Thoái hóa đốt sống cổ

(3.7) - 73 đánh giá

Hầu hết trường hợp, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu khiến đốt sống cổ bị thoái hóa. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng tăng. Vậy, do đâu bạn gặp phải vấn đề này? Liệu có cách nào điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng HelloBacsi tìm hiểu qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Tình trạng các đĩa đệm và đốt xương sống ở cột sống cổ bị suy thoái dần theo thời gian gọi là thoái hóa đốt sống cổ. Đặc trưng của bệnh là những cơn đau và cứng khớp cổ kéo dài. Nếu không sớm được điều trị, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày hoặc tệ hơn là bại liệt.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ?

Hầu hết người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu như:

  • Đau ở cổ, bả vai, cánh tay, bàn tay và ngón tay
  • Cánh tay yếu dần
  • Tê và nhói ở cánh tay, bàn tay và ngón tay
  • Cứng cổ
  • Đau gáy

Nếu tình trạng thoái hóa trở nặng, người bệnh còn có thể có những biểu hiện:

  • Mất khả năng thăng bằng
  • Chóng mặt
  • Rối loạn chức năng bàng quang gây tiểu tiện không kiểm soát

Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu người bệnh có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần đi khám nếu nhận thấy:

  • Đau cổ hoặc cứng khớp cổ liên tục, không khỏi khi dùng thuốc giảm đau
  • Yếu cơ hoặc tê cơ cổ, cơ vai đột ngột
  • Khó khăn khi đi lại
  • Yếu hoặc không thể di chuyển chân tay

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Khi bệnh xảy ra, vùng xương và sụn ở cổ bị yếu và thoái hóa dần do:

  • Đĩa đệm ở cột sống cổ có nhiệm vụ lót và giảm chấn giữa các đốt sống bị co lại và khô do mất nước
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Tủy sống và dây thần kinh bị chèn do xương phát triển bị lệch
  • Dây chằng bị xơ cứng do lão hóa

Nhìn chung, lão hóa là nguyên nhân chủ yếu gây nên các vấn đề trên. Do đó, phần lớn người mắc bệnh đều trên 50 tuổi. Tuy nhiên, thực tế người trẻ tuổi vẫn có khả năng bị thoái hóa đốt sống cổ sớm bởi một số yếu tố nguy cơ như:

  • Thường xuyên làm những công việc phải ngước đầu lên hoặc có những động tác lặp lại đơn điệu ở vùng cổ, những động tác thường xuyên tạo áp lực lớn lên vùng cổ, tư thế xấu (ví dụ như giáo viên, tài xế,…)
  • Chấn thương cổ
  • Yếu tố di truyền

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ?

Các bác sĩ chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ thông qua:

  • Thăm khám triệu chứng lâm sàng
  • Kết quả chụp X-quang cột sống cổ

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ (MRI) cổ và phân tích tốc độ dẫn truyền điện cơ/thần kinh (EMG). Xét nghiệm điện cơ này có thể giúp chẩn đoán mức độ tổn thương các dây thần kinh do thoái hóa gây ra nhằm xác định bệnh.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ?

Bác sĩ thường dùng nẹp cổ để hạn chế chuyển động cổ và giúp giảm đau. Tuy nhiên, sử dụng nẹp cổ quá lâu sẽ làm yếu cơ cổ. Bạn không nên tự ý nẹp cổ mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu bị đau đột ngột, người bệnh cần nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa (thuốc gây tê và các loại thuốc kháng viêm). Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ nhưng chỉ với liều lượng ít và trong thời gian ngắn. Sau khi hết đau, bạn có thể bắt đầu các bài tập cổ luân phiên khi sử dụng nẹp cổ. Các bài tập để di chuyển cổ giúp tăng chuyển động và sức dẻo dai. Bạn nên lưu ý, nắn chỉnh cột sống không được khuyến cáo cho bệnh lý này.

Phẫu thuật hiếm khi là lựa chọn lý tưởng cho việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp thường chỉ được xem xét sau khi các liệu pháp khác không có tác dụng hoặc người bệnh cần can thiệp để giảm áp lực lên các dây thần kinh và tủy sống.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoái hóa đốt sống cổ?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê
  • Nghỉ ngơi thường xuyên
  • Hạn chế cử động cổ
  • Tập các bài tập chuyển động cổ và tăng sức bền
  • Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ
  • Giảm thiểu chấn thương cột sống cổ
  • Tránh các môn thể thao đối kháng
  • Tập luyện thường xuyên và giữ cho trọng lượng cơ thể lý tưởng

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng Meigs

(48)
Tìm hiểu chungHội chứng Meigs là gì?Hội chứng Meigs là một bộ ba các tình trạng bệnh lý bao gồm một khối u buồng trứng lành tính (cụ thể là u xơ buồng ... [xem thêm]

Nhiễm virus hợp bào hô hấp

(14)
Tìm hiểu chungNhiễm virus hợp bào hô hấp là gì?Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus gây nhiễm trùng phổi và đường hô hấp. Nhiễm virus này rất phổ ... [xem thêm]

Bệnh phenylketo niệu

(52)
Tìm hiểu chungBệnh phenylketo niệu là gì?Phenylketo niệu (PKU) là một tình trạng di truyền hiếm gặp, gây ra bởi một axit amin gọi là phenylalanine tích tụ trong cơ ... [xem thêm]

Xét nghiệm HPV

(16)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm HPVXét nghiệm HPV là gì?Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự hiện diện của virus HPV, một loại virus có thể dẫn đến phát triển ... [xem thêm]

Chấn thương mắt

(13)
Chấn thương mắt là một tai nạn tương đối phổ biến có thể xảy ra trong nhiều tình huống thường ngày. Nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời, ... [xem thêm]

Loét tá tràng

(42)
Tá tràng là phần đầu của ruột non, bộ phận đảm đương trách nhiệm tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra. Nhiệm vụ của tá tràng là điều tiết ... [xem thêm]

Sái khớp háng

(79)
Tìm hiểu chungSái khớp háng là bệnh gì?Sái khớp háng là một dạng chấn thương háng. Tình trạng này xảy ra khi cơ bên trong đùi và vùng háng bị một lực tác ... [xem thêm]

Sốt ở trẻ nhỏ

(44)
Tìm hiểu chungSốt ở trẻ nhỏ là bệnh gì?Sốt ở trẻ nhỏ là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời gây ra do đau ốm nói chung, hay do có bất kì sự bất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN