Thông tin bạn cần biết khi khám tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

(3.79) - 97 đánh giá

Tổng quan

Bệnh viện Sài Gòn được xây dựng do sự đóng góp của gia đình chú Hỏa. Bệnh viện được khánh thành vào ngày 25/1/1937. Năm 1985, Bệnh viện Sài Gòn sáp nhập với trạm vận chuyển cấp cứu thành Trung tâm Cấp cứu Thành phố. Năm 1999, theo quyết định UBND Thành phố chuyển Trung tâm Cấp cứu Thành phố thành Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho đến nay.

Hiện nay, bệnh viện được công nhận là bệnh viện đa khoa hạng II thuộc Sở Y tế, chỉ tiêu giường bệnh là 250 giường với biên chế được duyệt năm 2016 là 320 người.

Bệnh viện quy tụ được rất nhiều y bác sĩ giỏi về làm việc, trong đó có 51 bác sĩ, 26 kỹ thuật viên y, 21 dược sĩ, 122 điều dưỡng và 30 hộ lý.

Các chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

1. Khoa khám bệnh

2. Khoa nội

3. Khoa ngoại

4. Khoa chấn thương chỉnh hình

5. Khoa cấp cứu

6. Khoa Đông y

7. Khoa xét nghiệm

8. Khoa dược

Thời gian làm việc của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Giờ làm việc: Bệnh viện làm việc tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – Chủ nhật.

  • Sáng: từ 7h30 – 11h30
  • Chiều: từ 13h30 – 16h00

Địa chỉ: 125 Lê Lợi, phường Bến Thành, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08) 3829 1711

Email: [email protected]

Website: www.benhviendakhoasaigon.com

Các dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Hiện nay, bệnh viện có các dịch vụ khám sức khỏe như sau:

  • Xét nghiệm theo yêu cầu
  • Dịch vụ điều trị trong ngày
  • Khám sức khỏe theo chuyên khoa
  • Khám sức khỏe tổng quát
  • Khám sức khỏe định kỳ

Đặt lịch hẹn thông qua website của Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Bạn có thể đặt lịch hẹn khám chữa bệnh dễ dàng sau khi truy cập vào website http://benhviendakhoasaigon.dat-hen.com/ của bệnh viện thông qua 4 bước sau:

Bước 1. Chọn phòng khám

Trước tiên, bạn chọn dịch vụ muốn sử dụng, bao gồm khám Bảo hiểm Y tế và khám theo yêu cầu. Sau đó bạn chọn ngày khám, bác sĩ khám bệnh và tìm giờ còn trống.

Bước 2. Chọn ngày/giờ

Bạn chọn giờ phù hợp theo ngày đã chọn ở bước 1.

Bước 3. Điền thông tin cá nhân

Sau khi thực hiện 2 bước trên, bạn tiến hành cung cấp thông tin cá nhân cho bệnh viện với các mục sau:

  • Họ và tên
  • Địa chỉ email
  • Số điện thoại
  • Ghi chú

Sau khi điền đầy đủ thông tin, bạn chọn Đăng ký.

Bước 4. Hoàn tất đặt hẹn

Khi đặt lịch hẹn thành công, bạn sẽ nhận được 1 email xác nhận thông tin lịch đặt hẹn với bác sĩ.

Chúng tôi hy vọng với những thông tin cần thiết, bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Chuyện chăn gối: Nên nói gì trước, trong và sau khi “yêu”?

(57)
Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Hello Bacsi sẽ chia sẻ cho bạn những điều bạn nên nói trước, trong và sau khi ... [xem thêm]

5 bí mật về phương pháp sinh thường

(71)
Đối với mỗi người phụ nữ, việc đón con mình chào đời lúc sinh nở là một cột mốc đáng chú ý trong cuộc đời, điều đó sẽ trở thành ký ức thật ... [xem thêm]

Hẹp bao quy đầu

(75)
Định nghĩaHẹp bao quy đầu là gì?Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu bị thắt chặt và không thể kéo tuột xuống để cho đầu dương vật lộ ra cho dù ... [xem thêm]

6 cách ngăn ngừa cơn đau bàn chân hiệu quả

(76)
Cơn đau bàn chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động hàng ngày của bạn. Vậy làm sao để ngăn ngừa các cơn đau này xảy ra?Đi lại quá nhiều hay ... [xem thêm]

Con ho đờm, sổ mũi, viêm họng, không cần kháng sinh mẹ dùng cách này 3 ngày là đỡ hẳn!

(10)
Đỗ Hoàng Minh Vy (5 tuổi) đam mê ca hát nhưng suốt ngày viêm họng, sổ mũi, ho đàm, khản tiếng, khiến ước mơ vươn tới một ngôi sao nhí của con gặp nhiều ... [xem thêm]

Bạn có biết sự khác biệt giữa COPD và khí phế thũng?

(22)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Tìm hiểu về tử cung và những thay đổi khi mang thai

(13)
Ngoài thay đổi về kích thước, tử cung còn phải chịu những thay đổi gì trong suốt thai kỳ? Việc tử cung đau nhói khi hắt hơi có là hiện tượng bất thường ... [xem thêm]

Sự lây lan của bệnh sởi và cách để tự bảo vệ mình

(49)
Sởi là căn bệnh do virus đường hô hấp gây ra. Bệnh hầu như không gây nguy hiểm, nhưng vẫn có trường hợp người bệnh sởi bị biến chứng và tử vong. Trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN