Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm

(4.31) - 79 đánh giá

Sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp là những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn mà bạn rất dễ nhận biết. Người mắc căn bệnh này thể nặng còn có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm như chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, giảm huyết áp, sốc…

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là căn bệnh phổ biến ở những nước nằm trong vùng nhiệt đới như Việt Nam. Nguyên nhân gây bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Người bị sốt xuất huyết đôi khi có thể bị đau nhức rất trầm trọng ở cơ và các khớp.

Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Người mắc bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ thường sẽ bị sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Người mắc bệnh dạng nặng có thể bị chảy máu nghiêm trọng, giảm huyết áp đột ngột dẫn đến sốc, thậm chí tử vong. Các biến chứng như tăng tính thấm thành mạch, cô đặc máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu khiến bệnh nhân chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da… thường xảy ra vào ngày thứ 4 – 6 sau khi phát bệnh. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của sốt xuất huyết ở người bệnh trong giai đoạn này để có thể xử lý kịp thời.

Phần lớn người mắc căn bệnh này được điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế. Việc điều trị chủ yếu là nhằm hạ sốt, truyền dịch, theo dõi chống sốc. Những bệnh nhân có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn nghiêm trọng cần nhanh chóng nhập viện hoặc báo cho bác sĩ biết để được điều trị kịp thời.

Để có thể biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đối với sức khỏe con người và cộng đồng, bạn hãy tham khảo “những con số biết nói” dưới đây:

  • Tại Việt Nam: Tính từ đầu năm 2019 đến khoảng giữa tháng 8/2019, trên toàn quốc có khoảng 125.000 ca mắc bệnh, trong đó có 16 ca tử vong. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số ca mắc bệnh nhiều nhất với khoảng hơn 27.000 ca, Khánh Hòa khoảng 6.800 ca, Đồng Nai khoảng hơn 9.000 ca, Bình Dương gần 5.000 ca… Vào giai đoạn cao điểm của dịch như hiện nay, ước tính có khoảng 5.000 – 10.000 ca mắc mới/tuần trên cả nước.
  • Thái Lan: Kể từ đầu năm đến cuối tháng 7 năm 2019, số bệnh nhân tại quốc gia này đã tăng lên 49.174 với 64 trường hợp đã tử vong. Chỉ riêng trong nửa đầu tháng 7 năm 2019, Thái Lan đã có hơn 4.500 ca nhiễm mới. Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho biết sẽ triển khai các biện pháp để kiềm chế sự lây lan nhanh của căn bệnh này một cách quyết liệt nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và hạn chế tỷ lệ tử vong.
  • Phillipine: Theo thông báo ngày 20/7/2019, Bộ Y tế Philippines cho biết số ca nhiễm sốt xuất huyết ở nước này đã lên tới 115.986 ca và tiếp tục tăng, trong đó 491 trường hợp tử vong trong 6 tháng đầu năm nay.
  • Singapore: Quốc đảo nhỏ bé này đã ghi nhận hơn 650 ca mắc bệnh được ghi nhận trong trung tuần tháng 7 năm 2019, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
  • Châu Á và Mỹ Latinh là 2 châu lục đứng đầu thế giới về tỷ lệ trẻ tử vong và gặp biến chứng nặng do căn bệnh này gây ra.
  • Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết đã lan rộng ra hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục như châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi và vùng Caribbean.
  • Dù nền y khoa rất phát triển nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa có phương pháp đặc trị nào để chữa sốt xuyết huyết ở trẻ em lẫn người lớn. Việc phát hiện bệnh sớm và được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong ở người bệnh xuống dưới 1%.
  • Những người mắc bệnh sốt xuất huyết nếu có các bệnh lý đi kèm (lao hạch, viêm loét dạ dày, bệnh tim, phổi…) rất dễ gặp biến chứng nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn

Trong một số trường hợp người mắc bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ, kể cả trẻ em, không có các triệu chứng điển hình của bệnh. Thông thường, người bị muỗi mang mầm bệnh đốt sau khoảng 4 – 7 ngày sẽ sốt cao 40°C và kèm theo các triệu chứng như:

  • Đau đầu
  • Nôn và buồn nôn
  • Đau sau mắt
  • Đau cơ, xương và khớp
  • Phát ban…

Đa phần người mắc căn bệnh này sẽ tự phục hồi trong vòng một tuần hoặc lâu hơn một chút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các triệu chứng bệnh có thể diễn biến theo chiều hướng xấu và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Các mạch máu của người bị bệnh sốt xuất huyết thể nặng có thể bị tổn thương và rò rỉ. Nếu số lượng tế bào hình thành huyết khối (cục máu đông) trong máu của người bệnh giảm xuống có thể gây ra xuất huyết nghiêm trọng. Tình trạng được gọi là sốt xuất huyết, sốt xuất huyết nặng hoặc hội chứng sốc sốt xuất huyết.

Nếu nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo sau, bạn nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Có dấu hiệu đau bụng dữ dội
  • Nôn kéo dài
  • Nướu bị chảy máu hoặc chảy máu mũi (chảy máu cam)
  • Tiểu ra máu hoặc đi cầu ra máu hay dịch nôn có máu
  • Chảy máu dưới da, trông giống như những vết bầm tím
  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Da lạnh hoặc rờ vào có cảm giác ướt (đây là dấu hiệu cảnh báo sốc)
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu hoặc bồn chồn

Nếu nghi ngờ người thân bị sốt xuất huyết, bạn cần phải là những gì?

Nếu nghi ngờ người thân bị mắc căn bệnh này, bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi trong gia đình, mọi người cần thực hiện các điều sau:

  • Cách ly người bệnh để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.
  • Mọi người trong gia đình (kể cả người bệnh) phải ngủ mùng, sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi đốt.
  • Thay nước cho bình hoa, chậu cây thủy sinh thường xuyên, tìm và xử lý các vật dụng có chứa nước không dùng đến nhằm triệt tiêu nơi sinh sản của muỗi.
  • Don dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để muỗi không có nơi trú ẩn.
  • Dùng tinh dầu đuổi muỗi, vợt điện… để diệt muỗi.
  • Nếu người bệnh chỉ mắc bệnh thể nhẹ và được chỉ định điều trị ngoại trú, bạn nên:
    • Cho người bệnh nghỉ ngơi ở phòng yên tĩnh, ngủ mùng để tránh bị muỗi đốt
    • Ăn các món dễ tiêu như: cháo, súp, sữa, trái cây dầm…
    • Uống nhiều nước hơn bình thường có thể dùng nước lọc nấu sôi để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống với lượng khoảng 100 – 150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…
    • Uống thuốc hạ sốt (Paracetamol 500mg) khi bị sốt cao, các liều uống cách nhau 4 – 6 giờ. Lưu ý là với người lớn thì tổng liều uống không quá 60mg/kg cân nặng/ngày. Người bệnh sốt xuất huyết tuyệt đối không được dùng aspirin, analgin, ibuprofen để hạ sốt vì thể gây xuất huyết, toan máu.
    • Lưu ý là người bệnh không cắt lễ hay cạo gió
    • Không mặc nhiều quần áo hay quấn kín khi đang lên cơn sốt
    • Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng như dưới đây, bạn cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

  • Người bệnh tỏ ra bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì
  • Nôn nhiều hơn
  • Kêu đau bụng hoặc tăng cảm giác đau
  • Ói nhiều, da sẫm màu, môi tím tái
  • Tiểu ít, số lần đi ít hơn, lượng nước tiểu giảm
  • Chảy máu bất kỳ chỗ nào: chân răng, chảy máu cam…

Khi người bệnh đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ khám để đánh giá thêm 3 dấu hiệu nữa gồm: phù nề, tràn dịch, gan to, tiểu cầu giảm. Điều này giúp các bác sĩ đề ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia sức khỏe thì đa phần người mắc căn bệnh này sẽ tự phục hồi trong vòng khoảng 7 – 10 ngày. Các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị chủ yếu là thuốc hạ sốt, uống nước biển khô, nước trái cây để bù chất điện giải… Ngoài ra, trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc chống chảy máu, chống suy tuần hoàn.

Thông thường, ở giai đoạn dần phục hồi, người bệnh thường có các dấu hiệu tích cự như: cảm thấy đỡ mệt mỏi, ăn ngon hơn, đi tiểu nhiều hơn, không còn xuất hiện các nốt xuất huyết mới…

Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết, biết được dấu hiệu bệnh nguy hiểm để có thể can thiệp kịp thời.

Lan Quan / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cùng lên thực đơn cho người bị thiếu máu não

(38)
Thiếu máu não nên ăn gì để cải thiện tuần hoàn não, tăng cường tái tạo máu là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài thay đổi lối sống, từ ... [xem thêm]

Xơ vữa động mạch là gì?

(95)
Bệnh xơ vữa động mạch có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và các bệnh tim mạch khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ... [xem thêm]

Tất tần tật về các loại thuốc điều trị mụn trứng cá

(70)
Mụn trứng cá phổ biến đến mức được cho là một dấu hiệu bình thường ở tuổi dậy thì. Nhưng cho dù biết vậy, bạn chẳng thể nào cảm thấy dễ chịu ... [xem thêm]

Xét nghiệm T3

(61)
Tìm hiểu chungT3 là gì?Chức năng giáp không chỉ ảnh hưởng bởi tuyến giáp mà còn bởi tuyến yên – là một tuyến sản xuất ra ra hormone kích thích tuyến giáp ... [xem thêm]

Người mắc bệnh ung thư vú nên ăn gì?

(29)
Người bị ung thư vú nên ăn gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh quan tâm. Thực tế, một số loại thực phẩm nhất định có thể hỗ trợ điều trị ung ... [xem thêm]

4 lời khuyên cho chế độ ăn uống của trẻ vị thành niên

(84)
Dinh dưỡng đầy đủ là điều cần thiết cho tất cả mọi người, dinh dưỡng lại càng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ vị thành niên. Tuy ... [xem thêm]

Ngăn ngừa huyết áp tăng cao nhờ vào vitamin D

(23)
Vitamin B complex là loại thực phẩm bổ sung hiện đang được sử dụng khá phổ biến. Vậy vitamin B complex là gì và tác dụng của vitamin B complex thế nào?Bạn hãy ... [xem thêm]

Dạy bé kỹ năng xử lý khi bị kẹt trong thang máy

(23)
Ngày nay, có nhiều gia đình chọn sống ở chung cư hay thường xuyên đến các trung tâm thương mại nên trẻ nhỏ cũng có nhiều điều kiện tiếp cận và sử dụng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN