2 phương pháp cho bé ăn dặm dễ dàng

(4.42) - 42 đánh giá

Ăn dặm là giai đoạn phát triển mới của bé. Mẹ nên tìm hiểu kỹ trước khi tập cho bé ăn dặm, từ cách bắt đầu, cách cho con ăn đến dụng cụ ăn dặm cho bé. Điều quan trọng khi tập cho bé ăn dặm là bạn phải hiểu được nhu cầu của con.

Nhiều bố mẹ đang vất vả để tập cho bé ăn dặm đúng cách và đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách tập cho bé ăn dặm hiệu quả mà vẫn giúp bé thích thú với việc ăn uống mới? Hãy cùng Chúng tôi tìm ra câu trả lời nhé.

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Sau 6 tháng đầu đời bú sữa, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Vì được sinh ra với phản xạ đẩy lưỡi, trẻ nhỏ sẽ đẩy lưỡi của mình chống lại muỗng hay bất cứ thứ gì khác đưa vào miệng, bao gồm cả thức ăn. Hầu hết phản xạ này sẽ biến mất khi bé được 4–5 tháng tuổi, vì vậy mẹ nên đợi cho đến khi phản xạ này mất đi thì mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa tại kì kiểm tra ở tháng thứ tư để xem khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm.

Mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm vào bất kỳ lần ăn nào trong ngày, miễn là phù hợp với con. Để giảm thiểu nguy cơ bị nghẹn thức ăn, bạn hãy cho bé ngồi tư thế thẳng đứng khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu bé khóc hoặc quay đi khi mẹ cố gắng cho bé ăn, đừng ép buộc bé. Mẹ có thể cho bé quay trở lại bú mẹ hoặc bú bình trong 1 hoặc 2 tuần, sau đó thử lại.

Một cách dễ dàng để bé tập ăn dặm là cho bé bú một ít sữa mẹ trước, sau đó chuyển sang nửa muỗng thức ăn rất nhỏ và cuối cùng là với sữa mẹ nhiều hơn. Điều này sẽ tạo ra mối liên kết giữa sự hài lòng khi được bú mẹ với trải nghiệm mới của việc ăn bằng muỗng.

Dụng cụ nào mẹ nên dùng khi cho bé ăn dặm?

Có rất nhiều dụng cụ ăn dặm cho bé. Mẹ nên sử dụng muỗng khi cho bé ăn dặm để giảm thiểu tình trạng trào ngược thực quản. Bên cạnh đó, mẹ cần tập cho bé làm quen với quá trình ngồi thẳng để ăn, ăn bằng muỗng, nghỉ ngơi giữa những lúc ăn và dừng lại khi bé no. Việc này sẽ giúp đặt nền tảng cho những thói quen ăn uống tốt trong cuộc sống của bé về sau.

Muỗng của người lớn có thể quá lớn khi dùng cho bé lúc này. Mẹ có thể cho bé ăn bằng muỗng cà phê nhỏ hoặc muỗng nhựa để tránh các chấn thương trong quá trình cho bé ăn. Bạn nên bắt đầu cho bé ăn bằng một nửa muỗng thức ăn và nói chuyện với bé trong suốt quá trình cho ăn. Bé có lẽ sẽ không biết phải làm gì trong những lần ăn đầu tiên. Bé có thể bối rối, nhăn mũi, lừa thức ăn ra xung quanh miệng hoặc không muốn ăn. Đây là một phản ứng rất dễ hiểu bởi bé vẫn chưa thích nghi được với cách ăn và loại thức ăn mới.

Khi chế độ ăn uống của bé bắt đầu đa dạng hơn và bé bắt đầu tự ăn thường xuyên hơn, bạn hãy thảo luận với các chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra chế độ ăn tốt nhất cho con.

Phương pháp cho bé ăn dặm dễ dàng

Ăn dặm truyền thống (phương pháp đút cho bé ăn)

Phương pháp này, mẹ dùng muỗng đưa thức ăn dạng xay nhuyễn, nghiền nát vào miệng bé. Mẹ hãy từ từ chuyển thức ăn sang loại đặc và cứng hơn cho tới khi bé thấy thích thức ăn của người lớn. Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp khá phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Bố mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn và biết được khoảng thời gian bé tiến bộ.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Medical Daily, ăn dặm truyền thống bằng cách đút thìa cho bé ăn dễ gây tình trạng béo phì và kén ăn sau này. Trong giai đoạn tập ăn dặm, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn là sữa mẹ. Việc cho bé ăn lượng thực phẩm nhiều khiến bé dễ bị béo phì và khó hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Hơn nữa, bé sẽ khó nhận biết được mùi vị của từng loại thức ăn khi thực phẩm được xay nhuyễn và trộn lẫn. Bố mẹ sẽ khó biết được đâu là mùi vị, thức ăn mà con thích hoặc loại nào có thể gây dị ứng cho bé.

Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 6 tháng tuổi không có khả năng tự ăn dặm. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu cai sữa cho bé. Trước khi trẻ được sáu tháng, bạn nên tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm để tránh nguy cơ nghẹn cho bé.

Phương pháp để bé tự ăn

Ngược lại với phương pháp trên, để bé tự ăn là khi bạn cho con một lượng thức ăn vừa phải rồi để bé tự ăn. Với phương pháp này, bạn nên chế biến thức ăn sao cho bé dễ dàng cầm, bốc ăn được. Bằng cách này, quá trình cai sữa sau này sẽ trở thành một cuộc vui khám phá đúng nghĩa kết hợp giữa thực phẩm và sự vui nhộn cho bé. Để bé tự ăn, bé sẽ có xu hướng dễ dàng tham gia vào bữa ăn gia đình sớm và dùng được đa dạng thực phẩm trên bàn ăn gia đình.

Phương pháp để bé tự mình cai sữa sẽ tốt nếu:

  • Bạn không sợ bừa bộn, vì chắc chắn là mọi thứ sẽ rất bừa bộn
  • Vật mà bé dùng để tự ăn sẽ là muỗng hoặc bốc bằng tay
  • Bạn không thích cho bé ăn bột
  • Bạn thích ý tưởng cho bé tự khám phá thức ăn của mình và bạn đã sẵn sàng cho bé chơi đùa trước/trong/sau khi bé ăn
  • Bạn thoải mái với điều này. Cho phép con bạn tự ăn những món bé chọn có nghĩa là thời gian bé ăn sẽ lâu hơn so với khi bạn đút cho bé ăn và thậm chí có đôi khi bé ăn không nhiều

Phương pháp ăn dặm với túi nhai và bình bóp

Túi nhai ăn dặm cho bé ngày càng được nhiều phụ huynh lựa chọn. Với túi nhai, bố mẹ cho thức ăn dạng thô như trái cây, rau củ, thịt, cá làm mềm được cho vào túi chứa có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé tự cầm nhai. Còn bình bóp, bố mẹ cho các loại thức ăn dạng lỏng sệt như cháo hoặc bột.

Ưu điểm của phương pháp này là thực phẩm trong túi nhai không bị rơi vãi. Túi mềm dẻo sẽ không làm đau lưỡi và nướu của bé, mẹ sẽ không còn phải lo lắng vấn đề bị hóc ở trẻ. Hơn nữa, túi cũng dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng hay luộc trong nước sôi.

Tùy thuộc vào tình hình của bé cũng như tâm lý của bạn, bạn sẽ chọn cho ra phương pháp cai sữa phù hợp nhất cho con mình. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Nếu bạn chưa biết cách lên thực đơn ăn dặm cho bé như thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết “Cùng lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng tháng tuổi” nhé. Chúc bạn và bé có những phút giây đáng nhớ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tiểu đường khó kiểm soát

(67)
Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu ... [xem thêm]

Lý giải nguyên nhân các mẹ bầu mọc nốt ruồi khi mang thai

(62)
Trong một số trường hợp, nốt ruồi thường được xem là biểu tượng của sắc đẹp. Nó có thể đã tồn tại trên cơ thể bạn từ khi sinh ra hoặc cũng có ... [xem thêm]

Ăn no mà không lo béo phì

(15)
Tìm hiểu chungBệnh béo phì không những khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh là cách ... [xem thêm]

Các triệu chứng cường giáp bạn không nên làm ngơ

(12)
Cường giáp là bệnh xảy ra do tuyến giáp hoạt động quá mức. Nó sản xuất quá nhiều hormone giáp (T3, T4) vào máu nên làm tăng tốc các quá trình chuyển hóa ... [xem thêm]

Thông tin bạn cần biết khi khám tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

(97)
Tổng quanBệnh viện Sài Gòn được xây dựng do sự đóng góp của gia đình chú Hỏa. Bệnh viện được khánh thành vào ngày 25/1/1937. Năm 1985, Bệnh viện Sài Gòn ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường máu

(24)
Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường trong máu đã được nhiều người chứng minh khi sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường tại nhà.Trái khổ ... [xem thêm]

Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh nhiễm trùng máu

(57)
Nhiễm trùng máu là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng toàn thân và có khả năng gây tử vong cao. Bệnh dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể như ... [xem thêm]

[Trắc nghiệm] Mẹ chớ nên coi thường viêm da ở trẻ sơ sinh!

(20)
Nếu chủ quan với chứng bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh, mẹ có thể sẽ phải hối tiếc “cả đời” vì đã không chăm sóc làn da của con yêu ngay từ sớm!Viêm da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN