MERS

(4.09) - 17 đánh giá

Tìm hiểu chung

MERS là bệnh gì?

MERS (hay Hội chứng hô hấp Trung Đông) là bệnh nhiễm trùng phổi do virus corona gây ra. Bệnh lần đầu tiên xuất hiện tại Ả Rập Xê Út vào năm 2012 và gây ra hơn 1600 trường hợp với 36% tỷ lệ tử vong.

Bệnh MERS bùng phát gần đây nhất là ở Hàn Quốc vào năm 2015 với 180 ca bệnh và hơn 35 trường hợp tử vong. Trong khi tình trạng nguy hiểm này đang giết chết 36% người bị nhiễm virus, các nhà khoa học lại nói rằng không có gì phải lo ngại. Nhiễm trùng có thể lây lan nếu có tiếp xúc gần với nguồn bệnh.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh MERS là gì?

Đôi khi, bệnh không có bất kì triệu chứng nào. Sau một thời gian ủ bệnh khoảng 5 ngày, bệnh nhân ho và sốt, có thể tiến triển tới bệnh suy hô hấp trong vòng một tuần. Các triệu chứng thường gặp của bệnh MERS tương tự như bệnh nhiễm virus thông thường, bao gồm:

  • Sốt;
  • Ho;
  • Khó thở;
  • Buồn nôn;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Viêm phổi;
  • Ớn lạnh;
  • Tức ngực;
  • Nhức mỏi cơ thể.

Đôi khi bệnh có thể gây tổn thương đến các cơ quan, chẳng hạn như thận.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh MERS?

Bệnh MERS gây ra bởi virus MERS-CoV ở động vật. Tương tự như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), bệnh MERS không có vắc xin phòng ngừa. Virus này lây từ động vật sang người hoặc từ người sang người do tiếp xúc. Lạc đà được cho là vật chủ có chứa lượng lớn virus MERS-CoV. MERS không giống với bệnh cúm hoặc cảm lạnh thường không lây lan, bệnh này lan truyền từ người bị nhiễm sang người sống chung hay những người trực tiếp chăm sóc người bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh MERS?

Bệnh MERS rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi từ trẻ dưới 1 đến 99 tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh MERS?

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh MERS, chẳng hạn như:

  • Lớn tuổi;
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc các bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc bệnh phổi làm cho sức khỏe của bạn dễ bị tấn công;
  • Cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch;
  • Tiêu thụ sản phẩm động vật sống (sữa lạc đà, thịt,…).
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào để chẩn đoán bệnh MERS?

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm RT-PCR để xác định ADN của virus. Bác sĩ sẽ lấy các mẫu bệnh phẩm từ đường hô hấp hoặc từ máu để tìm kháng thể chống virus MERS-CoV.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh MERS?

Không may, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị bệnh MERS. Việc điều trị bệnh chủ yếu nhằm mục đích chăm sóc hỗ trợ tích cực, kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

Bác sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn và những người chăm sóc các biện pháp phòng ngừa để tránh lây lan virus.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh MERS?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây;
  • Che miệng và mũi bằng một miếng khăn giấy khi bạn ho hoặc hắt hơi, ném chúng vào thùng rác ngay lập tức và rửa tay;
  • Không lan truyền bệnh lên các vật dụng nhiều người tiếp xúc chung, chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc mặt bàn;
  • Tránh chạm vào mặt, miệng và mũi khi chưa rửa tay;
  • Không dùng chung cốc, đồ dùng hoặc các vật dụng với những người khác;
  • Không đi du lịch đến những nơi mà dịch đang xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Polyp mũi

(18)
Bạn đã bao giờ bắt gặp triệu chứng nghẹt mũi kéo dài liên tục trong nhiều tuần hay thậm chí là nhiều tháng? Nếu tình trạng này xảy ra, dấu hiệu trên có ... [xem thêm]

Túi phình mạch máu não

(99)
Túi phình mạch máu não là bệnh lý mạch máu đặc biệt nằm trong não. Thành động mạch chỗ túi phình bị mỏng, chứa đầy máu và có nguy cơ vỡ, gây xuất ... [xem thêm]

Chứng thả bàn chân

(47)
Tìm hiểu chung Chứng thả bàn chân là tình trạng gì?Thả chân, đôi khi được gọi là “rũ chân”, là tình trạng không có khả năng để nâng phần phía trước ... [xem thêm]

Viêm giác mạc

(51)
Viêm giác mạc là tình trạng nhãn khoa không quá nguy hiểm nhưng lại có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh nếu không được ... [xem thêm]

Chứng đau đa cơ do thấp khớp

(36)
Tìm hiểu chungChứng đau đa cơ do thấp khớp là bệnh gì?Đau đa cơ do thấp khớp là một rối loạn viêm gây đau cơ bắp và căng cứng, đặc biệt là ở vai. Các ... [xem thêm]

Hội chứng huyết tán tăng ure máu (HUS)

(100)
Hội chứng HUS còn có tên gọi khác là hội chứng tăng ure máu, hội chứng tán huyết ure huyết hay hội chứng ure huyết cao. Đây là 1 loại bệnh nguy hiểm nhưng ... [xem thêm]

Tiểu ra máu

(22)
Tìm hiểu chungTiểu ra máu là gì?Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của sự rối loạn nghiêm ... [xem thêm]

Hạ natri máu

(12)
Tìm hiểu về bệnh hạ natri máuBệnh hạ natri máu là gì?Natri trong máu giúp kiểm soát lượng nước trong và xung quanh các tế bào trong cơ thể.Hạ natri máu là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN