Rối loạn lo âu là gì? Lo âu, mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm

(3.96) - 42 đánh giá

Xã hội phát triển nhanh đồng nghĩa với việc những áp lực trong công việc, cuộc sống tăng lên đáng kể. Những người không thể thích nghi được với căng thẳng, áp lực này thường mắc bệnh rối loạn lo âu dẫn đến mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất lẫn tinh thần. Điều này vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Bạn thường cảm thấy lo âu thái quá khi người thân về nhà muộn sau giờ làm việc hoặc họ đang trong một chuyến hành trình dài… Điều này khiến bạn không thể tập trung làm bất cứ việc gì, bạn luôn tưởng tượng ra những điều tồi tệ nhất, thậm chí là vụ tai nạn thương tâm. Chỉ khi người thân về đến nhà, cảm giác lo âu của bạn mới tan biến.

Khi gặp những chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân, bạn có cảm giác lo âu là điều hoàn toàn bình thường. Lo âu là một phản ứng tự nhiên của con người liên quan đến tâm trí và cơ thể. Đây là một phần trong chức năng sinh tồn, chức năng cơ bản quan trọng của con người. Cảm giác lo âu là hệ thống báo động được kích hoạt bất cứ khi nào bạn nhận thấy nguy hiểm hoặc có mối đe dọa gây nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu tình trạng lo âu trở nên thái quá, có thể chi phối cuộc sống, sinh hoạt của bạn. Tình trạng lo âu kéo dài có thể là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ. Đây có thể là một triệu chứng điển hình của tình trạng rối loạn lo âu.

Không chỉ rối loạn lo âu, mất ngủ và trầm cảm cũng là những tình trạng phổ biến hiện nay. Cùng Chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây nên những tình trạng này và việc hỗ trợ điều trị thế nào cho hiệu quả.

Tại sao mắc bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài lại dễ dẫn đến trầm cảm?

Bệnh rối loạn lo âu là gì?

Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan quá nhiều đến tình trạng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng… Việc thường xuyên lo lắng hoặc lo lắng thái quá có thể khiến bạn mất tập trung, căng thẳng và luôn trong tình trạng cảnh giác. Rối loạn lo âu là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau, thậm chí là trẻ em.

Có nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau, với các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các dạng lo âu đều có một điểm chung: Tình trạng lo âu xảy ra quá thường xuyên, thái quá, không tương xứng với tình hình hiện tại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể xuất hiện đột ngột hoặc có thể xuất hiện một cách từ từ và kéo dài cho đến khi bạn dần nhận ra rằng có điều gì đó bất ổn đang diễn ra. Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường không biết nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng lo lắng và cảm giác mà họ đang trải qua. Những biểu hiện của tình trạng lo âu quá mức hay còn gọi là rối loạn lo âu bao gồm:

  • Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, bồn chồn
  • Nhịp tim nhanh, thở nông, thở gấp
  • Đổ mồ hôi nhiều, tay chân run
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
  • Không tập trung, hay lơ đãng
  • Biếng ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Mất ngủ, khó ngủ.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại, cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và thiếu năng lượng sau khi thức dậy. Mất ngủ được coi là bệnh lý khi xảy ra trên 3 lần/tuần và kéo dài liên tục 1 tháng.

Trầm cảm là gì?

Rối loạn lo âu, mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm là bệnh lý về tâm thần phổ biến trong xã hội hiện nay. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là trạng thái buồn rầu, chán nản, ăn không ngon, mệt mỏi kéo dài, không còn thiết tha với cuộc sống và dễ dẫn đến suy nghĩ tự tử. Dưới đây là một số biểu hiện của trầm cảm mà bạn nên biết:

  • Ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, lâu dần trở thành thói quen muốn sống một mình
  • Mệt mỏi, mất tập trung, hay suy nghĩ tiêu cực và có thể tìm đến cái chết
  • Chậm chạp, lơ đãng
  • Mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ
  • Ăn không ngon miệng.

Tình trạng lo âu quá mức trước các vấn đề trong cuộc sống sẽ dẫn đến mất ngủ. Tình trạng bị mất ngủ kéo dài có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm. Nguyên nhân khiến người bị lo âu, mất ngủ kéo dài dễ bị trầm cảm hơn những người khác là do hệ thần kinh của họ luôn trong trạng thái căng thẳng, không có thời gian để nghỉ ngơi hồi phục, hệ thần kinh bị tổn thương, hoạt động của bộ não bị rối loạn lâu ngày gây ra trầm cảm. Ngoài ra, lo âu mất ngủ kéo dài còn có thể là yếu tố thúc đẩy khiến bệnh trầm cảm phát triển nặng hơn, diễn biến của bệnh trở nên khó lường hơn.

Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Văn Chương tư vấn về rối loạn lo âu, trầm cảm

Phương pháp cải thiện và ngăn ngừa bệnh rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm hiệu quả

Lo âu, mất ngủ và trầm cảm vừa là bệnh lý vừa là triệu chứng bệnh. Mối liên quan chồng chéo này gây khó khăn trong việc xác định được cái nào có trước, cái nào có sau, từ đó việc điều trị cũng gặp không ít trở ngại. Do đó, để ngăn chặn và cải thiện tình trạng lo âu, mất ngủ và trầm cảm hiệu quả, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, lành mạnh, có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe bản thân.

Ngoài ra, hàng ngày bạn cần sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để nâng cao sức khỏe tâm thần, giảm lo âu, trầm uất, làm dịu thần kinh và gây ngủ tự nhiên. Điển hình cho dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang (*). Sản phẩm có thành phần chính là cao hợp hoan bì kết hợp cùng các dược liệu khác giúp dưỡng tâm, an thần, giải uất, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược có tác động đến cả nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh là giúp cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và giúp cung cấp dưỡng chất cho hệ thần kinh, cải thiện các triệu chứng của trầm cảm, lo âu, mất ngủ hiệu quả hơn.

Kim Thần Khang hỗ trợ điều trị trầm cảm

Lắng nghe kinh nghiệm cải thiện rối loạn lo âu, mất ngủ, trầm cảm của chị Trần Thị Quyết (Bình Dương, SĐT: 037 465 3324)

Bạn đang bị trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, mất ngủ, hãy liên hệ tổng đài miễn cước cuộc gọi 1800 6105 hoặc hotline (Zalo/Viber): 090 220 7739 để được tư vấn chi tiết.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Quan Lan/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

16 loại cây trồng trong nước siêu dễ sống cho nhà thêm tươi mát

(93)
Nếu bạn thích cây cảnh nhưng không có nhiều thời gian chăm sóc, bạn có thể chọn các loại cây trồng trong nước như trầu bà vàng, bèo tây, bạc hà, húng ... [xem thêm]

Mẹ bầu ngủ ít hay mất ngủ làm con sinh non hoặc sinh nhẹ cân

(67)
Nhiều mẹ bầu ngủ không ngon giấc, thiếu ngủ hoặc mất ngủ trong suốt thai kỳ. Hãy coi chừng, giấc ngủ kém chất lượng có thể gây nhiều hậu quả đáng ... [xem thêm]

Bệnh nhân down có thể sống có ích nếu được chăm sóc tốt

(84)
Bệnh down có chữa được không? Câu trả lời phụ thuộc vào sự tích cực chăm sóc của người thân. Một người mắc hội chứng down vẫn có khả năng cống ... [xem thêm]

Những thông tin cần biết về triệu chứng tay chân miệng

(22)
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là căn bệnh quá đỗi quen thuộc nhưng phần đông các bậc cha mẹ có con mắc căn bệnh này vẫn có nhiều nỗi băn khoăn, thắc ... [xem thêm]

Muốn cải thiện sức khỏe, hãy trồng ngay cho mình một cây hương thảo

(46)
Ngoài việc dùng làm gia vị, cây hương thảo còn có nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe như giảm căng thẳng, điều trị chứng sa sút trí tuệ ... [xem thêm]

Tập cơ bụng 6 múi với 28 bài tập đỉnh cao

(53)
Các bài tập cơ bụng 6 múi luôn là lựa chọn hàng đầu cho những quý ông yêu thể thao, thích phong cách mạnh mẽ và muốn có một ngoại hình vạm vỡ.Bài tập ... [xem thêm]

Công dụng của cải bó xôi cho trẻ thật tuyệt vời

(87)
Cải bó xôi là loại rau giàu dưỡng chất được rất nhiều bà mẹ chọn mua. Bí quyết của những bà mẹ nuôi con khỏe, ít bệnh tật cũng là nhờ tận dụng ... [xem thêm]

Bệnh nam khoa: Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi yếu sinh lý?

(96)
Các bệnh nam khoa thường gặp sẽ khiến đàn ông bị yếu sinh lý. Đây là “nỗi ám ảnh” của đấng mày râu bởi nó khiến họ không thể tận hưởng trọn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN