Vì sao cần bổ sung sữa chua Hy Lạp vào khẩu phần ăn của mẹ bầu?

(4.28) - 36 đánh giá

Sữa chua Hy Lạp là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng cho chế độ ăn uống thời kỳ mang thai, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bạn cần hàng ngày.

Mang thai đòi hỏi mẹ bầu có một chế độ ăn uống cân bằng, có khả năng cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất mà bạn cùng thai nhi trong bụng cần để có sức khỏe tốt. Ngoài những món nên tránh, vẫn có những món ăn vừa ngon mà lại tốt cả mẹ lẫn con, chẳng hạn như sữa chua Hy Lạp.

Lợi ích của sữa chua

Sữa chua Hy Lạp đem đến khá nhiều giá trị dinh dưỡng, chẳng hạn như:

1. Cung cấp vitamin

Món ăn này chứa đủ lượng vitamin A, C và sắt. Các chất này là những thành phần cần thiết cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Sữa chua Hy Lạp có khả năng cung cấp cho bạn khoảng 2% nhu cầu sắt và vitamin A hằng ngày.

2. Giàu protein

Khi đã thụ thai thành công, nhu cầu protein của bạn sẽ trở nên gấp đôi để tạo thành nền tảng của tế bào thai nhi. Protein cũng cung cấp cho mẹ bầu nhiều năng lượng cần thiết trong quá trình mang thai và sinh nở. Sữa chua Hy Lạp có khả năng tăng gấp đôi lượng chất đạm so với các loại sữa chua khác. Đây sẽ là nguồn bổ sung dinh dưỡng lý tưởng dành cho mẹ bầu.

3. Giúp giữ trọng lượng trong tầm kiểm soát

Một tác dụng tích cực khác của sữa chua Hy Lạp nằm ở việc món ăn không chứa hàm lượng đường cao giúp nó trở thành bữa ăn nhẹ lý tưởng cho những mẹ bầu đang lo lắng về việc tăng cân. Ngoài ra, do giàu protein nên sữa chua sẽ giúp bạn no lâu, tránh phải ăn thêm bất kỳ loại thức ăn vặt không cần thiết.

4. Giàu lợi khuẩn

Sữa chua Hy Lạp cũng được đánh giá cao vì có nhiều lợi khuẩn. Chúng hỗ trợ để thúc đẩy vi khuẩn tốt trong ruột, đảm bảo việc duy trì sức khỏe. Những vi khuẩn này có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh như tiêu chảy và IBS (hội chứng ruôt kích thích).

5. Giữ huyết áp ở mức ổn định

Sữa chua Hy Lạp chứa nhiều canxi, kali và magiê, những chất giúp giảm huyết áp và duy trì huyết áp trong phạm vi bình thường. Do đó, mẹ bầu có thể thêm món sữa chua Hy Lạp vào món ăn vặt hằng ngày để đảm bảo sức khỏe.

Cách chế biến

Có khá nhiều cách để chế biến sữa chua Hy Lạp. Bạn có thể xay sữa chua với một chút đá cùng trái cây để tạo thành món sinh tố thơm ngon, giải nhiệt trong thời tiết nóng bức hoặc trộn chung sữa chua với mứt, ngũ cốc và vài lát hoa quả, bạn đã có một bữa ăn nhẹ đầy dinh dưỡng.

Lưu ý khi ăn sữa chua Hy Lạp

Hãy đảm bảo rằng sữa chua Hy Lạp mà bạn mua đã được khử trùng và đảm bảo vệ sinh. Sữa chua không được khử trùng có thể chứa vi khuẩn listeria có thể gây hại cho bào thai đang phát triển trong bụng bạn. Hãy đọc và kiểm tra nhãn trước khi mua sản phẩm này từ siêu thị nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

(28)
Bạn có biết rằng, người trưởng thành có đến 206 chiếc xương và riêng bộ xương đã chiếm đến 15% cân nặng của cơ thể? Xương đóng vai trò cực kỳ quan ... [xem thêm]

Trẻ hóa vùng kín: Những nguy cơ tiềm ẩn bạn nên biết

(13)
Bạn muốn phẫu thuật thẩm mỹ trẻ hóa vùng kín để làm đẹp “cô bé” và cải thiện chuyện chăn gối? Nếu có ý định đăng ký các dịch vụ làm hồng, se ... [xem thêm]

Mắc hội chứng Reye trẻ dễ bị tổn thương gan và não

(77)
Hội chứng Reye ít gây tử vong, nhưng vẫn để lại những tổn thương vĩnh viễn cho não. Bố mẹ nên đưa bé đến phòng cấp cứu ngay khi con có dấu hiệu lú ... [xem thêm]

Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang khi muốn mang thai

(46)
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, phụ nữ gặp phải vấn đề này và mong muốn có con sẽ cần được điều trị buồng ... [xem thêm]

36 tuần

(62)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tuần thứ 29, bé có thể có khả năng:Tự ăn bánh quy;Trêu đùa (tạo ra âm thanh trêu đùa phì phèo nước ... [xem thêm]

Khám phá sự thật về đái tháo đường típ 1

(10)
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến hiện nay. Tìm hiểu rõ những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường giúp ... [xem thêm]

Căn bệnh ung thư phổi khiến bạn căng thẳng? Tìm đến ngay những giải pháp sau

(77)
Bạn cảm thấy áp lực công việc ngày càng nặng nề? Hãy học cách kiểm soát stress trước khi bạn bị quá tải đến mức chỉ muốn buông bỏ mọi thứ!Khi làm ... [xem thêm]

Bạn có biết vi khuẩn Hp sống được bao lâu?

(99)
Việc ước tính thời gian vi khuẩn Hp sống được bao lâu có thể giúp bạn cải thiện kết quả điều trị cũng như phòng ngừa chủng vi sinh này.Theo thống kê ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN