Tìm hiểu về hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em

(3.73) - 53 đánh giá

Đau tăng trưởng ở trẻ em là tình trạng dễ gặp, thường xuất hiện ở chân và sẽ tự khỏi mà không cần đến biện pháp điều trị y tế.

Gần đây, bé yêu nhà bạn nói rằng bé liên tục bị đau nhức cơ chân vào buổi chiều, buổi tối hoặc trước khi đi ngủ. Bạn hoang mang, lo lắng vì không biết đây là tình trạng gì? Rất có thể bé yêu nhà bạn đang trải qua giai đoạn đau tăng trưởng đấy.

Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về đau tăng trưởng ở trẻ nhỏ để biết cách chữa trị, giảm đau cho bé hiệu quả.

Đau tăng trưởng ở trẻ em là gì?

Đau tăng trưởng không phải là bệnh và có lẽ bạn cũng chẳng cần đưa bé đến gặp bác sĩ. Tuy nhiên, tình trạng này có thể gây đau đớn, khó chịu cho trẻ nhỏ. Thông thường, đau tăng trưởng xảy ra khi bé ở độ tuổi từ 3 – 5 hoặc 8 – 12 và dừng lại khi bé ngừng phát triển. Vào những năm dậy thì, hầu hết trẻ em sẽ không còn cảm nhận cơn đau do tăng trưởng gây ra nữa.

Nguyên nhân gây đau tăng trưởng ở trẻ em

Đau tăng trưởng không làm tổn thương khu vực quanh xương hoặc khớp mà chỉ tác động vào trong cơ bắp. Vì lý do này, một số bác sĩ tin rằng đau tăng trưởng ở trẻ em có thể do các bé vận động quá nhiều. Việc chạy, leo trèo hoặc hoạt động hết công suất vào ban ngày sẽ dễ làm cho trẻ bị đau nhức ở chân vào ban đêm.

Triệu chứng đau tăng trưởng ở trẻ em

Đau tăng trưởng tập trung diễn ra ở cơ bắp thay vì các khớp. Hầu hết thời gian, bé sẽ cảm thấy cơn đau xuất hiện tại bắp đùi trước, ở bắp chân hoặc phía sau đầu gối. Thông thường, cả hai chân trẻ nhỏ đều sẽ đau.

Khớp bị ảnh hưởng bởi các bệnh nghiêm trọng hơn sẽ có dấu hiệu sưng, đỏ, đau hoặc có cảm giác ấm nếu chạm vào. Trong khi đó, khớp của trẻ nhỏ đang bị đau đau tăng trưởng sẽ có biểu hiện bình thường.

Đau tăng trưởng ở trẻ em bắt đầu diễn ra vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Thế nên, đôi lúc bé có thể không thể cảm thấy cơn đau này diễn ra do đang say giấc nhưng đến khi thức dậy, con yêu sẽ tỏ ra khó chịu bởi sự nhức mỏi ở 2 chân. Tin tốt cho bạn là đau tăng trưởng thường biến mất vào buổi sáng.

Chẩn đoán bé đang bị đau tăng trưởng

Một triệu chứng mà các bác sĩ thấy hữu ích nhất trong việc chẩn đoán đau tăng trưởng ở trẻ em là cách bé phản ứng khi được chạm vào những lúc cơn đau xuất hiện. Trẻ em bị đau do bệnh lý thường không thích được chạm vào hay để cho bác sĩ xoay nắn các cơ vì việc tác động này có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Nhưng đối với trẻ đau tăng trưởng, các bé sẽ cảm thấy tốt hơn khi được ôm, xoa bóp và âu yếm.

Biện pháp chữa trị đau tăng trưởng ở trẻ em

Không có hình thức điều trị cụ thể cho tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ em. Mặt khác, những cơn đau này không gây ra những vấn đề khác và chúng không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con yêu. Tình trạng sẽ giảm nhẹ dần trong vòng một hoặc hai năm.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ để giúp con yêu cảm thấy thoải mái hơn, bao gồm:

  • Massage chân cho bé: Đa phần trẻ nhỏ thường có phản ứng tích cực khi được massage nhẹ nhàng. Một số bé khác lại thích được bố mẹ ôm hoặc âu yếm để giảm bớt cơn đau. Do đó, bạn hãy massage chân cho bé.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ cao có thể giúp làm dịu cơn đau ở cơ bắp. Bạn hãy chườm nóng cho bé trước khi đi ngủ hoặc khi con tỏ ra khó chịu do đau chân. Việc cho trẻ tắm nước ấm trước lúc lên giường cũng có thể giúp ích.
  • Tập luyện co giãn: Hãy khuyến khích bé thực hiện những động tác kéo căng các cơ ở chân vào ban ngày để giúp ngăn ngừa cơn đau vào ban đêm.
  • Dùng thuốc giảm đau: Nếu con tỏ ra quá khó chịu, bạn có thể cho bé sử dụng thuốc giảm đau có hoạt chất ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuyệt đối không để bé uống aspirin do nguy cơ mắc phải hội chứng Reye – một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng liên quan đến việc dùng aspirin ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Bố mẹ cần nhớ rằng cơn đau tăng trưởng chỉ xuất hiện ở cả hai chân. Chỉ đau ở một chân có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. Khi bé có những triệu chứng sau đây, hãy đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn:

  • Sốt
  • Yếu ớt
  • Sút cân
  • Mệt mỏi
  • Phát ban
  • Ăn không ngon
  • Hành vi bất thường
  • Đau do chấn thương
  • Khớp sưng, đau và đỏ
  • Đi khập khiễng hoặc gặp khó khăn trong di chuyển.

Mặc dù đau tăng trưởng ở trẻ em không liên quan đến bệnh tật nhưng chúng vẫn khiến bé yêu khó chịu. Do vậy, bố mẹ hãy động viên và trấn an con. Tình trạng này sẽ qua đi khi trẻ lớn lên.

Phương Uyên/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Uống tinh bột nghệ: 10 tác dụng thần kỳ rất đáng làm ngay!

(36)
Nếu bạn còn thắc mắc tại sao phải uống tinh bột nghệ thì 10 công dụng tinh bột nghệ Hello Bacsi giới thiệu sau đây sẽ khiến bạn muốn khám phá ngay tác ... [xem thêm]

Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

(73)
Bệnh u xơ tử cung hiện nay không còn hiếm gặp nữa. Để biết rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị và phòng ngừa, bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay nhé!U ... [xem thêm]

6 cách giảm nguy cơ mắc bệnh tim

(92)
Bạn có thể ngăn ngừa cơn đau tim và đột quỵ khi bị tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống. Ở những người dưới 75 tuổi, 1/4 số ca tử vong do bệnh ... [xem thêm]

Tút lại vẻ đẹp trai nhờ 10 cách chăm sóc da dành riêng cho nam giới

(89)
Với 10 cách chăm sóc da mặt cho nam giới sau đây sẽ giúp phái mạnh mau chóng sở hữu một làn da khỏe mạnh, trẻ trung, mang lại sự tự tin và thành công hơn ... [xem thêm]

Top 5 sữa rửa mặt trị mụn cám giúp bạn sở hữu làn da xinh

(25)
Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn cám được xem là bước cơ bản nhất trong quy trình chăm sóc da mụn. Các loại sữa rửa mặt này thường chứa những thành ... [xem thêm]

Phụ nữ không làm tình lâu ngày có tốt không?

(96)
Làm tình cũng là một trong những cách giúp phụ nữ duy trì sức khỏe tình dục. Nếu phụ nữ lâu ngày không quan hệ có sao không? “Cô bé” sẽ chịu những ảnh ... [xem thêm]

Sự thật về thuốc tăng cơ bạn nên biết

(19)
Đa số nam giới, đặc biệt là những người tập gym, luôn mong muốn có được thân hình nở nang, săn chắc. Họ vội tìm đến các thuốc tăng cơ mà chưa tìm ... [xem thêm]

Tại sao cần phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

(47)
Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong cho trẻ lên đến 95%. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN