Epoetin Alfa

(4.14) - 58 đánh giá

Tác dụng

Tác dụng của epoetin alfa là gì?

Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp) ở những người mắc bệnh lâu dài và nghiêm trọng về thận (suy thận mãn tính), những người dùng zidovudine để điều trị HIV, và những người thực hiện hóa trị đối với một số loại ung thư (ung thư không liên quan đến tủy sống).

Thuốc cũng có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị thiếu máu để làm giảm nhu cầu truyền máu trước các ca phẫu thuật có nguy cơ mất máu cao (thường được kết hợp với thuốc chống đông máu warfarin). Epoetin alfa giúp đảo ngược tình trạng thiếu máu. Thuốc hoạt động bằng cách truyền tín hiệu cho tủy xương tạo ra nhiều tế bào hồng cầu hơn. Thuốc có chức năng tương tự như các chất tự nhiên trong cơ thể của bạn (erythropoietin) giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu.

Bạn nên dùng epoetin alfa như thế nào?

Thuốc được tiêm dưới da hoặc vào tĩnh mạch, thường là 1-3 lần/tuần hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu đang chạy thận nhân tạo, bạn cần được dùng thuốc này bằng cách tiêm vào tĩnh mạch.

Không lắc thuốc. Trước khi sử dụng, kiểm tra sản phẩm xem liệu có cặn hoặc bị đổi màu. Nếu có một trong hai tình trạng trên, không sử dụng dung dịch đó. Nếu bạn đang tiêm thuốc dưới da, thay đổi vị trí tiêm vào mỗi lần tiêm để tránh vấn đề ở dưới da.

Tìm hiểu cách lưu trữ, cách loại bỏ kim và vật dụng y tế một cách an toàn. Tham khảo ý kiến ​​dược sĩ.

Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng và sự đáp ứng với việc điều trị. Nên thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra tác dụng của thuốc và xác định liều lượng chính xác cho bạn. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Không tăng liều hoặc sử dụng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ định. Sử dụng thuốc thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, hãy sử dụng thuốc trong cùng một ngày (hoặc nhiều) trong tuần theo chỉ dẫn. Nên đánh dấu lịch của bạn với một lời nhắc nhở.

Có thể mất 2-6 tuần để có tác dụng tăng số lượng tế bào hồng cầu. Hãy cho bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc xấu đi.

Bạn bảo quản epoetin alfa như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng epoetin alfa cho người lớn là gì?

Liều thông thường dành cho người lớn mắc chứng thiếu máu liên quan tới Zidovudine

  • Ban đầu: 100 đơn vị/kg tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch 3 lần một tuần.

Liều thông thường dành cho người lớn bị thiếu máu do hóa trị

  • Ban đầu: 150 đơn vị/kg tiêm dưới da 3 lần mỗi tuần hoặc 40.000 đơn vị tiêm dưới da một lần mỗi tuần cho đến khi hoàn thành đợt hóa trị.
  • Dùng liều epoetin alpha ban đầu ở bệnh nhân hóa trị ung thư chỉ khi hemoglobin dưới 10 g/dL, và nếu cần thêm ít nhất 2 tháng hóa trị theo dự định
  • Sử dụng liều thấp nhất của epoetin alpha để tránh truyền hồng cầu.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu máu do suy thận mạn tính

  • 50-100 đơn vị/kg tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch 3 lần mỗi tuần.
  • Tiêm theo đường tĩnh mạch được khuyến cáo cho bệnh nhân phải thẩm tách máu.

Liều thông thường dành cho người lớn bị thiếu máu trước khi phẫu thuật

  • Ở những bệnh nhân có lượng hemoglobin cao hơn 10 đến nhỏ hơn hoặc bằng 13 g/dL chuẩn bị phẫu thuật không cấp thiết, không phẫu thuật tim, không phẫu thuật mạch máu để giảm nhu cầu truyền máu phân hóa sinh học: 300 đơn vị/kg/ngày tiêm dưới da trong 10 ngày trước và trong ngày phẫu thuật, và 4 ngày sau khi phẫu thuật cho tổng cộng 14 ngày điều trị epoetin.
  • Liều lượng thay thế: 600 đơn vị/kg tiêm dưới da trong một lần liều hàng tuần (21, 14, và 7 ngày trước khi phẫu thuật) cộng với một liều thứ tư trong ngày phẫu thuật.

Liều dùng epoetin alfa cho trẻ em là gì?

Liều thông thường cho trẻ em thiếu máu do Zidovudine

  • Trẻ sơ sinh và Trẻ em từ 8 tháng đến 17 tuổi: tư liệu có sẵn còn hạn chế; liều thuốc tiêm từ 50-400 đơn vị/kg 2-3 lần/tuần đã được báo cáo.
  • Nếu bệnh nhân không thích ứng với liều 300 đơn vị/kg 3 lần mỗi tuần, không đảm bảo họ có thể thích ứng với liều cao hơn.

Liều thông thường cho trẻ em thiếu máu do hóa trị

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em từ 6 tháng đến 18 tuổi: Liều dùng khác nhau, 25-300 đơn vị/kg 3-7 lần/ tuần.
  • Khuyến nghị của nhà sản xuất:
    • Chỉ bắt đầu với liều tiêm tĩnh mạch: 600 đơn vị/kg mỗi tuần (không quá 40.000 đơn vị/tuần); có thể tăng lên 900 đơn vị/kg mỗi tuần (không quá 60.000 đơn vị/tuần).
    • Sử dụng thận trọng trong việc xem xét liều lượng cho việc kiểm soát bằng đường tiêm dưới da đã được chứng minh hiệu quả ở liều 30% đến 50% thấp hơn so với tiêm tĩnh mạch.
  • Giảm 25% liều lượng khi hemoglobin đạt mức cần thiết để tránh truyền máu hoặc tăng hơn 1 g/dL trong hai tuần.
  • Tăng 25% liều lượng nếu đáp ứng chưa đủ và duy trì mức độ hemoglobin thấp nhất đủ để tránh phải truyền hồng cầu.

Liều thông thường cho trẻ em thiếu máu do suy thận mạn tính

  • Liều khởi đầu cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên: 50 đơn vị/kg, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, 3 lần mỗi tuần.
  • Tăng liều lên 25% nếu hemoglobin dưới 10 g/dL và đã không tăng thêm 1 g/dL sau 4 tuần điều trị nếu hemoglobin giảm dưới 10 g/dL. Ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo, nên tiêm tĩnh mạch.

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu máu

  • Sự an toàn và hiệu quả của epoetin alfa cho trẻ em mắc chứng này chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng epoetin alfa có thể phù hợp trong một số tình huống.
  • Thiếu máu do sinh non: khoảng liều: 500-1250 đơn vị/kg/tuần chia thành 2-5 liều uống 10 liều; thường được sử dụng liều lượng: 250 đơn vị/kg/liều 3 lần mỗi tuần; bổ sung với điều trị sắt uống 3-8 mg/kg/ngày.

Epoetin alfa có những hàm lượng nào?

Epoetin alfa có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch, thuốc tiêm: 10.000 đơn vị/mL (2 mL), 20.000 đơn vị/mL (1 mL).
  • Dung dịch, thuốc tiêm [không chất bảo quản]: 2000 đơn vị/mL (1 mL), 3000 đơn vị/mL (1 mL), 4000 đơn vị/mL (1 mL), 10.000 đơn vị/mL (1 mL).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng epoetin alfa?

Tác dụng phụ thường gặp như tăng huyết áp, đau đầu, đau khớp, buồn nôn, phù nề, mệt mỏi và tiêu chảy.

Hãy đến trung tâm y tế nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Liên lạc với bác sĩ nếu bạn cảm thấy yếu ớt, đầu óc quay cuồng, khó thở, da trông nhợt nhạt. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể của bạn đã ngừng dung nạp thuốc.

Epoetin alfa có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc mắc các vấn đề lưu thông máu đe dọa tính mạng, bao gồm đau tim hoặc đột quỵ. Nguy cơ này sẽ tăng khi bạn tiếp tục sử dụng epoetin alfa. Hãy đi cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng của bệnh tim, vấn đề lưu thông máu, chẳng hạn như:

  • Đau ngực hoặc cảm giác nặng nề, đau lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi, cảm giác bị bệnh nói chung;
  • Cảm giác khó thở, thậm chí chỉ khi gắng sức nhẹ;
  • Sưng phù, tăng cân nhanh chóng;
  • Tê đột ngột hoặc yếu, đặc biệt là ở một bên của cơ thể;
  • Đột ngột đau đầu dữ dội, lú lẫn, các vấn đề thị lực, lời nói, hoặc mất thăng bằng;
  • Đau, sưng, nóng, hoặc đỏ ở một hoặc cả hai chân.

Ngừng sử dụng epoetin alfa và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng:

  • Cảm giác choáng váng, ngất xỉu;
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, đau trong miệng và cổ họng;
  • Da nhợt nhạt, cảm thấy khó thở, tim đập nhanh, khó tập trung;
  • Bầm tím, chảy máu bất thường (mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng), xuất hiện các nốt tím hoặc đỏ dưới da;
  • Động kinh (ngất hoặc co giật);
  • Lượng kali thấp (lú lẫn, nhịp tim không đều, khát, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác mỏi chi);
  • Huyết áp tăng ở mức nguy hiểm (nhức đầu, mờ mắt, ù tai, lo lắng, lú lẫn, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng;
  • Đau khớp, đau xương;
  • Đau cơ, co thắt cơ;
  • Chóng mặt, trầm cảm, nhức đầu nhẹ;
  • Sụt cân;
  • Khó ngủ (mất ngủ);
  • Buồn nôn, nôn, khó nuốt;
  • Đau hoặc nhức nơi tiêm thuốc.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng epoetin alfa bạn nên biết những gì?

Trước khi sử dụng epoetin alfa, bạn nên:

  • Nói với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với epoetin alfa, darbepoetin alfa (Aranesp), bất kỳ loại thuốc nào khác, hoặc bất kỳ thành phần nào trong epoetin alfa. Hỏi dược sĩ của bạn hoặc kiểm tra hướng dẫn thuốc về danh sách các thành phần.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc đã từng mắc chứng tăng huyết áp và nếu bạn đã từng ngưng sản xuất tế bào hồng cầu tinh khiết (PRCA; một loại thiếu máu nặng có thể phát triển sau khi điều trị với ESA như darbepoetin alfa hoặc epoetin alfa). Bác sĩ không sử dụng epoetin alfa cho bạn.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang hay đã từng bị co giật. Nếu bạn đang sử dụng epoetin alfa để điều trị bệnh thiếu máu do bệnh thận mãn tính, cho bác sĩ biết nếu bạn đang hay đã từng bị ung thư.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai, dự định có thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn mang thai trong khi sử dụng epoetin alfa, gọi bác sĩ của bạn.
  • Nếu bạn sắp phải phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang sử dụng epoetin alfa
  • Nói với bác sĩ và dược sĩ về các thuốc kê toa và không kê toa khác, vitamin, các chất dinh dưỡng, và các sản phẩm thảo dược bạn đang dùng hoặc dự định dùng.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Epoetin alfa có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới epoetin alfa không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến epoetin alfa?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Ngộ độc nhôm, nghiêm trọng.
  • Xuất huyết nghiêm trọng.
  • Rối loạn máu (ví dụ, bệnh thiếu máu, hội chứng loạn sản tủy).
  • Vấn đề về xương.
  • Thiếu Folic acid, thiếu sắt hoặc vitamin B12.
  • Nhiễm trùng, viêm, hoặc ung thư.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin (sắc tố tế bào hồng cầu).
  • Thiếu tế bào hồng cầu liềm.
  • Có khối máu đông, có tiền sử hoặc các vấn đề khác với máu.
  • Suy tim sung huyết.
  • Đau tim, có tiền sử.
  • Phẫu thuật tim, có tiền sử.
  • Bệnh tim hoặc bệnh mạch máu.
  • Động kinh.
  • Đột quỵ.
  • Chứng huyết khối, hoặc có nguy cơ, thuốc có thể tăng tác dụng phụ.
  • Ung thư, có tiền sử, có thể gây các khối u tái phát.
  • Tăng huyết áp.
  • Chứng bất sản hồng cầu (một dạng bệnh tủy xương hiếm gặp) – không nên dùng thuốc nếu bạn mắc tình trạng này.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Thuốc enoxacin

(34)
Tên thành phần: enoxacinTên biệt dược: Penetrex®Thuốc enoxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh + QuinoloneTác dụngTác dụng của thuốc enoxacin là gì?Enoxacin là một ... [xem thêm]

Thuốc Pro dafalgan®

(20)
Tên gốc: propacetamol hydrochloridePhân nhóm: thuốc giảm đau (không có chât gây nghiện) và hạ sốtTên biệt dược: Pro dafalgan®Tác dụngTác dụng của thuốc Pro ... [xem thêm]

Thuốc tinidazole

(72)
Tìm hiểu chungTác dụng của thuốc tinidazole là gì?Bạn có thể sử dụng thuốc tinidazole để điều trị một số loại bệnh nhiễm trùng âm đạo (viêm âm đạo ... [xem thêm]

Bulaquine là gì?

(53)
Tác dụngTác dụng của Bulaquine là gì?Bulaquine thuộc nhóm thuốc kháng khuẩn, phân nhóm thuốc chống sốt rétBulaquine sử dụng để điều trị và phòng chống ... [xem thêm]

Epoetin Beta

(66)
Tác dụngTác dụng của epoetin beta là gì?Epoetin Beta được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu do suy thận mãn tính, thiếu máu liên quan đến hóa trị để ... [xem thêm]

Cold Eeze® Cold & Flu Multi-Symptom Relief

(61)
Tên gốc: acetaminophen, dextromethorphan hydrobromide, guaifenesin, phenylephrine hydrochlorideTên biệt dược: Cold Eeze® Nighttime Cold & Flu Multi-Symptom Relief, Cold Eeze® Daytime Cold ... [xem thêm]

Thuốc Mangoheprin®

(88)
Tên gốc: mangiferin Tên biệt dược: Mangoheprin®Phân nhóm: thuốc kháng virus/thuốc kháng virus dùng tại chỗTác dụngTác dụng của thuốc Mangoheprin® là gì?Thuốc ... [xem thêm]

Thuốc Brilinta®

(38)
Tên gốc: ticagrelorTên biệt dược: Brilinta®Phân nhóm: thuốc kháng đông, thuốc chống kết dính tiểu cầu và tiêu sợi huyếtTác dụngTác dụng của thuốc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN