Gãy xương bàn chân

(3.73) - 32 đánh giá

Vì phải chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể nên bàn chân rất dễ bị chấn thương. Trong đó, gãy xương bàn chân là một trong những chấn thương thường xảy ra nhất, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Tìm hiểu chung

Gãy xương bàn chân là gì?

Hình ảnh gãy xương bàn chân

Bạn có thể bị gãy xương bàn chân sau một tai nạn hoặc ngã. Tình trạng này cần phải được cấp cứu nhanh chóng vì nó có thể nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng của loại chấn thương này có thể khác nhau, vì vậy điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ nếu nghĩ rằng bàn chân của bạn bị gãy. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch điều trị để giúp bạn hồi phục.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng gãy xương bàn chân là gì?

Các triệu chứng gãy xương bàn chân thường gặp là:

  • Đau
  • Bầm tím
  • Nhạy cảm
  • Sưng
  • Các vấn đề đi bộ hoặc đặt trọng lượng lên bàn chân
  • Biến dạng như xương bị gãy chọc ra khỏi da hoặc bàn chân bị trẹo đi.

Các triệu chứng gãy xương bàn chân có thể khác nhau, nhưng bầm tím, sưng và đau nhức xương ban chân thường là những dấu hiệu phổ biến.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây gãy xương bàn chân?

Các xương thường bị vỡ khi có yếu tố nào đó nghiền nát, uốn cong, xoắn vặn hoặc kéo căng xương. Chẳng hạn như:

  • Các ngón chân thường bị gãy khi bạn vô tình đá vào một vật cứng.
  • Gót chân thường bị gãy khi bạn ngã từ trên cao xuống đất.
  • Các xương khác ở bàn chân đôi khi bị gãy khi bị xoắn vặn hoặc bong gân mắt cá chân.

Hầu hết xương bị gãy đột ngột do một tai nạn. Thỉnh thoảng, các vết nứt nhỏ có thể hình thành trong xương trong một khoảng thời gian dài do áp lực liên tục trên xương. Chúng được gọi là gãy xương do áp lực. Tình trạng này xảy ra phổ biến nhất ở những người lính hành quân với đầy đủ tư trang hoặc các vận động viên như vũ công, vận động viên điền kinh và vận động viên thể dục dụng cụ.

Gãy xương bàn chân thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

  • Ở người lớn, các xương chắc khỏe hơn dây chằng (kết nối xương với các xương khác) và gân (kết nối xương với cơ bắp). Tuy nhiên ở trẻ em, dây chằng và gân tương đối mạnh hơn xương hoặc sụn. Kết quả là, chấn thương chỉ có thể gây bong gân ở người lớn có thể gây gãy xương ở trẻ em. Tuy nhiên, phần trước bàn chân trẻ nhỏ khá linh hoạt và chịu đựng rất tốt với các chấn thương dưới mọi hình thức.
  • Khi trẻ bị gãy khối xương bàn chân hoặc xương ngón chân, rất khó nhận ra vì nhiều phần xương đang phát triển của trẻ không hiển thị rõ trên tia X. Vì lý do này, bác sĩ chỉ thỉnh thoảng đề nghị chụp X-quang bàn chân không bị thương của trẻ để so sánh với bàn chân bị thương.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán gãy xương bàn chân?

Bác sĩ sẽ hỏi bạn về chấn thương và tiến hành thăm khám. Tia X thường hữu ích trong chẩn đoán gãy xương bàn chân.

Các ngón chân bị tổn thương do gãy hay bầm tím thường được điều trị theo cùng một cách, vì vậy chụp tia X thông thường không cần thiết.

Đôi khi, bác sĩ chỉ cần kiểm tra để xác định gãy xương bàn chân. Bác sĩ có thể sử dụng “quy tắc chân Ottawa” để quyết định xem có cần chụp X-quang hay không. Bạn chỉ được chụp X-quang nếu có bất kỳ cơn đau nào ở vùng “giữa chân” và xuất hiện bất kỳ một trong các triệu chứng sau đây:

  • Đau khi bác sĩ ấn vào nền xương bàn chân thứ năm
  • Đau khi bác sĩ ấn vào xương ghe
  • Không thể bước 4 bước, ngay sau khi chấn thương và vào lúc khám kiểm tra

Cách chẩn đoán hình ảnh khác của xương bàn chân (như quét xương, CT, MRI hoặc siêu âm) có thể được thực hiện để tìm kiếm các bất thường hoặc chấn thương ẩn, nhưng chúng hiếm khi cần thiết. Những xét nghiệm này thường không được thực hiện tại khoa cấp cứu và thường được chỉ định sau khi tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật bàn chân.

Những phương pháp nào dùng để điều trị gãy xương bàn chân?

Loại điều trị bạn nhận được dựa trên mức độ nghiêm trọng và vị trí gãy xương. Bạn có thể cần nghỉ ngơi và dùng thuốc để giảm đau. Bó bột, đeo nẹp hoặc mang ủng cho bàn chân bị gãy được sử dụng khá phổ biến. Trong trường hợp nặng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết. Hãy tìm hiểu cách sơ cứu ngay lập tức cho xương bị gãy.

Các phương pháp điều trị thông thường cho gãy xương bàn chân bao gồm:

  • Các loại thuốc giảm đau không cần toa
  • Nghỉ ngơi
  • Bó bột, đeo nẹp, mang ủng hoặc giày đặc biệt
  • Giảm trọng lượng lên bàn chân bị gãy
  • Sử dụng nạng hoặc xe lăn
  • Thao tác xương để đặt chúng trở lại vị trí đúng
  • Phẫu thuật đặt đinh, ốc vít, que hoặc tấm ván

Gãy xương bàn chân bao lâu thì thì đi lại được?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gãy xương bàn chân, thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Thông thường, gãy xương bàn chân thường lành lại sau khoảng hai tháng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn phòng ngừa gãy xương bàn chân?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn gãy xương bàn chân:

  • Công nhân xây dựng và những người khác có nguy cơ bị chấn thương bàn chân nên luôn luôn mang giày bảo hộ ngón chân.
  • Khi chơi thể thao luôn luôn mang giày thể thao có hỗ trợ tốt.
  • Khi đi xe, không cho phép hành khách đặt chân lơ lửng ra khỏi cửa sổ hoặc đặt chân lên bảng điều khiển.
  • Luôn đeo dây an toàn khi di chuyển bằng xe hơi.

Gãy xương bàn chân nên ăn gì để mau lành?

Bên cạnh nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò quan trọng giúp xương mau lành. Một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm rất tốt để giúp xương nhanh hồi phục như:

Kẽm

Kẽm thúc đẩy vitamin D tăng cường hoạt động để hấp thu nhiều canxi hơn, do đó xương nhanh chóng được tái tạo và phục hồi.

Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại cá biển, hải sản, ngũ cốc, giá đỗ, v.v.

Phosphat

Phosphat tham gia vào quá trình tái tạo xương. Bổ sung phosphat vào chế độ ăn sẽ giúp xương mau lành. Phosphat có trong trứng cá, lòng đỏ trứng gà, gan bò, phô mát, yến mạch, v.v.

Magie

Magie là chất khoáng quan trọng thứ hai (sau canxi) tham gia vào quá trình tái tạo xương. Vì vậy, bổ sung magie sẽ giúp xương mau lành. Bạn có thể bổ sung magie từ cá thu, cá trích, cá chép, tôm, sữa, ngũ cốc, v.v.

Canxi

Canxi là một chất không thể thiếu trong quá trình tái tạo xương. Canxi có nhiều trong cá hồi, cá mòi, sữa tươi, bắp cải, v.v.

Axit folic

Axit folic có nhiều trong các loại trái cây như chuối, cam, quýt, v.v. Axit folic giúp cho xương luôn chắc khỏe và cứng cáp.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Rối loạn cực khoái

(56)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn cực khoái là gì?Chứng rối loạn cực khoái là một tình trạng xảy ra khi một người khó đạt cực khoái, ngay cả khi đang có ... [xem thêm]

Đau ngực

(14)
Hiện tượng đau ngực là một trong những lý do phổ biến khiến bạn phải tìm gặp bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân gây nên mà tính chất cơn đau ở mỗi người sẽ ... [xem thêm]

Cắt bao cân mạc Dupuytren

(13)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật cắt bao cân mạc Dupuytren là gì?Cắt bao cân mạc là phẫu thuật loại bỏ mô liên kết và da dày để làm thẳng ngón tay và cải thiện ... [xem thêm]

Tụ máu dưới da

(50)
Phần lớn trường hợp tụ máu dưới da không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây vẫn là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chịu tổn thương và cần ... [xem thêm]

Viêm mạch

(44)
Tìm hiểu chungViêm mạch là bệnh gì?Viêm mạch là tình trạng viêm các mạch máu. Bệnh này làm cho các thành mạch máu thay đổi bất thường, bao gồm dày lên, ... [xem thêm]

Hội chứng quai ruột mù

(34)
Tìm hiểu về hội chứng quai ruột mùHội chứng quai ruột mù là gì?Hội chứng quai ruột mù xảy ra khi một phần của ruột non bị bắc cầu khiến thức ăn không ... [xem thêm]

Hồng cầu lưỡi liềm

(57)
Tìm hiểu chungHồng cầu lưỡi liềm (thiếu máu hồng cầu hình liềm) là bệnh gì?Hồng cầu lưỡi liềm, hay còn gọi là thiếu máu hồng cầu hình liềm, là một ... [xem thêm]

Co thắt thực quản

(45)
Tìm hiểu chungCo thắt thực quản là bệnh gì?Co thắt thực quản là chứng rối loạn co giãn cơ trơn ở thực quản – ống nối giữa miệng và dạ dày – gây ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN