Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường máu

(4.11) - 24 đánh giá

Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường trong máu đã được nhiều người chứng minh khi sử dụng để hỗ trợ điều trị tiểu đường tại nhà.

Trái khổ qua có vị rất đắng, là loại thực phẩm khá kén người ăn nhưng lại có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính do rối loạn chức năng chuyển hóa đường glucose. Thay vì chỉ đến bệnh viện để chữa trị bệnh này như thông thường, bạn có thể dùng trái khổ qua để hỗ trợ chữa trị bệnh tại nhà.

Ảnh hưởng của khổ qua đến lượng đường trong máu

Ngoài việc là một nguyên liệu trong nhóm thực phẩm, khổ qua từ lâu đã được sử dụng như một liều thuốc thảo dược để chữa trị một loạt các bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường tuýp 2.

Khổ qua có chứa ít nhất ba hoạt tính có đặc tính chống tiểu đường, bao gồm charantin – hoạt tính được công nhận có tác dụng hạ đường huyết, vicine và một hợp chất giống insulin gọi là polypeptide-p.

Những chất này đều có hiệu quả đơn lẻ hoặc kết hợp để giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong khổ qua còn có chứa một chất gọi là lectin có khả năng làm giảm nồng độ glucose trong máu bằng cách kích thích các mô ngoại vi và ngăn chặn cảm giác thèm ăn – tác dụng tương tự với hiệu quả của insulin trong não.

Cải thiện tình trạng không dung nạp glucose

Một nghiên cứu từ năm 2008 cho thấy trái khổ qua giúp cải thiện tình trạng không dung nạp được glucose và gây ức chế mức đường huyết trong cơ thể.

Giúp giảm mức hemoglobin A1c

Một nghiên cứu khác đã được tiến hành nhằm xác định xem những người mắc bệnh đái tháo đường liệu ăn khổ qua có thể làm giảm mức hemoglobin A1c (hàm lượng đường huyết trung bình được đo định kì 2–3 tháng) hay không.

Kết quả chứng minh rằng khổ qua có thể làm giảm 0,25% hàm lượng A1c, khá tốt trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường…

Cách sử dụng khổ qua để làm giảm lượng đường trong máu

Cách dễ dàng nhất để bạn tiêu thụ khổ qua chính là đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của bạn các món hấp dẫn được chế biến từ khổ qua. Bạn có thể xào khổ qua với trứng hay các loại rau ưa thích để dễ ăn hơn, nấu canh khổ qua nhồi thịt hoặc nhiều món khác..

Bạn cũng có thể bổ sung các chất có trong khổ qua được chiết xuất dưới dạng thuốc viên.

Ngoài ra, bạn nên kiểm soát đường huyết chặt chẽ bằng cách kiểm tra định kì 2–3 tháng.

Thận trọng

Bạn chỉ nên ăn khổ qua với lượng vừa phải (khoảng 62,2g, tương đương với hơn hai trái khổ qua) mỗi ngày vì ăn khổ qua quá nhiều có thể gây ra cơn đau bụng nhẹ hoặc tiêu chảy.

Bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng khổ qua cùng lúc với các loại thuốc theo toa khác để điều trị bệnh tiểu đường, vì có nguy cơ khổ qua đắng sẽ gây tương tác với thuốc làm giảm glucozo trong máu (tình trạng lượng đường trong máu quá thấp).

Mong rằng sau bài viết, bạn đã biết thêm nhiều thông tin bổ ích về trái khổ qua cũng như cách điều trị bệnh tiểu đường.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phương pháp xét nghiệm rubella chính xác

(39)
Việc xét nghiệm rubella có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn bệnh lây lan trong cộng đồng.Rubella là gì?Rubella còn có tên gọi ... [xem thêm]

6 lý do vì sao không nên cho con xem phim Heo Peppa

(26)
Không ít gia đình cho con xem Heo Peppa để giải trí vì hình ảnh của các nhân vật trong phim dễ thương và ngộ nghĩnh. Thế nhưng, một nghiên cứu tại Đại học ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

Rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không?

(31)
Ngày nay, không ít cô gái dùng nước muối sinh lý rửa mặt với mong muốn nhanh chóng giải quyết các nốt mụn xấu xí. Tuy nhiên, thực tế, rửa mặt bằng nước ... [xem thêm]

Tinh dầu ngọc lan tây: Tốt cho thể chất lẫn tinh thần

(95)
Tinh dầu ngọc lan tây ngày càng được ưa chuộng bởi hương thơm dễ chịu và đem đến những công dụng nhất định cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của ... [xem thêm]

7 biến chứng khi không điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(88)
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch có khi không cần điều trị nhưng bạn vẫn phải có biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng, tránh các biến ... [xem thêm]

Cấy ghép tử cung, bước đột phá của nền y học

(71)
Cấy ghép tử cung là một sự tiến bộ vượt bậc trong y học. Nó không chỉ đem lại lợi ích về mặt thể chất mà còn mang ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần. ... [xem thêm]

7 cách nói chuyện với chồng về chuyện ấy

(84)
Cuộc yêu giữa bạn và chồng sẽ có thể thăng hoa dần theo năm tháng nếu như bạn không e ngại nói chuyện với chồng về chuyện ấy để cả hai hiểu nhau ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN