6 điều bạn có thể chưa biết về lúm đồng tiền ở cằm

(4.26) - 19 đánh giá

Bạn có bị ấn tượng bởi hình lúm đồng tiền ở cằm độc đáo của siêu mẫu Miranda Kerr? Không chỉ mang lại nét duyên riêng cho chủ nhân mà cằm chẻ dưới góc nhìn nhân tướng học còn mang đến nhiều ý nghĩa thú vị nữa đấy.

Cằm chẻ hay còn được gọi là cằm bổ đôi là kiểu cằm có lúm đồng tiền hay cằm có vết lõm ở giữa, tạo cảm giác như chiếc cằm được chia ra làm hai phần. Đàn ông sở hữu lúm đồng tiền ở cằm thường thể hiện sự mạnh mẽ và nam tính. Còn phụ nữ cằm chẻ có thể xem là biểu tượng của cá tính và sức lôi cuốn. Ngoài những cảm nhận về mặt thẩm mỹ, bạn hãy cùng tìm hiểu thêm một số sự thật thú vị quanh lúm đồng tiền ở cằm này nhé.

1. Đặc điểm của cằm chẻ

Dấu hiệu cằm chẻ thường hình thành trước khi sinh. Đặc trưng lúm đồng tiền ở cằm không phải ai cũng có và thường phổ biến hơn ở những người có nguồn gốc ở châu Âu hoặc vùng Trung Đông. Đặc điểm này xuất hiện khi mặt trái và mặt phải của phần hàm dưới không hoàn toàn hợp nhất với nhau trong quá trình phát triển của thai nhi.

2. Cằm chẻ có tính di truyền

Nguyên nhân hình thành lúm đồng tiền ở cằm chủ yếu là do yếu tố di truyền. Đây được cho là đặc điểm di truyền nổi trội. Nếu những người trong gia đình có lúm đồng tiền ở cằm, bạn cũng có khả năng sở hữu đặc điểm này nhiều hơn.

Theo đó, nếu bố hoặc mẹ có cằm chẻ thì con có khoảng 25 – 50% có cằm chẻ. Trường hợp cằm chẻ có ở cả bố và mẹ thì tỷ lệ này là khoảng 50 – 100%. Tuy là một đặc điểm được quy định bởi gene nhưng không phải bố mẹ cằm chẻ sinh ra con cũng sẽ có vết rãnh giữa cằm hay ngược lại.

3. Cằm chẻ thể hiện sự quyến rũ

Chiếc cằm bổ đôi giúp bạn dễ gây ấn tượng với người đối diện, khiến khuôn mặt của bạn trở nên thanh thoát và quyến rũ hơn. Còn trong nhân tướng học, chủ nhân của chiếc cằm chẻ kết hợp với các đặc điểm khác như má lúm đồng tiền hay môi chẻ thường dễ chiếm được thiện cảm của người khác. Những người có lúm đồng tiền ở cằm cũng thường được cho rằng có khiếu thẩm mỹ tốt, tính thẳng thắn và có đôi chút bướng bỉnh.

4. Có nhiều dạng cằm chẻ

Định nghĩa cằm chẻ là một tên gọi chung nhưng thực ra thì trong đó còn nhiều loại cằm chẻ khác nhau nữa. Chiếc cằm bổ đôi có thể chia ra thành nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là cằm rãnh dọc, rãnh hình chữ Y và lúm tròn đồng tiền. Ngoài đặc điểm cấu trúc khác biệt thì cằm chẻ không gây ra bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào khác.

5. Cảm nhận về cằm chẻ khác nhau

Tùy theo quan niệm thẩm mỹ cá nhân mà bạn có thể thích lúm đồng tiền ở cằm hay không. Một số người ưa chuộng mốt cằm chẻ vì tạo điểm nhấn cho gương mặt, khiến gương mặt trở nên nổi bật hơn. Thế nhưng cũng không ít người muốn phẫu thuật loại bỏ lúm đồng tiền ở cằm vì cho rằng cằm không đẹp và da sẽ dễ bị chảy xệ theo thời gian, khiến gương mặt kém thon gọn.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 6 bước massage để sở hữu khuôn mặt thon gọn

6. Phẫu thuật tạo cằm chẻ

Nếu không sở hữu chiếc lúm đồng tiền ở cằm tự nhiên thì bạn có thể nhờ đến các biện pháp can thiệp thẩm mỹ để tạo hình chiếc cằm đặc biệt này. Kỹ thuật tạo cằm chẻ sẽ chia đôi đỉnh cằm cho cân đối nhất với khuôn mặt bằng cách tạo một vết mổ nhỏ, bóc tách rãnh và khâu lại bằng chỉ thẩm mỹ. Hai phương pháp tạo cằm chẻ thường được sử dụng là:

• Mổ trong khoang miệng: Bác sĩ bắt đầu rạch một đường nhỏ trong khoang miệng, sau đó luồn chỉ tạo gợn sóng nhỏ. Phương pháp này được đánh giá là an toàn và không để lộ sẹo.

• Mổ dưới cằm: Phương pháp này đơn giản hơn nhưng tính thẩm mỹ không cao do có thể để lại sẹo mờ dưới cằm. Bác sĩ sẽ tiến hành trích một lỗ nhỏ ngay phía dưới cằm, luồn chỉ thẩm mỹ nội soi để tạo lúm đồng tiền ở cằm phù hợp với gương mặt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm của phẫu thuật độn cằm

Chiếc cằm cũng là một đặc điểm quan trọng tạo nên nét đẹp tổng thể cho toàn bộ khuôn mặt. Lúm đồng tiền ở cằm có những nét đặc biệt và khả năng tạo sự cuốn hút riêng, nhưng một chiếc cằm thon gọn cũng sẽ là một điểm cộng lớn cho bạn. Đừng bỏ qua các bài tập thể dục đơn giản và chế độ ăn uống hợp lý để có được một chiếc cằm quyến rũ hơn nhé!

Tuyết Trinh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 giai đoạn của giấc ngủ bạn cần biết

(78)
Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu cũng như ăn uống. Nó góp phần giúp bạn phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh, cân bằng khẩu vị, điều ... [xem thêm]

Giải mã sức mạnh cặp đôi hàu biển và đông trùng hạ thảo đối với sinh lý nam giới

(74)
Cuộc sống tình dục lành mạnh là một yếu tố quyết định chất lượng đời sống của mỗi gia đình. Để chuyện yêu thêm mặn nồng, hãy bổ sung cặp đôi ... [xem thêm]

Tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P2)

(70)
Bệnh lý tuyến giáp là bệnh mà nhiều mẹ bầu cần phải lưu ý. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan ... [xem thêm]

Nhận diện dấu hiệu đái tháo đường thai kỳ

(94)
Sự thay đổi sinh lý trong cơ thể người mẹ khi mang thai có thể gây nên đái tháo đường thai kỳ. Ngoài đường huyết tăng cao trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc ... [xem thêm]

Những mối quan hệ ngược đãi/lạm dụng

(41)
Mối quan hệ lành mạnh bao gồm sự tôn trọng và tin tưởng Một mối quan hệ lành mạnh hàm chứa sự tôn trọng, tin tưởng và quan tâm đến người kia. Đáng ... [xem thêm]

14 nguyên nhân khiến bạn đói bụng liên tục

(37)
Có khi nào mà bạn vừa ăn xong một bữa thật no nê nhưng chẳng lâu sau đó cái bụng đói lại sôi lên cồn cào? Bạn nên lưu ý một số nguyên nhân khiến cơn ... [xem thêm]

Bạn có nên tập gym sau khi uống rượu bia?

(48)
Bạn có lịch tập gym định kỳ vào buổi chiều sau giờ tan tầm, thế nhưng lại chẳng thể bỏ lỡ chầu nhậu đã hẹn sẵn với đồng nghiệp. Liệu bạn có ... [xem thêm]

6 mối nguy tiềm ẩn khi bà bầu uống nước ngọt có ga

(46)
Mặc dù không được liệt vào danh sách nhóm các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai nhưng bà bầu vẫn nên tránh uống nước ngọt có ga. Nguyên nhân là ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN