Legionnaires

(3.64) - 71 đánh giá

Tìm hiểu chung

Legionnaires là bệnh gì?

Bệnh Legionnaires là một dạng nặng của bệnh viêm phổi – viêm phổi thường gây ra do nhiễm trùng. Bệnh Legionnaires gây ra do một loại vi khuẩn gọi là legionella.

Bạn không mắc bệnh Legionnaires từ việc tiếp xúc từ người này qua người khác. Hầu hết mọi người mắc bệnh Legionnaires là do hít phải vi khuẩn gây bệnh. Người già, người hút thuốc lá và những người có hệ miễn dịch kém rất dễ mắc bệnh này.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Các vi khuẩn legionella cũng gây sốt Pontiac, dạng nhẹ tương tự như bị cúm. Sốt Pontiac thường tự hết, nhưng bệnh Legionnaires không được điều trị có thể gây tử vong. Mặc dù điều trị kịp thời bằng kháng sinh thường chữa khỏi bệnh Legionnaires, một số người vẫn còn triệu chứng dai dẳng sau khi điều trị.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Legionnaires?

Bệnh Legionnaires thường phát triển 2-10 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn Legionella. Nó thường bắt đầu bằng các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Nhức đầu
  • Cơ bắp đau
  • Ớn lạnh
  • Sốt 40°C hoặc cao hơn.

Sau ngày thứ hai hoặc thứ ba, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác như:

  • Ho, có thể kèm theo đờm hoặc máu
  • Hụt hơi
  • Đau ngực
  • Các triệu chứng về tiêu hóa, như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
  • Bị lẫn lộn hoặc có các thay đổi về tâm thần

Mặc dù bệnh Legionnaires chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, đôi khi nó có thể gây nhiễm trùng ở các vết thương và các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả tim.

Bệnh Legionnaires dạng nhẹ – được gọi là sốt Pontiac – có những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu và đau nhức cơ bắp. Sốt Pontiac không ảnh hưởng đến phổi và các triệu chứng thường tự hết trong vòng 2-5 ngày.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với vi khuẩn Legionella. Chẩn đoán và điều trị bệnh Legionnaires càng sớm càng tốt, giúp rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Đối với những người có nguy cơ cao, điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Legionnaires’?

Vi khuẩn Legionella pneumophila chịu trách nhiệm đối với hầu hết các trường hợp mắc bệnh Legionnaires. Ngoài trời, vi khuẩn legionella có trong đất và nước, nhưng hiếm khi gây ra nhiễm trùng. Trong nhà, vi khuẩn Legionella có thể nhân lên trong các hệ thống nước – bồn tắm nước nóng, điều hòa không khí và hệ thống phun sương ở cửa hàng tạp hóa.

Mặc dù bạn có thể nhiễm bệnh Legionnaires từ hệ thống ống nước, hầu hết các ổ dịch xảy ra ở các tòa nhà lớn, có lẽ do hệ thống ống phức tạp cho phép vi khuẩn phát triển và lây lan dễ dàng hơn.

Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của bệnh Legionnaires’?

Legionnaires không phải là bệnh hiếm. Nó được coi là hiếm bởi vì hầu hết các trường hợp không được phát hiện và không phải tất cả các trường hợp phát hiện được báo cáo đến trung tâm y tế cộng đồng. Do không được chẩn đoán và không được báo cáo đầy đủ nên tỉ lệ mắc căn bệnh này rất khó ước tính, các số liệu rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Legionnaires’?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh Legionnaires như:

  • Khói thuốc. Hút thuốc gây tổn thương phổi, làm cho bạn nhạy cảm hơn với tất cả các loại bệnh nhiễm trùng phổi.
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu do hậu quả của HIV/AIDS hoặc dùng một số loại thuốc, đặc biệt là corticosteroid và thuốc chống thải ghép sau các phẫu thuật cấy ghép.
  • Có bệnh phổi mạn tính như bệnh khí phế thũng hay các tình trạng nghiêm trọng như bệnh tiểu đường, bệnh thận hoặc ung thư.
  • 50 tuổi trở lên.

Bệnh Legionnaires phát tán lẻ tẻ và cục bộ như tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão, nơi vi khuẩn có thể lây lan dễ dàng trong cộng đồng dễ bị nhiễm trùng.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Legionnaires?

Bệnh Legionnaires cũng tương tự như các loại viêm phổi khác. Để giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn legionella một cách nhanh chóng, bác sĩ có thể kiểm tra nước tiểu của bạn để tìm kháng thể legionella – là chất được tạo ra khi có một chất lạ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể phải thực hiện các xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang không xác định ra bệnh Legionnaires nhưng có thể thấy mức độ viêm nhiễm ở phổi của bạn
  • Xét nghiệm đờm hoặc mô phổi
  • Chup cắt lớp vi tính (CT scan) bộ não hoặc chọc dò tuỷ sống nếu bạn có triệu chứng về thần kinh như nhầm lẫn hoặc khó tập trung

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh Legionnaires?

Bệnh Legionnaires được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Càng điều trị sớm càng ít có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong. Trong nhiều trường hợp, việc điều trị đòi hỏi phải nhập viện. Sốt Pontiac tự biến mất mà không cần điều trị và không để lại các triệu chứng dai dẳng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Legionnaires?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh Legionnaires:

  • Có thể phòng ngừa được sự bùng phát bệnh Legionnaires, việc phòng ngừa đòi hỏi bạn phải khử trùng toàn bộ hệ thống nước, hồ bơi và spa.
  • Tránh hút thuốc là điều quan trọng nhất giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hút thuốc làm tăng cơ hội phát triển bệnh Legionnaires nếu bạn đang tiếp xúc với vi khuẩn Legionella.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vô niệu

(27)
Tìm hiểu chungVô niệu là gì?Vô niệu hoặc khó tiểu xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể có nước tiểu ít và sau đó là vô ... [xem thêm]

Són tiểu ở nữ giới

(89)
Tìm hiểu chungSón tiểu ở nữ giới là tình trạng gì?Són tiểu ở nữ giới là tình trạng nước tiểu rỉ ra ngoài không theo ý muốn. Són tiểu là vấn đề phổ ... [xem thêm]

Hội chứng Catatonia

(39)
Tìm hiểu chung về hội chứng CatatoniaHội chứng Catatonia là gì?Catatonia hay còn gọi là hội chứng căng trương lực, là một rối loạn tâm thần và ảnh hưởng ... [xem thêm]

Ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet)

(62)
Tìm hiểu chungBệnh ban đỏ ở trẻ em (sốt Scarlet) là bệnh gì?Bệnh ban đỏ, hay còn gọi là sốt Scarlet hoặc sốt tinh hồng nhiệt, là một bệnh do vi khuẩn phát ... [xem thêm]

Đau đầu hồi ứng

(18)
Tìm hiểu chungĐau đầu hồi ứng là bệnh gì?Đau đầu hồi ứng (đau đầu do lạm dụng thuốc) gây ra do sử dụng thường xuyên và lâu dài thuốc điều trị đau ... [xem thêm]

Tăng natri máu

(25)
Tìm hiểu về tăng natri máuTăng natri máu là gì?Tăng natri máu (tăng natri huyết) xảy ra khi có sự mất cân bằng natri và nước trong cơ thể, dẫn đến lượng natri ... [xem thêm]

Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo

(100)
Tìm hiểu chungBệnh nhiễm giun sán từ chó mèo là gì?Bệnh giun sán nhiễm từ chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người gây ra bởi ... [xem thêm]

Dày sừng ánh sáng

(70)
Dày sừng ánh sáng là tình trạng lớp ngoài cùng của da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, hình thành nên những mảng da dày lên, thô ráp. Chúng có thể xuất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN