Tại sao bạn lại mang đa thai?

(3.57) - 77 đánh giá

Niềm vui có lẽ sẽ tăng lên gấp đôi khi bác sĩ cho biết bạn mang đa thai. Vậy tại sao mang đa thai? Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu nhé.

Hai hoặc nhiều bé cùng lớn lên trong tử cung của mẹ được gọi là đa thai. Đôi khi các bé trông rất giống nhau khiến bố mẹ cũng dễ nhầm lẫn, nhưng cũng có trường hợp, các bé chỉ giống một số đặc điểm nên dễ nhận ra hơn.

Mang đa thai cùng trứng

Thai nhi được hình thành từ sự thụ tinh thành công của 1 trứng và 1 tinh trùng. Nếu phôi chia thành 2, bạn sẽ có cặp song sinh giống hệt nhau. Nếu một trong hai phôi phân chia lần nữa, bạn sẽ có 3 con và cứ tiếp tục như thế. Các bé đều bắt đầu với cùng bộ gen và cùng giới tính (trai, gái), phần lớn đều có hình dáng giống nhau sau khi chào đời. Cứ 1.000 ca sinh bé, có 1 ca là sinh ba, sinh tư.

Sinh đôi khác trứng

Đôi khi, có nhiều trứng rụng trong một tháng. Nếu mỗi trứng đều thụ tinh với tinh trùng khác nhau, thì xảy ra sinh đôi khác trứng. Gen của bé sinh đôi khác trứng không giống nhau (tương tự như anh chị em cùng bố mẹ). Trường hợp sinh đôi khác trứng xảy ra thường xuyên hơn.

Một phụ nữ có hai hoặc nhiều trứng rụng, mỗi trứng có thể thụ tinh ở những thời điểm khác nhau, thậm chí của những người đàn ông khác nhau. Điều này dẫn đến trường hợp sinh đôi khác trứng cùng mẹ khác cha.

Hai bé có kết nối mạnh mẽ với nhau

Bố mẹ của cặp song sinh thường cho biết con họ có một ngôn ngữ đặc biệt và chỉ sử dụng ngôn ngữ này với nhau. Rõ ràng, việc giao tiếp của thai nhi bắt đầu sớm. Một nghiên cứu cho thấy vào tuần thứ 14 của thai kỳ, cặp song sinh có những cử động hướng về nhau.

Mang thai đôi hoặc hơn sẽ sinh theo cách nào?

Khi mang đa thai, phương án tốt nhất được lựa chọn là sinh mổ nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Nếu lựa chọn sinh thường, mẹ bầu có thể không đủ sức để rặn đẻ.

Tại sao mang đa thai?

1. Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Một số điều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang đa thai. Ví dụ, nếu phụ nữ không có khả năng mang thai, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kích thích buồng trứng rụng thêm trứng. Điều này có thể làm tăng cơ hội có con nhưng làm tăng cơ hội mang đa thai.

2. Thụ tinh trong ống nghiệm

Khi áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và sau đó đưa trở lại vào tử cung người phụ nữ. Điều này có thể phức tạp và khó dự đoán được phôi thai có phát triển được trong tử cung không. Do đó, bác sĩ thường sẽ cấy một số phôi khỏe mạnh vào. Nếu may mắn, tất cả phôi sẽ lớn lên và hình thành đa thai.

3. Tuổi tác của mẹ

Hơn 35% phụ nữ Mỹ sinh đôi trên 30 tuổi. Ngay cả khi không dùng phương pháp điều trị sinh sản, phụ nữ trên 30 tuổi có thể rụng 2 trứng hoặc hơn trong một tháng. Điều này có thể do cơ thể của họ tạo ra nhiều hormone kích thích buồng trứng.

4. Chiều cao của người mẹ

Các bà mẹ có khả năng mang đa thai thường cao hơn phụ nữ khác khoảng 3cm. Ở những người này có hormone tăng trưởng IGF (yếu tố tăng trưởng giống insulin), làm buồng trứng của phụ nữ rụng nhiều trứng hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm để có kết luận chính xác.

5. Sữa

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có nhiều khả năng sinh đôi. Những nhà khoa học cho rằng sữa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone IGF hơn, dẫn đến rụng nhiều trứng hơn vào hằng tháng.

6. Những nguyên nhân khác

  • Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái sinh đôi cũng có khả năng sinh đôi.
  • Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có tỷ lệ mang đa thai cao hơn.

Biến chứng khi mang đa thai

1. Sinh non

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi mang đa thai. Một em bé đủ tháng được sinh vào khoảng thời gian tuần thứ 39 – 40 của thai kỳ. Đa số các bé sinh đôi đều sinh ra sớm hơn, dưới 37 tuần. Bé dễ bị sinh non hơn 6 lần so với thai đơn. Trẻ sơ sinh trước 32 tuần thường có vấn đề về sức khỏe lâu dài như mất thính giác, thị lực kém, tổn thương não…

2. Tiền sản giật

Mang đa thai dễ gây ra cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác. Dù những tình trạng này có thể xảy ra trong bất cứ thai kỳ nào nhưng lại nghiêm trọng hơn nếu mang đa thai. Tăng huyết áp thường là dấu hiệu đầu tiên kèm theo chứng đau đầu, các vấn đề về thị lực, buồn nôn và gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi nếu không được giám sát, can thiệp kịp thời của bác sĩ.

Lời khuyên cho bạn

Do những biến chứng phức tạp trên, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của bé và sức khỏe của người mẹ, theo dõi dấu hiệu sinh sớm. Ngoài việc siêu âm, mẹ bầu còn được làm các xét nghiệm khác để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dáng đứng xấu khiến bạn trông kém hấp dẫn, làm sao đây?

(41)
Dáng đứng xấu không những khiến bạn trông kém hấp dẫn mà còn gây nhiều tổn hại cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen đi đầu chúi phía trước, hai vai thõng ... [xem thêm]

Thực phẩm chứa nhiều vitamin E (Phần 1)

(52)
Vitamin E rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Vì thế, hằng ngày bạn nên cung cấp cho mình loại dinh dưỡng này để đảm bảo sức khỏe. Những thực ... [xem thêm]

Tẩy tế bào chết cho da mặt bằng AHA và BHA đúng cách

(11)
Tẩy tế bào chết hóa học là một xu hướng làm đẹp toàn cầu, luôn có mặt trong các bước chăm sóc da của phái đẹp các nước Mỹ, Anh, Hàn, Nhật. Xu hướng ... [xem thêm]

Hãy hít thở để giải tỏa căng thẳng

(80)
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay bị stress vì nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để xả stress, bạn nên tập theo phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả ... [xem thêm]

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang

(66)
Tên kỹ thuật y tế: Chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quangBộ phận cơ thể/mẫu thử: Thực quản, dạ dày, tá tràng/ X-quang có chất cản quangTìm hiểu ... [xem thêm]

U nguyên bào gan: Ung thư gan ở trẻ em

(27)
U nguyên bào gan chủ yếu xuất hiện ở trẻ em từ sơ sinh đến 3 tuổi. Các tế bào ung thư nguyên bào gan có thể di căn tới các khu vực khác của cơ thể.U ... [xem thêm]

Quan hệ vào buổi sáng có thật sự làm tăng cơ hội mang thai?

(28)
Với một số cặp vợ chồng, việc thụ thai không quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là một vấn đề nan giải. Có rất nhiều cách để ... [xem thêm]

Liệu bà bầu đi phân xanh có phải là dấu hiệu của bệnh không?

(73)
Một số phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy phân của mình chuyển xang màu xanh lá. Thế nhưng, thực tế, phân có màu xanh thường có rất nhiều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN