Cách sơ cứu khi bị chó dại cắn

(4.34) - 46 đánh giá

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm cho cả vật nuôi và con người. Đa phần các ca nhiễm dại ở người đều do bị chó dại cắn. May mắn thay, bệnh dại ở người rất dễ điều trị và hiếm khi gây tử vong nếu bạn tiêm phòng đúng lúc và có cách sơ cứu khi bị chó cắn kịp thời.

Những việc cần làm ngay khi bị chó dại cắn

Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu xem con vật cắn bạn có được tiêm ngừa bệnh dại hay chưa. Nếu bạn không biết chủ sở hữu của con vật hoặc con vật đã rời đi, hãy liên hệ với các cơ quan kiểm soát động vật để họ tìm giúp bạn.

Nếu bị cắn trong khi đi ngang qua một con chó bị xích, bạn nên dừng lại và kiểm tra xem vết cắn có làm rách da hay không, đồng thời lấy thông tin về chó từ chủ sở hữu. Đừng chờ đợi đến khi về nhà mới kiểm tra vết cắn.

Tất cả chó và mèo đã cắn một người cần được cách ly trong 10 ngày và được bác sĩ thú y kiểm tra các dấu hiệu bệnh dại. Nếu con vật không có dấu hiệu bệnh dại sau 10 ngày thì bạn không cần tiếp tục tiêm ngừa. Ngược lại, bạn sẽ phải tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn

Các bước cần thực hiện sau khi bị chó dại cắn

  • Đầu tiên, bạn rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước, bôi thuốc sát trùng để làm sạch vết thương.
  • Sau đó, bạn đến bệnh viện ngay. Nếu bạn để quá lâu, virus sẽ di chuyển qua hệ thống thần kinh, lây lan đến các cơ quan và não của bạn. Tại thời điểm đó, sẽ quá muộn để các bác sĩ làm bất cứ điều gì.

Làm gì khi chó nhà bị cắn hay tiếp xúc với virus dại?

Liên lạc với cơ quan kiểm soát, bảo vệ động vật hoặc bác sĩ thú y nếu thú cưng của bạn bị cắn hoặc bạn nghi ngờ thú cưng bị động vật khác cắn.

Giữ trẻ em và những người khác tránh xa vật nuôi cho đến khi nó được bác sĩ thú y kiểm tra.

Thú cưng cũng phải được cách ly với các động vật khác và có sự tiếp xúc hạn chế với con người. Có hai loại cách ly đối với vật nuôi đã tiếp xúc với động vật dại:

  • Cách ly 60 ngày: Dành cho thú cưng đã được tiêm phòng dại và phải ngay lập tức tiêm lại vaccine bệnh dại.
  • Cách ly 6 tháng: Dành cho thú cưng chưa được tiêm dại trước đó. Nó sẽ không được tiêm chủng cho đến tháng thứ 5. Sau khi được tiêm ngừa vào tháng thứ 5 của quy trình cách ly mà thú cưng vẫn có biểu hiện của bệnh dại, bạn buộc lòng phải cho nó một cái chết nhẹ nhàng.
  • Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nhận diện các biểu hiện của bệnh dại ở giai đoạn đầu

    Các bước sơ cứu khi bị chó cắn

    Cách sơ cứu khi bị chó cắn sẽ tùy theo mức độ nghiêm trọng của vết cắn.

    √ Nếu da bạn bị xước, hãy rửa vùng đó bằng nước ấm và xà phòng.

    √ Cách sơ cứu khi bị chó cắn là nếu vết cắn chảy máu, hãy đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để cầm máu.

    Tất cả các vết thương do chó cắn, ngay cả những vết thương nhỏ, cũng cần được theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng cho đến khi chúng được chữa lành hoàn toàn.

    √ Nếu vết thương trở nên tồi tệ hơn, bạn cảm thấy đau hoặc bị sốt, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.

    √ Cần tiêm ngay vaccine phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

    • Vết cắn ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục.
    • Khi bị chó dại cắn, chó có biểu hiện dại hay địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh, nạn nhân cũng cần đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

    √ Không tiêm ngay mà phải theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

    • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
    • Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh.

    Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích thì bạn nên nhanh chóng đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải tiêm phòng dại nữa.

    Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP)

    Khi nghi nhiễm bệnh dại, bạn cần thực hiện PEP ngay lập tức. PEP bao gồm một đợt tiêm vaccine bệnh dại mạnh kèm theo sử dụng immunoglobulin để tăng hiệu quả của vaccine.

    ♦ PEP phải được áp dụng bằng phác đồ đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả.

    ♦ PEP không chống chỉ định nếu sử dụng chung với immunoglobulin. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cũng không chống chỉ định với PEP.

    ♦ Nếu immunoglobulin bệnh dại không có sẵn trong lần tiêm đầu tiên, bạn phải đợi đến 7 ngày sau liều tiêm đầu tiên mới sử dụng được.

    ♦ Không nên chờ kết quả chẩn đoán trong phòng thí nghiệm hoặc trì hoãn cho tới khi nghi ngờ chó bị bệnh dại mới bắt đầu thực hiện PEP.

    ♦ Đối với bệnh nhân bị chó dại cắn sau nhiều tháng mới điều trị PEP, thì việc điều trị vẫn phải được thực hiện như người bệnh mới bị nhiễm gần đây.

    ♦ PEP được áp dụng ngay cả khi động vật tấn công bạn chỉ bị nghi ngờ hoặc bạn không thể tìm ra được con vật đã cắn mình. Tuy nhiên, có thể ngừng sử dụng vaccine và immunoglobulin nếu động vật đó được xác định là đã tiêm phòng bệnh dại.

    ♦ Trong các khu vực nhiễm bệnh dại, PEP nên được thực hiện ngay lập tức trừ khi có đầy đủ dữ liệu chỉ ra rằng, loài động vật cắn bạn không bị mắc bệnh dại.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại có chữa được không?

    Lời khuyên bảo vệ bạn và thú cưng khỏi bệnh dại

    ♦ Luôn luôn cập nhật lịch tiêm vaccine bệnh dại cho thú cưng của bạn. Chó con và mèo con nên được tiêm vaccine bệnh dại đầu tiên vào lúc 12 tuần tuổi. Và chúng phải tiêm phòng lại sau một năm, sau đó cứ 3 năm 1 lần tiêm phòng trong suốt quãng đời còn lại.

    ♦ Giữ giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại của thú cưng ở nơi dễ kiếm, phòng ngừa khi chúng tấn công ai đó, bạn sẽ có đủ giấy tờ chứng minh rằng nó đã được tiêm phòng bệnh dại.

    ♦ Nếu thú cưng của bạn bị một vật nuôi khác cắn, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y ngay lập tức và yêu cầu chủ sở hữu vật nuôi kia cung cấp bằng chứng tiêm phòng bệnh dại. Nếu con vật kia chưa tiêm vaccine bệnh dại, bạn nên báo cáo sự cố cho cơ quan kiểm soát động vật địa phương để đảm bảo rằng nó được cách ly thích hợp.

    Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêm phòng 7 trong số 10 con chó trong quần thể chó cũng đã đủ bảo vệ người dân trong cộng đồng khỏi bệnh dại.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Đánh bay nỗi lo xâm hại trẻ em khi sớm dạy trẻ các bộ phận cơ thể

    (45)
    Việc chủ động dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là các bộ phận nhạy cảm, là cách đơn giản nhất để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xâm ... [xem thêm]

    Tìm hiểu về các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson

    (15)
    Bệnh Parkinson là một rối loạn cấp cao của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến vận động của bệnh nhân. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc chuyên dùng để ... [xem thêm]

    Nhồi máu động mạch võng mạc do đột quỵ

    (81)
    Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

    Các thói quen xấu tốt cho sức khỏe mà bạn không nên từ bỏ

    (93)
    Theo một nghiên cứu do Đại học Wollongong (Australia) thực hiện, cho trẻ vận động từ 30 đến 40 phút mỗi ngày sẽ phát triển nhận thức và khả năng học tập ... [xem thêm]

    5 loại bánh cho bà bầu giúp giải tỏa nhanh cơn thèm đồ ngọt

    (91)
    Bánh cho bà bầu là món ăn được rất nhiều phụ nữ yêu thích vì tính tiện lợi và ngon miệng. Đặc biệt, nếu chọn được loại bánh phù hợp dùng làm món ... [xem thêm]

    Những lợi ích chữa bệnh bất ngờ từ bạc hà

    (86)
    Bạc hà là loại thảo mộc quen thuộc được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Lá bạc hà không chỉ được sử dụng làm gia vị trong các món ăn và đem ... [xem thêm]

    Giải mã 7 ngôn ngữ cơ thể của bé và cách xử lý

    (81)
    Trẻ dưới một tuổi chưa biết nói nên khó giao tiếp với mẹ. Bạn có thể dựa vào ngôn ngữ cơ thể của bé, đoán điều con cần để xử lý kịp thời mong ... [xem thêm]

    Bạn biết gì về tái tạo bề mặt da bằng tia laser?

    (41)
    Chăm sóc da luôn là vấn đề được mọi người quan tâm không chỉ ở phụ nữ mà còn ở cánh mày râu. Rất nhiều người, đặc biệt là những người gặp phải ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN