Đau lưng mạn tính

(3.98) - 74 đánh giá

Tìm hiểu về đau lưng mạn tính

Đau lưng mạn tính là gì?

Đau lưng mạn tính hay đau lưng mãn tính là tình trạng đau lưng kéo dài hơn 3 tháng. Cơn đau lưng này có thể gồm các cơn đau không được kiểm soát hoặc không cải thiện dù được điều trị. Tình trạng đau lưng có thể khiến bạn yếu và cảm thấy đau ở cánh tay và chân.

Bạn có thể bị đau lưng mạn tính sau một chấn thương hoặc phẫu thuật. Cơn đau cấp tính cũng có thể phát triển thành mạn tính vì một số lý do.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:

  • Bạn có cơn đau nghiêm trọng
  • Bạn cảm thấy ngứa, tê và yếu trên cơ thể, đặc biệt là ở thắt lưng, chân, cánh tay hoặc vùng sinh dục
  • Bạn bị sốt hoặc sụt cân đột ngột
  • Bạn có cơn đau lưng mới hoặc cơn đau cũ nghiêm trọng hơn

Bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng của mình. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Nguyên nhân đau lưng mạn tính

Nguyên nhân đau lưng mạn tính là gì?

Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến cột sống, khớp hoặc cơ có thể gây đau lưng, bao gồm viêm khớp, hẹp cột sống, căng cơ hoặc hư các đĩa đệm cột sống. Các yếu tố sau đây làm bạn tăng nguy cơ mắc đau lưng:

  • Lão hóa
  • Không thường xuyên vận động và tập thể dục
  • Lặp đi lặp lại các động tác uốn, xoắn người hoặc nâng vật nặng
  • Béo phì hoặc mang thai
  • Chấn thương do ngã hoặc tai nạn
  • Lái xe, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Tư thế xấu khi ngồi hoặc đứng
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Chẩn đoán và điều trị đau lưng mạn tính

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau lưng mạn tính?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các tình trạng sức khỏe, tiền sử đau lưng và thời gian bắt đầu cơn đau. Họ cũng sẽ quan sát khi bạn đứng và đi, cũng như kiểm tra phạm vi chuyển động của bạn. Bạn cần cho bác sĩ biết khu vực đau và khi nào cơn đau thuyên giảm hoặc nặng hơn, cũng như mô tả mức độ nghiêm trọng của cơn đau và thời gian nó kéo dài. Bạn cũng cần cho bác sĩ biết nếu tình trạng đau lưng nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc khi nằm ngửa.

Những phương pháp nào giúp bạn điều trị cơn đau lưng mạn tính?

Bác sĩ đề nghị điều trị đau lưng mạn tính bằng các cánh sau:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm sưng và đau hoặc sốt. Loại thuốc kháng viêm này có thể gây chảy máu dạ dày hoặc các vấn đề về thận ở một số người. Vì vậy, nếu bạn dùng thuốc làm loãng máu, hãy luôn hỏi bác sĩ nếu thuốc NSAIDs an toàn cho bạn. Luôn đọc nhãn thuốc và làm theo đúng hướng dẫn.
  • Acetaminophen giúp giảm đau và sốt. Bạn hãy thực hiện theo đúng hướng dẫn trên nhãn và bác sĩ để biết về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Đọc nhãn của tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng để xem chúng có chứa acetaminophen không hoặc hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. Acetaminophen có thể gây tổn thương gan nếu không dùng đúng cách. Không sử dụng tổng liều hơn 4g (4.000 miligam) acetaminophen trong một ngày.
  • Thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt cơ và đau lưng.
  • Thuốc giảm đau theo toa. Bạn hãy hỏi bác sĩ cách dùng thuốc này an toàn vì một số loại thuốc giảm đau theo toa có chứa acetaminophen. Bạn không dùng các loại thuốc khác có chứa acetaminophen mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Quá nhiều acetaminophen có thể gây tổn thương gan. Thuốc giảm đau theo toa có thể gây táo bón, vì vậy bạn hãy hỏi bác sĩ làm thế nào để ngăn ngừa hoặc điều trị táo bón.

Kiểm soát đau lưng mạn tính

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát đau lưng mạn tính?

Một số biện pháp giúp bạn kiểm soát đau lưng mạn tính tại nhà như:

  • Chườm đá trong 15-20 phút mỗi giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn sử dụng một túi nước đá hoặc đặt đá và khăn sạch vào khu vực đau để giảm đau và giúp ngăn ngừa tổn thương mô.
  • Áp nhiệt trong 20-30 phút mỗi 2 giờ hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhiệt giúp giảm đau và giảm co thắt cơ bắp.
  • Massage để làm giãn các cơ bắp căng. Massage có thể giảm đau lưng do cơ bắp thắt chặt. Massage thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa loại đau lưng này.
  • Châm cứu. Đau lưng đôi khi có thể thuyên giảm bằng châm cứu. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn điều trị bằng châm cứu để đảm bảo nó an toàn cho bạn.
  • Quản lý căng thẳng. Căng thẳng có thể gây đau lưng hoặc làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Một số cách để giảm căng thẳng là nghe nhạc, thiền hoặc sử dụng liệu pháp mùi hương. Bạn cũng có thể nói chuyện với nhà trị liệu về bất cứ điều gì khiến bạn căng thẳng.
  • Duy trì vận động và tập thể dục. Bạn có thể hỏi bác sĩ về những bài tập phù hợp với bạn. Đừng ngồi hoặc nằm trong thời gian dài vì có thể làm cho cơn đau lưng tồi tệ hơn. Yoga hoặc các động tác nhẹ nhàng tương tự có thể giúp giảm đau và căng thẳng ở lưng. Bạn cũng nên đi chậm và không làm căng lưng khi thực hiện bất kỳ động tác nào.
  • Cẩn thận khi nâng vật nặng. Bạn đừng nâng vật nặng cho đến khi hết đau. Không bao giờ làm căng lưng khi nâng một vật nặng. Nếu có thể, hãy nhờ ai đó giúp bạn.
  • Tập vật lý trị liệu theo chỉ dẫn. Một nhà trị liệu vật lý có thể dạy bạn các bài tập để giúp cải thiện chuyển động và sức mạnh, cũng như để giảm đau.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau răng

(63)
Tìm hiểu chungĐau răng là tình trạng gì?Đau răng là đau ở trong, xung quanh răng và hàm mà sâu răng là nguyên nhân chính. Đau răng có thể xảy ra theo nhiều cách, ... [xem thêm]

Hội chứng người cá

(47)
Tìm hiểu chungHội chứng người cá là gì?Hội chứng nàng tiên cá hay còn gọi là hội chứng người cá, là một rối loạn phát triển bẩm sinh cực kỳ hiếm ... [xem thêm]

Cảm lạnh

(47)
Cảm lạnh là một bệnh rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Tuy ít nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến cuộc ... [xem thêm]

Fabry

(88)
Tìm hiểu chungBệnh Fabry là bệnh gì?Bệnh Fabry còn được gọi là bệnh rối loạn tích trữ mỡ di truyền, thiếu hụt GLA và thiếu men alpha-galactosidase.Bệnh Fabry ... [xem thêm]

Bệnh giảm bạch cầu

(51)
Bệnh giảm bạch cầu do nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý nguy hiểm gây ra. Vậy dấu hiệu bạch cầu giảm là gì? Đọc ngay để nắm và phòng ngừa!Tìm hiểu ... [xem thêm]

Lymphôm Burkitt

(42)
Tìm hiểu chungLymphôm Burkitt là bệnh gì?Bệnh lymphôm Burkitt là một dạng của ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin mà ung thư bắt nguồn từ các tế bào miễn ... [xem thêm]

Bệnh bạch sản

(56)
Tìm hiểu chungBệnh bạch sản là gì?Bạch sản là bệnh gây ra những mảng da dày, trắng trên lưỡi và trong lớp lót niêm mạc miệng. Hút thuốc là nguyên nhân ... [xem thêm]

Đau cơ quay khớp vai (viêm gân chóp xoay)

(86)
Tìm hiểu chungĐau cơ quay khớp vai (viêm gân chóp xoay) là bệnh gì?Đau cơ quay khớp vai hay còn gọi là viêm gân chóp xoay. Đây là tình trạng bị chấn thương một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN