp và lượng cholesterol xấu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tinh dầu tỏi giúp giảm mức cholesterol, triglyceride máu và giảm nguy cơ hình các mảng bám động mạch. Dầu còn ngăn ngừa béo phì bằng cách loại bỏ các chất cặn dư thừa của nước, chất béo, muối và các chất độc hại khác và kiểm soát mô hình tế bào mỡ. Sự hiện diện của 1. 2-DT (1, 2-cinyldithiin) trong dầu tỏi còn hạn chế tăng cân.

Hỗn hợp dầu massage gồm 5 giọt dầu tỏi và 3ml dầu mè sẽ giúp thải nước thừa và chất độc ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu và làm tan mỡ.

7. Tinh dầu tỏi chữa cảm

Dầu tỏi có tính ấm và kháng viêm. Do vậy, sử dụng loại tinh dầu này sẽ hỗ trợ cho những người đang bị nhiễm trùng đường hô hấp, ho, cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, dầu tỏi còn ngăn ngừa sự phát triển của virus và vi khuẩn có hại.

Xông hơi bằng cách thêm 2 giọt dầu tỏi vào nước nóng có lá chanh hoặc bạc hà sẽ giúp giảm nhẹ các tình trạng về đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, ho gà hoặc khó thở. Ngoài ra, trộn 1 giọt dầu cùng thuốc mỡ sau đó xoa bóp lên ngực cũng mang đến tác dụng tương tự.

8. Tinh dầu tỏi chữa viêm tai

Tình trạng viêm tai giữa có thể được điều trị bằng một chút dầu tỏi nhờ vào đặc tính khử trùng, kháng khuẩn và kháng virus. Đồng thời, cơn đau tai cũng qua đó mà được giảm nhẹ.

Trộn một vài giọt dầu tỏi với một vài giọt dầu ô liu hoặc mù tạt và làm ấm hỗn hợp ở nhiệt độ thấp. Sau khi dầu nguội, bạn nhúng tăm bông vào dầu và xoa nhẹ vào bên trong lỗ tai để dầu thấm đều. Biện pháp này sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi chứng viêm tai giữa.

9. Tinh dầu giúp đuổi muỗi tự nhiên

Muỗi xuất hiện nhiều ở khu vực sinh sống khiến bạn lo sợ trẻ nhỏ và các thành viên mắc phải các tình trạng sức khỏe như sốt xuất huyết, giun chỉ, viêm não Nhật Bản… Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc chống muỗi trên thị trường không mang đến tác dụng như mong đợi cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến hệ hô hấp nếu tiếp xúc quá nhiều. Do vậy, các biện pháp chống muỗi tự nhiên, bao gồm sử dụng tinh dầu tỏi, sẽ là lựa chọn được ưu tiên hơn cả do tính an toàn, hiệu quả.

Bạn chỉ cần nhỏ dầu tỏi lên một miếng bông gòn sau đó xoa lên da và những vị trí dễ bị muỗi đốt. Dầu chiết xuất từ tỏi có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn muỗi tiếp cận. Ngoài ra, bạn cũng có thể khuếch tán dầu ở khu vực sinh hoạt chung của gia đình.

10. Tinh dầu tỏi chữa đau răng

Tình trạng dau nhức răng gây ra không ít khó chịu, bạn sẽ chẳng thể ăn bất cứ thứ gì hoặc thậm chí không thể ngồi yên vì cơn đau dữ dội không chịu biến mất. Tuy nhiên, dầu chiết xuất từ tỏi có thể giúp bạn trong vấn đề này. Các hợp chất như allicin có khả năng hỗ trợ giảm đau răng và viêm. Ngoài ra, dầu còn ức chế hoạt động của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa sâu răng.

Khi bị cơn đau răng làm phiền, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu tỏi lên miếng bông gòn và ấn vào khu vực bị ảnh hưởng trong khoảng 15 – 20 phút. Biện pháp trên sẽ làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng.

Cách làm tinh dầu từ tỏi

Nguyên liệu

  • 3 – 4 củ tỏi tươi
  • Dầu ô liu (Nên chọn loại có nhãn Extra Virgin Olive)

Cách thực hiện

♥ Bước 1: Tỏi rửa sạch, bóc vỏ và lau khô

♥ Bước 2: Cho tỏi và dầu ô liu vào chảo, lượng dầu nên ngập chảo

♥ Bước 3: Để lửa nhỏ, đun trong 15 – 30 phút. Lúc này, chiết xuất từ tỏi sẽ tiết ra và quyện vào dầu

♥ Bước 4: Để chảo nguội, lọc dầu qua 1 miếng vải sạch

♥ Bước 5: Cho dầu vào chai, bảo quản ở nơi thoáng mát.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn khám phá được các lợi ích thú vị của tinh dầu tỏi. Một lưu ý nữa là trước khi sử dụng trực tiếp loại tinh dầu này lên vùng da lớn, hãy thử chấm một chút lên khu vực xương quai hàm để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hay không.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 món không thể thiếu trong túi đựng đồ cho bé

(83)
Túi đựng đồ cho bé là một vật dụng đắc lực cho các bà mẹ bỉm sữa mà nhiều người hay đùa vui rằng nó đựng cả thế giới. Tuy nhiên, nó không phải là ... [xem thêm]

Giảm cân không ngừng trong 24 giờ, thật khó tin phải không?

(67)
Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng thừa cân của mình, hay gặp khó khăn vì chế độ ăn kiêng không hiệu quả, hãy thử đọc bài viết này nhé! Hello Bacsi ... [xem thêm]

Dịch màu nâu khi mang thai: 10 nguyên nhân phổ biến nhất

(53)
Ra dich màu nâu khi mang thai khiến mẹ bầu lo lắng vì sợ đây là dấu hiệu sẩy thai. Thực chất, tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra.Xuất hiện dịch âm ... [xem thêm]

Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?

(96)
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số tình trạng đau lưng có thể liên quan đến bệnh ung thư, chẳng hạn như đau vùng lưng sau phổi ... [xem thêm]

Biện pháp ứng phó khi con mè nheo dù bạn đã nói “không”

(92)
Làm ba mẹ, ai cũng sẽ thương yêu con cái hết mình và có khi nuông chiều con quá mức. Điều này là thói quen không tốt và có khi dẫn đến những hậu quả không ... [xem thêm]

Tác dụng của hoạt chất curcumin đối với bệnh nhân ung thư gan

(77)
Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm đã tước đi mạng sống của khoảng hơn 8 triệu người trên thế giới mỗi năm. Hiện nay, việc điều trị ung thư gan vẫn ... [xem thêm]

8 lời khuyên dinh dưỡng để cải thiện sức khoẻ nam giới

(13)
Không có một loại thuốc nào giúp con người trẻ mãi không già nhưng có chế độ và thói quen ăn uống giúp bạn “càng ăn càng khỏe”. Bạn có thể thay đổi ... [xem thêm]

Nên ăn và không nên ăn gì khi bị tiêu chảy? (P1)

(77)
Bị tiêu chảy nên ăn gì? Bị tiêu chảy không nên ăn gì để tình trạng không nặng thêm? Chúng tôi sẽ mách bạn thực phẩm nên và không nên ăn.Đối với ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN