7 bí quyết duy trì lịch tập thể dục cho mẹ bầu

(3.83) - 37 đánh giá

Tập thể dục khi mang thai không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn hỗ trợ rất nhiều cho thai nhi, đem lại nhiều thuận lợi khi bạn chuyển dạ và sinh con. Duy trì kế hoạch luyện tập sẽ dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện những hoạt động bạn thật sự cảm thấy yêu thích và phù hợp với thời gian biểu hàng ngày của mình. Bạn nên xây dựng kế hoạch tập luyện cho riêng mình với sự giúp đỡ của bác sĩ hoặc các huấn luyện viên thể hình. Kế hoạch tập luyện phải phù hợp với điều kiện sức khỏe, thời gian cũng như nhu cầu của bạn. Những lợi ích của việc tập luyện khi mang thai bao gồm:

  • Ít bị ốm nghén hơn trong quá trình mang thai;
  • Có phần lưng khỏe hơn và ít bị đau lưng hơn;
  • Phần khung chậu khỏe hơn;
  • Cảm thấy năng động hơn và tự tin hơn;
  • Tuần hoàn máu tốt hơn, do đó bạn sẽ ít có nguy cơ bị cao huyết áp khi mang thai;
  • Tránh bị tăng cân quá mức khi mang thai và sau sinh sẽ dễ dàng lấy lại vóc dáng hơn.

Những gợi ý đơn giản sau sẽ giúp mẹ bầu duy trì việc tập thể dục hiệu quả:

1. Bắt đầu từ các loại hình đơn giản

Bạn không cần đăng ký khoá gym hoặc sắm những bộ đồ tập luyện đắt tiền để có động lực giữ dáng. Bạn chỉ cần di chuyển nhiều, chẳng hạn như cố gắng đi bộ hằng ngày trong khu dân cư và chú ý thay đổi những đường đi khác nhau để tạo sự thú vị.

2. Tìm một người bạn đồng hành

Luyện tập có thể trở nên thú vị hơn nếu bạn vừa tập vừa trò chuyện với một người bạn. Cả hai sẽ cùng đốc thúc nhau để luyện tập chăm chỉ và hiệu quả hơn. Tốt hơn nữa, bạn có thể tập với cả gia đình của chính mình.

3. Dùng tai nghe nhạc

Bạn có thể nghe nhạc hoặc đọc một cuốn sách trong khi đang tập luyện. Bạn nên nghe những bài hát sôi động để tiếp thêm sinh lực cho việc luyện tập của mình.

4. Tham gia vào một lớp học thai sản

Rất nhiều trung tâm thể dục và bệnh viện có đưa ra những lớp học dành riêng cho phụ nữ mang thai. Hãy chọn một lớp phù hợp với sở thích và thời gian biểu của bạn.

5. Tự thưởng cho mình

Hãy tự trao thưởng cho mình nếu bạn luôn tích cực tập luyện theo đúng kế hoạch. Phần thưởng của bạn có thể là một mẩu sô-cô-la nhỏ mà bạn yêu thích hay một buổi đi mát–xa.

6. Sáng tạo

Đừng giới hạn bản thân vào một điều gì cả. Bạn có thể tham gia các hoạt động đi bộ đường dài, chèo thuyền hoặc khiêu vũ.

7. Cho phép bản thân nghỉ ngơi

Chịu đựng những bài tập gắng sức sẽ có thể làm giảm sự phát triển của thai kỳ.

Bạn có thể quan tâm:

4 phương pháp thư giãn cho mẹ bầu

3 bài tập thể dục cho mẹ bầu chuyển dạ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹo phòng ngừa và điều trị virus HPV

(100)
Theo thống kê, có hơn một nửa số đàn ông và phụ nữ quan hệ tình dục thường xuyên sẽ bị lây nhiễm Siêu vi trùng Papilloma ở người (Human Papilloma Virus – ... [xem thêm]

6 dấu hiệu bạn bị mất nước: Hãy bổ sung nước ngay!

(58)
Khi thời tiết nóng bức, hãy lưu ý đến những dấu hiệu bạn bị mất nước để kịp thời bổ sung. Mất nước có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ... [xem thêm]

Cảm giác bị bỏ rơi, khởi nguồn của những nỗi sợ

(50)
Cảm giác bị bỏ rơi khiến bạn lạc lõng giữa đám đông như một hạt cát đơn độc lạc trong sa mạc mênh mông… Ở đó, bạn luôn cảm thấy sợ hãi và chỉ ... [xem thêm]

Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

(28)
Rất nhiều người không biết rằng tự kỷ không phải là một bệnh. Trẻ tự kỷ có sự rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ ... [xem thêm]

Tìm hiểu về hiện tượng mẹ bầu nhiễm chấy khi mang thai

(93)
Nhiễm chấy khi mang thai không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng có thể gây khó chịu nếu không điều trị dứt điểm.Nhiễm chấy khi mang thai là ... [xem thêm]

Nên ăn gì để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh?

(75)
Tiêu thụ các loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ bạn khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp bạn hồi phục sức khỏe ... [xem thêm]

Bệnh vô sinh ở nam giới: Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh

(52)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

Tác dụng của giác hơi có tốt không?

(31)
Nhiều người tin rằng tác dụng của giác hơi giúp giảm đau, viêm, hỗ trợ lưu thông máu, thư giãn… Vậy giác hơi là gì và giác hơi có tốt không?Không chỉ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN