Tìm hiểu chung
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là bệnh gì?
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là một loại ung thư mà phần mô mềm trong xương gây ra bất thường ở các nguyên tủy bào, tế bào hồng cầu hay tiểu cầu.
Bệnh đôi khi có thể lan truyền đến các bộ phận khác nhau của cơ thể như gan, hạch bạch huyết, lá lách và hệ thống thần kinh trung ương (não và tủy sống).
Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy là gì?
Bệnh bạch cầu ác tính ở tủy xương sẽ ảnh hưởng đến tế bào và gây ra hầu hết các triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, làm tủy xương không thể sản xuất đủ các tế bào máu như bình thường.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh này:
- Bạn trông rất nhợt nhạt và cảm thấy kiệt sức, có thể khó thở. Tình trạng này xảy ra do thiếu các tế bào hồng cầu gây ra;
- Bạn dễ bị nhiễm trùng do thiếu tế bào bạch cầu khỏe mạnh;
- Bạn sẽ bị chảy máu bất thường, bao gồm các vết bầm không rõ lí do, rong kinh, chảy máu răng, chảy máu cam do quá ít tiểu cầu;
- Bạn có thể thấy nhiều vết đốm hay phát ban trên da;
- Bạn có thể cảm thấy không khỏe và xuống sức;
- Bạn có thể bị sốt cao và đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
Một số triệu chứng hiếm gặp có thể xảy ra như bạn cảm giác đau khớp và xương. Bên cạnh đó, những mảng da tím nổi xuất hiện trên nền da nhợt nhạt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Những nguyên nhân nào gây ra bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Theo một số nghiên cứu, những thay đổi trong DNA có thể làm các tế bào tủy xương khỏe mạnh trở thành tế bào bệnh. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và thực hiện chức năng dựa trên các thông tin trong nhiễm sắc thể (những sợi ADN) của mỗi tế bào.
Trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, các sợi nhiễm sắc thể bị biến đổi dẫn đến sai lệch thông tin di truyền, từ đó sinh bệnh.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy bao gồm:
- Hút thuốc;
- Phơi nhiễm hóa học;
- Một số loại thuốc hóa trị;
- Phơi nhiễm bức xạ;
- Một số bệnh về máu;
- Hội chứng di truyền;
- Bệnh sử gia đình;
- Cao tuổi;
- Nam giới;
- Những yếu tố nguy cơ không chắc chắn khác.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn cần tầm soát bệnh để chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ung thư nếu không có triệu chứng nào. Tuy nhiên, không có bất kỳ xét nghiệm đặc biệt nào có thể chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp dòng tủy sớm, vì vậy bạn cần báo cho bác sĩ bất kỳ triệu chứng của bệnh ngay khi phát hiện.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Bác sĩ sẽ tiến hành các điều trị đặc biệt đối với từng phân nhóm của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Hóa trị liệu là phương pháp điều trị quan trọng đối với bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Đôi khi, bác sĩ thường cấy ghép tế bào gốc sau đó. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc khác để chữa trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Trong các trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật và xạ trị.
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy có thể tiến triển nhanh chóng, vì vậy bạn nên bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt.
Đầu tiên, bạn có thể tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Các thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư cực kỳ hiện đại. Trong một số trường hợp, các thử nghiệm đó có thể là một phương pháp điều trị mới. Nếu bạn đang cân nhắc về các thử nghiệm lâm sàng, hãy hỏi bác sĩ xem phòng khám hoặc bệnh viện có đang thực hiện các thử nghiệm lâm sàng hay không.
Sau đó, sẽ là một ý hay nếu bạn tìm hiểu các phương pháp thay thế hay phương pháp bổ sung. Bạn có thể kết hợp phương pháp bổ sung cùng với điều trị y tế thường ngày. Nếu không, bạn có thể sử dụng phương pháp thay thế thay cho điều trị của bác sĩ. Những phương pháp này rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng hoặc làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa chứng minh được các phương pháp này có hiệu quả. Bạn cần thảo luận với bác sĩ về bất kỳ phương pháp nào mình đang cân nhắc sử dụng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bạch cầu cấp dòng tủy?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Bỏ thuốc lá;
- Tập thể dục;
- Có chế độ ăn đảm bảo sức khỏe;
- Giữ đầu óc thư thái.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.