Axit folic

(4.32) - 27 đánh giá

Axit folic (folic acid) là một vitamin nhóm B, tên gọi khác là vitamin B9, đóng vai trò cơ bản trong quá trình tổng hợp ADN và các axit amin. Đây cũng là thành phần thiết yếu để tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường.

Một số đối tượng bị thiếu hụt vitamin này hoặc cần bổ sung thêm do nhu cầu tăng lên sẽ cần dùng đến thuốc có chứa axit folic. Các chế phẩm thuốc có thể chứa duy nhất vitamin này hoặc phối hợp với thành phần khác (chẳng hạn như muối sắt, các vitamin khác) để tăng tác dụng mong muốn.

Các thuốc axit folic có thể ở nhiều dạng bào chế khác nhau, như viên nang mềm, viên nén bao phim, viên nang cứng, thuốc tiêm với nhiều hàm lượng khác nhau, như axit folic 1mg, 5mg… Ở dạng thuốc phối hợp nhiều thành phần, axit folic cũng có thể ở nhiều mức hàm lượng khác nhau tùy sản phẩm.

Tìm hiểu chung

Axit folic có tác dụng gì?

Tác dụng của axit folic là giúp cơ thể bạn sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Các thuốc chứa axit folic được dùng trong điều trị chứng thiếu axit folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ) gây ra do thiếu hụt axit folic. Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính.

Một số chỉ định khác của thuốc này là:

  • Dùng cho trường hợp thiếu axit folic trong chế độ ăn
  • Bổ sung vitamin này cho phụ nữ mang thai (đặc biệt đang điều trị sốt rét hay lao)
  • Bổ sung folat khi đang điều trị bằng các thuốc kháng axit folic (như methotrexat), điều trị động kinh, thiếu máu tan máu

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng axit folic cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dành cho người lớn thiếu máu hồng cầu to:

Dùng 1 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày. Bạn có thể tiếp tục dùng cho đến khi các triệu chứng lâm sàng của việc thiếu hụt folate và tình trạng huyết học cơ bản đã bình thường hóa.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu axit folic:

  • Dùng 400–800 mcg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh con, mang thai và phụ nữ cho con bú nên dùng 800 mcg hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày

Liều dùng axit folic cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu axit folic:

  • Trẻ sơ sinh: cho trẻ dùng 0,1 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
  • Trẻ dưới 4 tuổi: cho trẻ dùng lên đến 0,3 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.
  • Trẻ từ 4 tuổi trở lên: cho trẻ dùng lên đến 0,4 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:

Bạn cần chú ý liều khuyến cáo hàng ngày cho trẻ như sau:

  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: cho trẻ dùng liều 50 mcg một ngày (15 mcg/kg/ngày)
  • Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh 1-6 tháng: cho trẻ dùng liều 25-35 mcg một ngày
  • Trẻ 1-3 tuổi: cho trẻ dùng liều 150 mcg một ngày
  • Trẻ 4-8 tuổi: cho trẻ dùng liều 200 mcg một ngày
  • Trẻ 9-13 tuổi: cho trẻ dùng liều 300 mcg một ngày
  • Trẻ 14 tuổi trở lên: cho trẻ dùng liều 400 mcg một ngày

Cách dùng

Bạn nên dùng axit folic như thế nào?

Bạn nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Hãy thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng axit folic?

Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng axit folic bạn nên biết những gì?

Bạn không nên sử dụng thuốc này nếu bạn đã từng bị dị ứng với axit folic hoặc nếu bạn có các vấn đề sau:

  • Bệnh thận (hoặc nếu bạn đang chạy thận nhân tạo)
  • Thiếu máu tán huyết
  • Thiếu máu ác tính
  • Thiếu máu chưa có sự chẩn đoán của bác sĩ và khẳng định qua xét nghiệm
  • Nhiễm trùng
  • Nghiện rượu

Nếu bạn có bất kỳ các bệnh lý nào khác, hãy trao đổi với bác sĩ vì có thể cần điều chỉnh liều hoặc thực hiện xét nghiệm đặc biệt để sử dụng thuốc một cách an toàn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng axit folic trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Axit folic có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với:

  • Sulphasalazin
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Thuốc chống co giật
  • Cotrimoxazol

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới thuốc này không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc axit folic như thế nào?

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Flumetholon®

(70)
Tên gốc: fluorometholonePhân nhóm: corticoid dùng cho mắtTên biệt dược: Flumetholon®Tác dụng của thuốc Flumetholon®Tác dụng của thuốc Flumetholon® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc terpin hydrate

(27)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc terpin hydrate là gì?Terpin hydrate giúp làm loãng đờm. Hỗn hợp thuốc này được sử dụng để điều trị chứng ho có kèm theo ... [xem thêm]

Metrogyl® Denta

(57)
Thành phần: metronidazole benzoate BP (tương đương với metronidazole), dung dịch chlorhexidin gluconateTên biệt dược: Metrogyl® DentaPhân nhóm: thuốc dùng trong viêm & loét ... [xem thêm]

Dizzo

(57)
Tên hoạt chất: Papain, fungal diastase, simethiconeTên thương hiệu: DizzoTác dụng của sản phẩm DizzoTác dụng của Dizzo là gì?Dizzo có công dụng giúp tiêu hóa các ... [xem thêm]

Aztreonam

(11)
Tác dụngTác dụng của aztreonam là gì?Aztreonam được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm phổi, nhiễm trùng da hoặc mô ... [xem thêm]

Thuốc Zantac® 75 mg

(71)
Thuốc gốc: ranitidineTên biệt dược: Zantac® 75 mgPhân nhóm: thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loét.Tác dụngTác dụng của thuốc Zantac® 75 mg là ... [xem thêm]

Ducray Shampoo®

(42)
Tên gốc:Dầu gội trị gàu Kertyol PSO Shampoo: kertyol, axit salicylic, kẽm salicylate, chất nền tẩy rửa nhẹ;Kem gội đầu cho da đầu nhờn Argeal Sebum Absorbing Treatment ... [xem thêm]

Thuốc Oralzin®

(60)
Tên gốc: kẽm sulfate monohydrateTên biệt dược: Oralzin®Phân nhóm: thực phẩm chức năng & các liệu pháp bổ trợTác dụngTác dụng của thuốc Oralzin® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN