Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Để hiểu rõ hơn bệnh tiểu đường là gì, làm sao để điều trị bệnh tiểu đường, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose).
Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.
Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các dạng tiểu đường
Hiện nay, các dạng tiểu đường thường gặp nhất là đái tháo đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai kỳ.
Đái tháo đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1, hay đái tháo đường tuýp 1, xảy ra khi cơ thể không sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh sẽ phải dùng insulin nhân tạo mỗi ngày.
Đái tháo đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2, hay đái tháo đường tuýp 2, ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng insulin. Không giống như tiểu đường tuýp 1, ở người mắc dạng đái tháo đường này, các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước đây mặc dù cơ thể vẫn tạo ra insulin.
Đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều bị tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh có thể hết sau khi sinh.
Các dạng bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn gồm tiểu đường đơn gene (monogenic diabetes) và tiểu đường do xơ nang (cystic fibrosis-related diabetes).
Tiền đái tháo đường
Mức đường huyết bình thường là từ 70-99mg/dL. Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có mức đường huyết cao hơn 125mg/dL. Nếu chỉ số đường huyết rơi vào khoảng 100-125mg/dL, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiền đái tháo đường.
Tình trạng này rất dễ phát triển thành tiểu đường tuýp 2, ngay cả khi người bệnh không có biểu hiện rõ ràng. Ngoài ra, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 cũng tương tự nhau, gồm:
- Thừa cân
- Bệnh sử gia đình mắc tiểu đường
- Mức HDL cholesterol cao hơn 40 hoặc 50mg/dL
- Bệnh sử mắc tăng huyết áp
- Bị tiểu đường thai kỳ hoặc con sinh ra nặng hơn 4kg
- Bệnh sử buồng trứng đa nang
- Trên 45 tuổi
- Lười vận động
Nếu bạn bị tiền đái tháo đường, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để ngăn chặn bệnh tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.
(function() {
window.mc4wp = window.mc4wp || {
listeners: [],
forms: {
on: function(evt, cb) {
window.mc4wp.listeners.push(
{
event : evt,
callback: cb
}
);
}
}
}
})();
#mc_embed_signup>div{max-width:350px;background:#c9e5ff;border-radius:6px;padding:13px}#mc_embed_signup>div>p{line-height:1.17;font-size:24px;color:#284a75;font-weight:700;margin:0 0 10px 0;letter-spacing:-1.3px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(1n){color:#284a75;font-size:12px;line-height:1.67}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(2n){margin:10px 0;display:flex;margin-bottom:5px}#mc_embed_signup>div>div:nth-of-type(3n){font-size:8px;line-height:1.65;margin-top:10px}#mc_embed_signup>div input[type="email"]{font-size:13px;max-width:240px;flex:1;padding:0 12px;min-height:36px;border:none;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border:1px solid #fff;border-right:none;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px}#mc_embed_signup>div input[type="submit"]{font-size:11px;letter-spacing:normal;padding:12px 20px;font-weight:600;appearance:none;outline:none;background-color:#284a75;color:#fff;box-shadow:none;border:none;outline:none;border-radius:0;min-height:36px;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_title,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_description,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup .mc_signup_tnc{display:none}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-response{font-size:15px;line-height:26px;letter-spacing:-.07px;color:#284a75}.category-template-category--covid-19-php .myth-busted .mc4wp-response,.category-template-category--covid-19-php .myth-busted #mc_embed_signup>div{margin:0 30px}.category-template-category--covid-19-php .mc4wp-form{margin-bottom:20px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div>.field-submit,.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div{max-width:unset;padding:0}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="email"]{-ms-flex-positive:1;flex-grow:1;border-top-left-radius:8px;border-bottom-left-radius:8px;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;padding:6px 23px 8px;border:none;max-width:500px}.category-template-category--covid-19-php #mc_embed_signup>div input[type="submit"]{border:none;border-radius:0;border-top-right-radius:0;border-bottom-right-radius:0;background:#284a75;box-shadow:none;color:#fff;border-top-right-radius:8px;border-bottom-right-radius:8px;font-size:15px;font-weight:700;text-shadow:none;padding:5px 30px}form.mc4wp-form label{display:none}
Bạn muốn sống khỏe mạnh?
Đăng ký nhận tin tức mới nhất về bệnh Đái tháo đường từ Chúng tôi và Glucerna, đối tác sức khỏe của chúng tôi!
Bằng việc lựa chọn "Đăng ký", bạn tin tưởng và đồng ý cho đối tác của chúng tôi sử dụng thông tin này thông qua chính sách bảo mật của họ. Đồng thời thông qua chính sách bảo mật của Chúng tôi, chúng tôi được phép sử dụng thông tin của bạn cho các dịch vụ như gửi email đến bạn.
Leave this field empty if you’re human:
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?
Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện chung như:
- Thường xuyên cảm thấy đói và khát
- Sụt cân
- Đi tiểu thường xuyên
- Nhìn mờ
- Cực kỳ mệt mỏi
- Các vết loét không lành
Ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Trong khi đó, những biểu hiện bệnh tiểu đường ở nữ giới sẽ có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.
Dấu hiệu bệnh đái tháo đường tuýp 1
Các dấu hiệu bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể bao gồm:
- Cực kỳ đói
- Thường xuyên khát
- Sụt cân không chủ ý
- Đi tiểu thường xuyên
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
Các biểu hiện bệnh cũng có thể dẫn đến thay đổi tâm trạng.
Triệu chứng bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo bác sĩ, những biểu hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp có thể kể đến như:
- Thường xuyên thấy đói và khát
- Đi tiểu nhiều
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Vết loét chậm lành
Bệnh cũng có thể gây nhiễm trùng định kỳ do nồng độ glucose tăng cao khiến cơ thể khó lành hơn.
Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ
Hầu hết phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều không có bất kỳ triệu chứng nào. Bác sĩ thường phát hiện tình trạng khi cho làm xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc xét nghiệm dung nạp glucose đường uống. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trong khoảng từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ.
Trong một số ít trường hợp, một phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng sẽ bị khát nước hoặc đi tiểu nhiều hơn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường là gì?
Nguồn: Theconversation.comInsulin là hormone sản sinh bởi tuyến tụy, đóng vai trò giảm lượng đường trong máu bằng cách “mở cửa” cho các phân tử glucose tiến vào trong tế bào để cung cấp năng lượng. Ở người bị tiểu đường, quá trình này bị cản trở bởi nhiều vấn đề khác nhau.
Nguyên nhân bị bệnh tiểu đường tuýp 1
Ở người bị tiểu đường tuýp 1, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy, gây suy giảm nồng độ hormone này trong cơ thể. Lượng insulin quá thấp sẽ khiến glucose tiếp tục ở lại trong máu thay vì tiến vào tế bào, từ đó gây ra mức đường huyết cao.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là gì vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng các yếu tố di truyền và môi trường có thể dẫn đến tình trạng này.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2
Trong bệnh tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2, các tế bào cơ thể trở nên kháng insulin và tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để chống lại sức đề kháng này. Thay vì di chuyển đến các tế bào, glucose sẽ tích tụ trong máu, dẫn đến mức đường huyết tăng.
Tương tự đái tháo đường tuýp 1, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định nguyên nhân bị tiểu đường tuýp 2 là gì. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được chứng minh có liên quan đến vấn đề này, bao gồm:
- Di truyền
- Yếu tố môi trường
- Thừa cân
- Trên 45 tuổi
- Lười vận động
- Đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường
- Bị tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc triglyceride cao
Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời gian mang thai, nhau thai sẽ tiết hormone để duy trì thai kỳ. Những hormone này khiến các tế bào trong cơ thể kháng insulin hơn.
Thông thường, tuyến tụy sẽ sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy vẫn không thể sản xuất kịp. Khi điều này xảy ra, lượng glucose đến các tế bào giảm và mức đường huyết tăng lên, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tăng nếu bạn:
- Thừa cân
- Trên 25 tuổi
- Từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc có con sinh ra nặng trên 4kg
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
- Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)