Nổi hạch (sưng hạch)

(3.6) - 87 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nổi hạch (sưng hạch) là gì?

Nổi hạch, hay còn gọi là sưng hạch, là hiện tượng xuất hiện các khối u nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể. Các khối u này phát triển dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân. Các khối u này có hình bầu dục hoặc hình tròn và thường có chất dịch bên trong. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau nếu ấn vào các u hạch này, tuy nhiên đây không phải các khối u gây ung thư.

Những ai thường bị nổi hạch (sưng hạch)?

Chứng nổi hạch thường xuất hiện ở những người từ 20 đến 50 tuổi và tỷ lệ xuất hiện ở phụ nữ nhiều hơn gấp 3 lần tỷ lệ xuất hiện ở nam giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của nổi hạch (sưng hạch) là gì?

Hạch thường phổ biến ở cổ tay, ngón tay, lòng bàn tay, mắt cá chân và bàn chân.Ở những vị trí này, bạn sẽ thấy những khối u có dạng hình tròn hoặc bầu dục, cứng và trơn nhẵn. Khi ấn vào những khối u này, chúng có thể di chuyển giống như sóng. Hạch thường phát triển trong nhiều tháng nhưng có thể nổi lên một cách đột ngột. Một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau do hạch đè nén lên các dây thần kinh lân cận. Ngoài ra, ở một số người sẽ có dấu hiệu tê tay và yếu cơ do u hạch gây ra.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn các u hạch ngày càng phát triển và gây đau. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra chứng nổi hạch (sưng hạch) là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra chứng sưng hạch hiện vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng u hạch xảy ra có thể là do lớp vỏ và màng mô khớp xung quanh gân bị tổn thương hoặc bị thoái hóa. Các u hạch sẽ phát triển từ các mô hoạt dịch, đây là các mô tạo ra chất dịch bôi trơn các khớp xương. Do vậy bên trong các u hạch này cũng sẽ chứa một loại chất dịch tương tự như chất dịch được tìm thấy trong các khớp hoặc xung quanh gân. Bệnh này thường không nguy hiểm nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra các biến chứng như đau nhức và yếu cơ, hội chứng ống cổ tay và áp lực ở dây thần kinh quay và động mạch quay.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nổi hạch (sưng hạch)?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nổi hạch, bao gồm:

  • Giới tính và tuổi tác: Mặc dù u nang hạch có thể xuất hiện ở bất kỳ người nào, nhưng hiện tượng nàythường xuất hiện nhiều nhất ở phụ nữ từ 20 đến 50 tuổi.
  • Bệnh viêm xương khớp: Những người mắc chứng viêm xương khớp do thoái hóa ở các khớp ngón tay gần với móng tay thường có nguy cơ cao bị mắc chứng u nang hạch gần các khớp ngón tay này.
  • Chấn thương khớp và gân: Tình trạng chấn thương khớp và gân trong quá khứ thường có khả năng phát triển thành các u nang hạch trong tương lai.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ là số chung và chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chứng nổi hạch (sưng hạch)?

Việc điều trị có thể không cần thiết trừ khi xuất hiện tình trạng đau, yếu cơ hoặc bạn quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ.

Nếu các u hạch này lớn và gây đau, bác sĩ sẽ hút chất dịch từ u nang. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ tiêm một loại enzyme để dễ dàng loại bỏ chất dịch và sau khi loại bỏ xong, bạn sẽ được tiêm steroid để giảm nguy cơ tái phát.

Nếu phương pháp điều trị này không hiệu quả hoặc chứng nổi hạch tái phát, phẫu thuật là phương pháp điều trị tốt nhất. Phương pháp phẫu thuật này được gọi là thủ thuật cắt bỏ hạch và có khả năng chữa khỏi 85% đến 95% các trường hợp bị u nang hạch. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể để lại một số biến chứng như nhiễm trùng, hình thành sẹo và đôi khi các u hạch vẫn có thể tái phát.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chứng nổi hạch (sưng hạch)?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chứng sưng hạch qua các triệu chứng. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Mục đích của các phương pháp này nhằm loại trừ khả năng bạn bị các bệnh lý ở xương hoặc khớp như u mỡ, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, phình động mạch quay và nhiễm trùng.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nổi hạch (sưng hạch)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến nổi hạch:

  • Bạn nên hiểu rằng chứng u nang hạch thường không cầnđiều trị bằng phương pháp phẫu thuật trừ khi có xuất hiện các triệu chứng nhất định hoặc bạn có quan tâm về yếu tố thẩm mĩ.
  • Thông báo với bác sĩ về bất kỳ khối nào xuất hiện trên cơ thể của bạn.
  • Thường xuyên đi khám bác sĩ đặc biệt là nếu khối u có sự thay đổi (ví dụ như kích thước, tình trạng mẩn đỏ, nóng, chảy dịch).
  • Tránh thường xuyên cử động ở bàn tay và cổ Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc chứng u nang hạch.
  • Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau do u nang hạch, yếu cơ, hoặc tê cóng ở vùng u nang hạch; hoặc xuấthiện tình trạng chảy dịch, mẫn đỏ, sốt, ớn lạnh, hoặc đổ mồ hôi sau khi phẫu thuật.
  • Bạn không cần phải lo lắng vì chứng u nang hạch không phải là ung thư hoặc không có liên quan đến ung thư.
  • Không nên nặn hay bóp các u hạch dưới mọi hình thức để tránh gây nhiễm trùng và khiến bệnh trầm trọng thêm.

Liên hệ với bác sĩ nếu chứng u nang hạch tái phát sau khi điều trị.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nong mạch vành

(84)
Nong mạch vành là một thủ thuật được sử dụng để nong rộng các mạch máu bị hẹp, các mạch máu này (động mạch vành) có tác dụng cung cấp máu cho tim. ... [xem thêm]

Dị ứng đậu nành

(72)
Tìm hiểu chungDị ứng đậu nành là gì?Dị ứng với đậu nành/sản phẩm từ đậu nành là một dị ứng thực phẩm phổ biến. Thông thường, dị ứng đậu ... [xem thêm]

Lồng ruột ở người lớn

(91)
Lồng ruột là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là 90% trong khi chỉ ... [xem thêm]

Đau lưng

(11)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Hội chứng Sheehan

(35)
Tìm hiểu chungHội chứng Sheehan là gì?Hội chứng Sheehan là một tình trạng ảnh hưởng đến những phụ nữ bị mất một lượng máu lớn đe dọa tính mạng trong ... [xem thêm]

Phù bạch mạch (phù mạch bạch huyết)

(45)
Tìm hiểu về bệnh phù mạch trên Chúng tôi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.Tìm hiểu chungPhù bạch ... [xem thêm]

Thần kinh quay

(31)
Tìm hiểu chungBệnh thần kinh quay là bệnh gì?Thần kinh quay ở tay điều khiển các cơ ở cánh tay, cẳng tay, cổ tay và ngón tay làm động tác gấp duỗi cánh tay ... [xem thêm]

Tắc ruột

(26)
Tắc ruột khiến cho các chất di chuyển trong ruột bị ứ đọng, tắc nghẽn lại thành một khối. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến cho ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN