Vắc-xin viêm gan B là thuốc gì?

(4.13) - 48 đánh giá

Tên gốc: vắc-xin viêm gan B

Phân nhóm: vaccin, kháng huyết thanh & miễn dịch

Tên biệt dược: Engerix®-B, Engerix®-B Pediatric, Recombivax® HB Adult, Recombivax® HB Dialysis Formulation, Recombivax® HB Pediatric/Adolescent, Engerix®-B (obsolete), Recombivax® HB (obsolete), Engerix®-B Pediatric (obsolete), Recombivax® HB Pediatric/Adolescent (obsolete), Recombivax® HB Adult (obsolete), Recombivax® HB Dialysis Formulation (obsolete)

Tác dụng

Tác dụng của vắc-xin viêm gan B là gì?

Vắc-xin viêm gan B có thể ngăn ngừa viêm gan B và hậu quả của nó bao gồm ung thư gan và xơ gan. Vắc-xin viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả người lớn và trẻ em có nguy cơ bị viêm gan B.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc-xin viêm gan B cho người lớn như thế nào?

Bạn sẽ được tiêm 3 liều. Liều thứ 2 và thứ 3 được tiêm sau liều thứ nhất lần lượt là 1 và 6 tháng. Khu vực tam giác là vị trí được tiêm ở người lớn và trẻ lớn. Liều lượng phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng, điển hình là 10 hoặc 20mcg.

Liều dùng vắc-xin viêm gan B cho trẻ em như thế nào?

Trẻ sẽ được tiêm 3 liều. Liều thứ 2 và thứ 3 được tiêm sau liều thứ nhất lần lượt là 1 và 6 tháng. Khu vực mặt trước bắp đùi là vị trí được tiêm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Liều lượng phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng, điển hình là 5 hoặc 10mcg.

Cách dùng

Bạn nên dùng vắc-xin viêm gan B như thế nào?

Bạn được bác sĩ tiêm trong phòng mạch hoặc các phòng khám khác. Nếu bạn có nguy cơ cao nhiễm viêm gan loại B, bạn có thể được tiêm thêm lần nữa 2 tháng sau lần tiêm đầu tiên.

Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị sốt và đau với thuốc giảm đau không chứa aspirin như acetaminophen (Tylenol®) hoặc ibuprofen (Motrin®, Advil®,…) khi tiêm và trong 24 giờ tiếp theo.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Tốt nhất là trẻ sẽ được chủng ngừa ở độ tuổi được đề nghị, vì chúng sẽ được bảo vệ khỏi các bệnh nghiêm trọng càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, đừng lo lắng nếu con của bạn đã bỏ lỡ một cuộc tiêm chủng 5-trong-1. Không bao giờ là quá muộn để tiêm vắc xin này. Hãy đến phòng khám sức khoẻ trẻ em địa phương.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc-xin viêm gan B?

Bạn không nên tiếp tục tiêm chủng nếu bạn có phản ứng dị ứng đe dọa đến mạng sống sau lần tiêm đầu tiên.

Bạn cần theo dõi bất kỳ phản ứng phụ nào sau khi tiêm vắc-xin này. Khi bạn nhận được liều tăng cường, bạn cần phải nói với bác sĩ nếu các mũi chích ngừa trước đó gây ra bất kỳ phản ứng phụ nào.

Đi cấp nếu bạn có bất cứ dấu hiệu phản ứng dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Đi khám ngay nếu bạn hoặc con bạn có bất kỳ phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm:

  • Sốt, đau cổ họng, nhức đầu với nổi mẩn đỏ da, nổi mẩn và đỏ da;
  • Nhức nhối, cáu kỉnh, khóc một giờ hoặc lâu hơn;
  • Nhịp tim đập nhanh;
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu;

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Sưng đỏ, đau, sưng tấy hoặc sưng cục nơi tiêm;
  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau khớp, đau cơ thể;
  • Mệt mỏi;
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc-xin viêm gan B, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau đây:

  • Đa xơ cứng;
  • Bệnh thận (hoặc nếu bạn đang chạy thận);
  • Chứng rối loạn đông máu hoặc đông máu như bệnh hemophilia hoặc dễ dàng bầm tím;
  • Co giật;
  • Rối loạn thần kinh hoặc bệnh ảnh hưởng đến não (hoặc nếu đây là phản ứng đối với vắcxin trước đó);
  • Hệ thống miễn dịch yếu do bệnh, ghép tủy xương hoặc sử dụng một số loại thuốc hoặc điều trị ung thư.

Bạn vẫn có thể chủng ngừa nếu bị cảm lạnh hoặc sốt. Trong trường hợp bệnh nặng hơn kèm sốt hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào, hãy chờ cho đến khi bạn cảm thấy khỏe hơn rồi mới tiêm chủng ngừa.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vắc-xin viêm gan B trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Vắc-xin viêm gan B có thể tương tác với những thuốc nào?

Bạn nên nói với bác sĩ nếu đã tiếp nhận thuốc hoặc phương pháp điều trị nào trong 2 tuần qua có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch bao gồm:

  • Các thuốc steroid tiêm, hít;
  • Thuốc trị bệnh vẩy nến, viêm khớp dạng thấp hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác chẳng hạn như azathioprine (Imuran®), efalizumab (Raptiva®), etanercept (Enbrel®), leflunomide (Arava®),…;
  • Thuốc điều trị hoặc ngăn chặn cấy ghép tạng như basiliximab (Simulect®), cyclosporine (Sandimmune®, Neoral®, Gengraf®), muromonab-CD3 (Orthoclone®), mycophenolate mofetil (CellCept®), sirolimus (Rapamune®) hoặc tacrolimus (Prograf®).

Vắc-xin viêm gan B có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc-xin viêm gan B?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc-xin viêm gan B như thế nào?

Bạn lưu trữ thuốc này trong tủ lạnh. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Vắc-xin viêm gan B có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc-xin viêm gan B có dạng thuốc tiêm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Clobetasone là gì?

(75)
Tác dụngTác dụng của clobetasone là gì?Clobetasone được sử dụng để chống viêm. Clobetasone là một thuốc corticosteroid được dùng để điều trị một số ... [xem thêm]

Madopar®

(82)
Tên gốc: levodopa, benserazidePhân nhóm: thuốc trị bệnh ParkinsonTên biệt dược: Madopar®Tác dụngTác dụng của thuốc Madopar® là gì?Thuốc Madopar® thường được ... [xem thêm]

Thuốc nelarabine

(26)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc nelarabine là gì?Nelarabine được dùng để điều trị một số bệnh ung thư (ung thư máu, ung thư hạch bạch huyết). Nelarabine là ... [xem thêm]

Thuốc Oracortia

(37)
Tên hoạt chất: Triamcinolone acetonideTên thương hiệu: OracortiaPhân nhóm: Thuốc dùng trong viêm & loét miệngCông dụng thuốc OracortiaCông dụng thuốc Oracortia là ... [xem thêm]

Thuốc Kagasdine

(23)
Tên thương hiệu: Kagasdine 20mgTên hoạt chất: omeprazolePhân nhóm: Thuốc kháng axit, chống trào ngược & chống loétTác dụng thuốc KagasdineThuốc Kagasdine trị bệnh ... [xem thêm]

Thuốc estradiol

(11)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc estradiol là gì?Estradiol là thuốc nội tiết tố nữ, dùng để giảm các triệu chứng của mãn kinh (như nóng bừng, khô âm đạo) ... [xem thêm]

Thuốc Ameproxen®

(45)
Tên gốc: natri naproxenTên biệt dược: Ameproxen® – dạng viên nén 220 mgPhân nhóm: thuốc kháng viêm không steroidTác dụngTác dụng của thuốc Ameproxen® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc lapatinib

(52)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc lapatinib là gì?Bạn có thể dùng thuốc lapatinib cùng với một loại thuốc gọi là capecitabine (Xeloda®) hoặc letrozole (Femara®) ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN