7 mẹo nhỏ giúp con yêu xóa đi nỗi sợ nha sĩ

(4.1) - 28 đánh giá

Mỗi lần dẫn con đi khám răng, con cứ đòi về hay không chịu hợp tác với nha sĩ? Đây là nỗi sợ nha sĩ phổ biến ở trẻ. Bạn có thể vượt qua điều này dễ dàng.

Để con không sợ nha sĩ, bạn cần tạo ấn tượng tích cực khi đến phòng khám răng miệng ngay từ những lần đầu tiên. Bất kỳ biểu hiện lo lắng nào của bố mẹ sẽ được trẻ ghi nhận hay nha sĩ không thân thiện cũng có thể khiến con sợ hãi. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết làm thế nào để giúp con không còn khóc hay sợ hãi khi gặp nha sĩ.

1. Bắt đầu sớm

Bạn đưa con đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Khi đó, bạn sẽ được nha sĩ tư vấn làm thế nào để giữ răng miệng của bé luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Con cũng có thể quen dần với không khí của phòng khám răng. Bạn nên đưa bé đi khám lần đầu khi con 1 tuổi hoặc lúc chiếc răng đầu tiên hiện diện.

2. Đơn giản hóa mọi thứ

Khi chuẩn bị cho con gặp nha sĩ, đặc biệt là lần đầu tiên, bạn không nên nói quá nhiều. Con sẽ càng lo lắng và thắc mắc vì sao phải đến phòng khám dù đang rất khỏe mạnh. Hãy giữ thái độ lạc quan khi nói với trẻ về việc kiểm tra răng miệng nhưng đừng khiến con tin vào những điều không đúng. Ví dụ, bạn không nói mọi thứ sẽ ổn thôi, khám răng sẽ không đau đâu. Nếu bé cần phải nhổ răng, trám răng, cạo vôi răng, điều này có thể khiến con đau và khó chịu. Do đó, nếu nói không đau, con có thể mất lòng tin vào bạn.

3. Chơi đùa với trẻ

Trước khi đưa con đến nha sĩ lần đầu, bạn hãy chơi trò nhập vai cùng con. Bạn là nha sĩ và con là bệnh nhân. Tất cả những gì bạn cần là bàn chải đánh răng. Sau đó, hãy đếm số lượng răng của con và ngân nga theo một giai điệu nào đó mà bé thích. Tuy nhiên, bạn hãy tránh giả các tiếng động của máy khoan hoặc dụng cụ nha khoa.

Bạn có thể cầm gương và chỉ cho con cách nha sĩ có thể nhìn và kiểm tra răng. Cho bé dùng bàn chải đánh răng để làm sạch răng của một con thú nhồi bông hoặc búp bê. Điều quan trọng là bạn làm cho con cảm thấy quen dần với các thao tác thường gặp khi đến nha sĩ để trẻ thoải mái khi đến nha sĩ khám răng thật.

4. Không đưa con đi khám răng cùng mình

Khi muốn khám răng của mình, một số bố mẹ cho con đến nha sĩ cùng mình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết đây là một sai lầm. Bản thân người lớn cũng có thể lo lắng về việc khám răng, nhưng lại không nhận ra. Thế nhưng, khi đi cùng, trẻ có thể cảm nhận được nỗi sợ hãi đó.

Vấn đề nhổ răng, chích thuốc, khoan vào nướu khiến con lo lắng rất nhiều dù người phải trị liệu là bố mẹ. Từ đó, bé sẽ không muốn đến nha sĩ nữa vì nha sĩ chỉ làm đau mình. Khi phải dẫn con đi khám răng cùng, bạn hãy để bé ở ngoài chơi đồ chơi hoặc xem một chương trình nào đó nhằm phân tán sự chú ý của bé.

5. Không “hối lộ” con

Nhiều chuyên gia không khuyên khích bố mẹ hứa hẹn sẽ tặng cho con phần thưởng nếu con ngoan ngoãn đến gặp nha sĩ. Điều này sẽ làm tăng sự e ngại của con. Bạn nói rằng: “Lúc khám răng, nếu không khóc, con sẽ được ăn kem”. Câu nói này có thể làm con nghĩ rằng chắc phòng khám có điều gì đó có thể khiến con khó chịu nên bạn mơiới thưởng cho bé như vậy.

Bạn cũng không nên thưởng con bằng đồ ngọt vì thức ăn này có thể gây sâu răng. Thay vào đó, sau mỗi lần khám răng, hãy khen ngợi con yêu về thái độ và sự dũng cảm của bé kèm theo một món đồ chơi nhỏ đáng yêu.

6. Chuẩn bị tinh thần khi bé quấy khóc

Khi nha sĩ, tức là người lạ với trẻ, kiểm tra răng miệng của con, trẻ quấy khóc và tỏ thái độ bất hợp tác là điều rất bình thường. Bạn nên giữ bình tĩnh để chuyên viên nha khoa xử lý các tình huống như thế này theo cách nhẹ nhàng nhất. Khi nha sĩ nhờ giữ tay chân con, bạn cũng có thể hỗ trợ để trẻ có cảm giác thoải mái và yên tâm, tránh tình trạng bé gạt tay dụng cụ nha khoa ra khỏi miệng có thể gây nguy hiểm cho con.

7. Sử dụng từ ngữ thích hợp

Không sử dụng từ ngữ quá gợi tả như đau, chích, nhổ với trẻ vì sẽ khiến bé càng sợ hãi hơn. Thay vào đó, bạn có thể dùng những từ ngữ ngộ nghĩnh nhằm giúp con vượt qua những tình huống khó khăn. Bạn có thể nói với bé yêu rằng nha sĩ đang tìm kiếm con sâu trong miệng con và tiêu diệt chúng. Hãy sử dụng các cụm từ tích cực như hàm răng sạch sẽ, khỏe mạnh sẽ giúp việc kiểm tra răng miệng trở nên vui vẻ hơn.

Hãy cho con yêu biết rằng đi khám răng định kỳ là điều cần thiết. Nha sĩ sẽ chăm sóc răng của bé để trẻ có hàm răng xinh đẹp, chắc khỏe. Bố mẹ cũng có thể giải thích thêm việc nha sĩ sẽ giúp con đánh bay lũ sâu răng đáng ghét khiến bé khó chịu và đảm bảo rằng sau này nụ cười của con sẽ luôn tỏa sáng nhờ có hàm răng trắng đẹp. Ngoài ra, hãy làm gương cho trẻ bằng cách đánh răng đúng giờ, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định

(67)
Bệnh viện Nhân dân Gia Định là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, giữ vị trí quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố và khu vực ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Bạn đã sẵn sàng để bảo vệ gia đình mình khỏi tiểu đường chưa?

(31)
Tiểu đường hay còn gọi là sát thủ thầm lặng, là một căn bệnh mà cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm. Hiểu rõ hơn về tiểu đường giúp bạn ... [xem thêm]

Mổ viêm xoang: Nên hay không nên?

(12)
Khi đã dùng nhiều loại thuốc và áp dụng các phương pháp chữa khác nhau mà triệu chứng khó chịu của viêm xoang vẫn không dứt, nhiều người nghĩ đến phương ... [xem thêm]

Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

(46)
Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người. Đa phần các ca nhiễm dại ở người đều do bị chó dại cắn. May mắn thay, bệnh dại ở ... [xem thêm]

10 cách đơn giản để giảm thiểu căng thẳng

(92)
Căng thẳng ảnh hưởng đến chúng ta về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, vậy nên đôi khi bạn cần một vài biện pháp giảm thiểu căng thẳng thật hiệu ... [xem thêm]

10 sai lầm thường gặp khiến bạn khó thụ thai

(92)
Khi bạn cố gắng có thai, đừng để những sai lầm có thể tránh được này ảnh hưởng đến mục tiêu định sẵn của bạn. Dưới đây là những lầm tưởng ... [xem thêm]

Bạn biết gì về tình trạng mang thai hóa học?

(49)
Mang thai hóa học là tình trạng sẩy thai sớm sau khi trứng đã thụ tinh thành công và chiếm tới 50 – 70% trong tổng số các trường hợp sẩy thai.Dùng que thử, ... [xem thêm]

Tại sao bạn lại mang đa thai?

(77)
Niềm vui có lẽ sẽ tăng lên gấp đôi khi bác sĩ cho biết bạn mang đa thai. Vậy tại sao mang đa thai? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé. Hai hoặc nhiều bé cùng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN