Tìm hiểu chung
Mụn rộp là bệnh gì?
Mụn rộp là một bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh xuất hiện bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể, hay gặp nhất là quanh môi, lỗ mũi, má và vùng sinh dục, tầng sinh môn (nam giới bị ở thân dương vật, nữ giới bị ở môi bé), có thể bị ở hầu họng.
Mụn rộp là một bệnh lành tính nhưng hay tái phát và thường xuất hiện sau những đợt sang chấn về cơ thể như nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, sau tiêm chủng, dùng huyết thanh, đặc biệt ở những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, nhất là ở bệnh nhân nhiễm HIV/ AIDS.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của mụn rộp?
Trước khi nổi mụn rộp, bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu, ngứa rát tại chỗ. Bắt đầu bằng một vết đỏ, nề, sau đó tại nơi đó sẽ nhanh chóng xuất hiện các mụn nước thành cụm từ 3- 10 cái, tròn hoặc hình cầu, đều nhau, nhỏ 2-4mm. Dịch ban đầu có màu trong sau thành đục.
Sau vài ngày, mụn nước vỡ, khô tại chỗ đóng vảy tiết vàng hoặc hơi nâu, gắn chặt, khi bong để lại một vết đỏ, sau đó trở lại bình thường không thành sẹo.
Các hạch lympho lân cận có thể sưng và đau. Từ khi bắt đầu đến khi lặn, quá trình diễn ra trong khoảng 8 – 15 ngày.
Ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, mụn rộp có thể trầm trọng như loét rộng vùng hậu môn, sinh dục, niêm mạc miệng, có thể có tổn thương não, màng não gây tử vong.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra mụn rộp?
Bệnh gây nên do virus Herpes- simplex tuýp I và II.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng mụn rộp?
Bệnh này rất thường gặp, ảnh hưởng đến mọi người trong mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, mụn rộp có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn rộp?
Những người quan hệ tình dục không an toàn thường dễ mắc bệnh hơn. Nhiễm HIV khiến tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mụn rộp?
Sau khi hỏi về các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, các triệu chứng và thăm khám sang thương mụn nước, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm:
- Xét nghiệm tìm kháng thể bằng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho kết quả nhanh và nhạy;
- Nuôi cấy tìm virus;
- Xét nghiệm chẩn đoán tế bào Tzanck để tìm tế bào đa nhân khổng lồ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mụn rộp?
Trong điều trị, bác sĩ sẽ chú ý giúp bạn loại trừ những yếu tố thuận lợi của bệnh và nâng cao sức đề kháng cơ thể, đồng thời kích thích miễn dịch. Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc kháng virus để điều trị bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của mụn rộp?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với mụn rộp:
- Bạn không sử dụng vật dụng cá nhân chung như ly tách, khăn tắm, áo quần;
- Bạn cần chú ý quan hệ tình dục an toàn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.