Tìm hiểu về Barrett thực quản
Bệnh Barrett thực quản là gì?
Barrett thực quản là một loại bệnh lý tiêu hóa, xảy ra khi các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Các tế bào này được gọi là tế bào vảy thường lót ở thực quản. Khi mắc bệnh Barrett thực quản, những tế bào này chuyển thành các tế bào dạng hình cột. Có khoảng 5% đến 10% người bị chứng rối loạn này thường bị ung thư thực quản.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh Barrett thực quản là gì?
Đa số triệu chứng của bệnh này khá giống với triệu chứng của người mắc bệnh trào ngược axit hay khó tiêu axit. Bệnh nhân thường bị thức giấc vào buổi tối do triệu chứng ợ nóng đặc trưng của bệnh.
Những triệu chứng khác bao gồm:
- Đau ngực;
- Khó nuốt;
- Nghẹn thức ăn hoặc nôn mửa;
- Thở hụt hơi, thở khò khè;
- Viêm thanh quản và khàn tiếng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh Barrett thực quản?
Nguyên nhân cụ thể của bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, khoảng 10% đến 15% bệnh nhân bị chứng trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh Barrett thực quản không di truyền và không lây truyền từ người sang người.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh Barrett thực quản?
Những người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) – một triệu chứng mãn tính mà axit trào ngược từ dạ dày lên phần cuối thực quản – thường mắc phải bệnh Barrett thực quản. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản?
Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản bao gồm:
- Tiền sử bệnh. Bạn đã từng mắc chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày mãn tính;
- Tuổi tác. Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh Barrett thực quản;
- Giới tính. Nam giới thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ giới;
- Người da trắng. Bệnh Barrett thực quản thường gặp ở người da trắng nhiều hơn những chủng tộc khác;
- Tình trạng béo phì. Đa số những người bị béo phì ở bụng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
- Hút thuốc. Hút thuốc không chỉ gây hại cho phổi và hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến thực quản và khả năng tiêu hóa của cơ thể.
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh Barrett thực quản?
Bác sĩ thường chuẩn đoán bệnh thông qua nội soi thực quản bằng cách đặt một ống có gắn đèn vào miệng và đưa xuống thực quản. Sau đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp sinh thiết để kiểm tra các bất thường ở thực quản bằng cách lấy một mẫu mô nhỏ kiểm tra dưới kính hiển vi.
Những phương pháp nào dùng để điều trị Barrett thực quản?
Mục đích điều trị Barrett thực quản là để ngăn ngừa axit trào ngược lên thực quản, nhằm bảo vệ những tế bào lót thực quản và có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Sử dụng thuốc có thể hạn chế lượng axit gặp các tế bào lót. Những loại thuốc này bao gồm: thuốc giảm nồng độ axit, H2 – antagonists (như ranitidine, cimetidine), chất ức chế bơm proton (như omeprazole, lansoprazole), và những thuốc có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa (như metoclopramide). Chất ứng chế bơm proton là loại thuốc hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất.
Barrett thực quản sẽ biến chứng nặng thành ung thư thực quản. Để kiểm soát ung thư, bác sĩ sẽ nội soi thực quản thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh Barrett thực quản?
Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh Barrett thực quản:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn;
- Cách duy nhất để chẩn đoán bệnh là nội soi thực quản sau đó tiến hành sinh thiết mô. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ tiến hành việc này;
- Nâng đầu giường lên cao khi ngủ để hạn chế chứng trào ngược axit xuất hiện vào ban đê
Ngoài ra bạn cũng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng sau:
- Ợ nóng;
- Thức ăn nghẹn ở cổ họng;
- Ói mửa;
- Khó nuốt và sụt cân.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.