Tìm hiểu chung
Tác dụng của vitamin B2 (riboflavin) là gì?
Bạn có thể sử dụng vitamin B2 (riboflavin) trong những trường hợp thiếu hụt riboflavin. Vitamin B2 và một số vitamin B khác giúp cơ thể bạn tăng tạo hồng cầu và hỗ trợ chức năng tế bào tạo năng lượng.
Vitamin B2 (riboflavin) thường được dùng cho một số tình trạng sau:
- Nghiện rượu;
- Bỏng;
- Ung thư;
- Tiêu chảy liên tục;
- Sốt kéo dài;
- Ốm nhiều ngày;
- Nhiễm trùng;
- Bệnh đường ruột;
- Bệnh gan;
- Cường giáp;
- Bị thương nặng;
- Căng thẳng kéo dài;
- Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
Ngoài ra, riboflavin có thể được dùng cho trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu.
Hiệu quả của riboflavin trong điều trị mụn, một số loại thiếu máu (máu yếu), đau nửa đầu, chuột rút vẫn chưa được chứng minh.
Bạn nên sử dụng vitamin B2 (riboflavin) như thế nào?
Bạn có thể có thể uống vitamin B2 (riboflavin) kèm thức ăn. Bạn hãy uống thuốc theo hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên dùng liều cao hơn hoặc thấp hơn so với chỉ định.
Liều khuyến cáo của riboflavin tăng theo độ tuổi. Bạn hãy làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế để biết thêm chi tiết.
Bạn nên bảo quản vitamin B2 (riboflavin) như thế nào?
Bạn nên bảo quản vitamin B2 (riboflavin) trong tủ lanh, không được để ở ngăn đông, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng vitamin B2 (riboflavin) cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn để phòng ngừa thiếu hụt riboflavin:
Bạn dùng 1-2 mg uống mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn để điều trị thiếu hụt riboflavin:
Bạn dùng 30 mg chia thành nhiều liều uống mỗi ngày.
Liều thông thường cho người lớn bị thiếu máu do lách to và thiếu hụt enzyme glutathione reductase:
Bạn dùng 10 mg uống mỗi ngày trong 10 ngày.
Liều dùng vitamin B2 (riboflavin) cho trẻ em như thế nào?
Liều thông thường cho trẻ em bị thiếu hụt vitamin B2:
Bạn cho trẻ uống 3-10 mg mỗi ngày.
Vitamin B2 (riboflavin) có những dạng và hàm lượng nào?
Vitamin B2 (riboflavin) có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nang 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg;
- Viên nén 5 mg, 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 250 mg;
- Dung dịch tiêm 5 mg/ml, 10 mg/ml.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vitamin B2 (riboflavin)?
Như các loại thuốc khác, vitamin B2 (riboflavin) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:
- Phản ứng dị ứng;
- Nổi mẫn;
- Khó thở;
- Phù mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng vitamin B2 (riboflavin) bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng vitamin B2 (riboflavin) bạn nên báo cho bác sĩ và dược sĩ:
- Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc;
- Nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc loài động vật nào;
- Nếu bạn định dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi;
- Nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào, hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với vitamin B2 (riboflavin).
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Tương tác thuốc
Vitamin B2 (riboflavin) có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến vitamin B2 (riboflavin) không?
Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vitamin B2 (riboflavin)?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Những thực phẩm giàu vitamin B2
- Các loại rau màu xanh đậm
- Trái cây: chuối, táo, lê
- Thịt
- Các loại hạt
- Các loại ngũ cốc
Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.