Ho gà

(3.66) - 92 đánh giá

Tìm hiểu chung

Ho gà là bệnh gì?

Ho gà được xem là một bệnh dễ lây truyền ở đường hô hấp qua mũi và họng. Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu điển hình là ho theo từng chuỗi kế tiếp nhau kèm theo tiếng hít sâu như tiếng gà gáy. Bệnh rất dễ lây truyền nhưng các loại vắc-xin như DTaP và Tdap có thể giúp ngăn ngừa bệnh ở người lớn và trẻ em.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ho gà là gì?

Thời gian xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của ho gà là khoảng 10 ngày sau khi bị nhiễm. Các dấu hiệu và triệu chứng ở giai đoạn đầu thường nhẹ và khá giống với cảm cúm thông thường. Bạn có thể bị:

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()
  • Sổ mũi;
  • Nghẹt mũi;
  • Mắt đỏ và ướt;
  • Sốt;
  • Ho.

Sau một hoặc hai tuần, các dấu hiệu và triệu dần trở nặng. Các cơn ho dai đẳng có thể gây:

  • Buồn nôn;
  • Mặt chuyển đỏ hoặc tím tái;
  • Mệt mỏi;
  • Có tiếng thở rít trong lần thở tiếp theo.

Trẻ sơ sinh có thể không ho nhưng lại gặp các vấn đề về khó thở hoặc bị ngừng thở tạm thời.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu sau:

  • Nôn;
  • Mặt chuyển đỏ hoặc tím tái;
  • Khó thở hoặc ngừng thở tạm thời;
  • Tiếng thở rít vào như tiếng gà kêu.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh ho gà?

Vi khuẩn ho gà là nguyên nhân gây bệnh. Khi bạn tiếp xúc với người bị bệnh hoặc ở gần người bị nhiễm, khi họ ho hoặc hắt hơi, bạn có thể hít phải mầm bệnh trong không khí vào phổi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh ho gà?

Ho gà thường gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em nhưng có thể tác động đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho gà?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho gà, chẳng hạn như:

  • Thuốc ngăn ngừa ho gà bạn được tiêm khi còn bé đã không còn tác dụng;
  • Con bạn đang trong thời kì tiêm vắc-xin nhưng không miễn dịch hẳn với bệnh ho gà cho đến khi tiêm đủ 3 mũi. Điều đó có nghĩa trong vòng 6 tháng, con bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ho gà?

Các dấu hiệu và triệu chứng của ho gà không biểu hiện rõ trong giai đoạn đầu hoặc có thể giống với các bệnh đường hô hấp thông thường khác, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm hoặc viêm phế quản, điều này gây khó khăn trong chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể hỏi về các triệu chứng và lắng nghe cách ho để chẩn đoán.

Nếu bác sĩ muốn chẩn đoán chính xác, bạn sẽ phải làm một số xét nghiệm y tế như xét nghiệm mũi và cổ họng, xét nghiệm máu và chụp X-quang.

Xét nghiệm mũi và cổ họng có nghĩa là sử dụng tăm bông để thấm hoặc hút dịch ở khu vực giao giữa mũi và cổ họng để kiểm tra xem có vi khuẩn ho gà hay không. Xét nghiệm máu đòi hỏi một lượng máu nhất định, sau đó bác sĩ sẽ gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra số lượng bạch cầu trong cơ thể vì các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại bệnh ho gà. Bác sĩ cũng có thể chụp X-quang để kiểm tra xem có viêm hoặc chất dịch trong phổi hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ho gà?

Để điều trị ho gà giai đoạn đầu, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn ho gà, làm giảm các triệu chứng và dần bình phục. Nếu bệnh ho gà được chẩn đoán quá muộn, bạn vẫn có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Trong một số trường hợp, những thành viên trong gia đình cũng sẽ nhận được kháng sinh phòng ngừa ho gà.

Nếu các cơn ho khiến bạn uống không đủ nước thì bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức.

Ho gà thường khiến trẻ em gặp nguy hiểm, do đó phải nhập viện để điều trị. Nếu con của bạn gặp khó khăn trong ăn uống thì bác sĩ sẽ truyền dịch. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể điều trị tại nhà.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ho gà?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Nghỉ ngơi thường xuyên;
  • Uống nhiều nước lọc, nước trái cây hoặc súp;
  • Ăn các bữa nhỏ trong ngày, điều này có thể giúp bạn không bị nôn sau khi ho;
  • Làm sạch không khí để loại bỏ các tác nhân gây ho, như khói thuốc lá và khói từ lò sưởi;
  • Bạn nên che miệng và rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa bệnh.

Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất cho bạn.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng DiGeorge

(38)
Tìm hiểu chungHội chứng DiGeorge là gì?Hội chứng DiGeorge, chính xác hơn là hội chứng mất đoạn 22q11.2, là một rối loạn gây ra do thiếu một phần nhỏ của ... [xem thêm]

Sản giật

(45)
Tìm hiểu chungSản giật là bệnh gì?Sản giật là tình trạng khởi phát cơn co giật hoặc hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng nặng của tiền ... [xem thêm]

Viêm giáp (Viêm tuyến giáp)

(91)
Định nghĩaBệnh viêm giáp (viếm tuyến giáp) là gì?Viêm giáp (viêm tuyến giáp) là tình trạng viêm (sưng) tuyến giáp. Đây là một tuyến nhỏ ở dưới cổ đóng ... [xem thêm]

Hen phế quản

(25)
Tìm hiểu chungHen phế quản là bệnh gì?Hen phế quản là tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào ... [xem thêm]

Viêm phúc mạc

(51)
Tìm hiểu chungBệnh viêm phúc mạc là gì?Phúc mạc là một màng mỏng bao phủ bên trong cơ thể và bảo vệ các cơ quan trong ổ bụng. Viêm phúc mạc là tình trạng ... [xem thêm]

U xơ thần kinh loại 2

(59)
Tìm hiểu chungU xơ thần kinh loại 2 là bệnh gì?U xơ thần kinh loại 2 là rối loạn di truyền mà trong đó khối u hình thành ở mô thần kinh. Những khối u này có ... [xem thêm]

Hội chứng ống trụ

(41)
Định nghĩaHội chứng ống trụ là bệnh gì?Hội chứng ống trụ là tình trạng dây thần kinh trụ tại khuỷu tay bị tổn thương khi có áp lực đè lên nó. Dây ... [xem thêm]

Hội chứng Stickler

(89)
Tìm hiểu chungHội chứng Stickler là gì?Hội chứng Stickler là một rối loạn di truyền có thể gây ra các vấn đề về thị giác, thính giác và khớp nghiêm trọng. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN