Tập cho bé ngủ riêng không còn khó khăn với 10 mẹo hay

(4.25) - 67 đánh giá

Tập cho bé ngủ riêng là một điều mà bố mẹ nên làm ngay từ khi con còn nhỏ để con có thể học tính tự lập. Tuy nhiên, việc làm này không phải dễ vì bé không chịu hợp tác với bố mẹ.

Thuyết phục con ngủ riêng không phải là một chuyện dễ dàng. Con sẽ làm nũng khiến bố mẹ mềm lòng. Vì vậy, kế hoạch tập cho bé ngủ riêng sẽ không thành công. Tuy nhiên, không phải không có cách để tập cho bé ngủ riêng, bạn có thể tham khảo 10 cách sau của Chúng tôi.

1. Tập cho bé ngủ riêng từ nhỏ

Một em bé còn quá nhỏ ngủ riêng có thể khiến bố mẹ không an tâm. Tuy nhiên, về lâu về dài, bạn sẽ thấy đây là một quyết định đúng đắn. Vì vậy, đừng nên đợi đến khi con quá lớn rồi mới tập cho trẻ ngủ riêng mà nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, khi bé đã quen với việc ngủ một mình, bạn đừng để trẻ leo lên giường của bạn lần nào dù con làm nũng thế nào. Tóm lại, bắt đầu sớm là một trong những mẹo tốt nhất để tập cho bé ngủ riêng đấy.

2. Dùng những lời lẽ dịu dàng để thuyết phục bé

Những lời nói khiển trách thường không hiệu quả trong việc tập cho bé ngủ riêng. Thay vì dùng lời lẽ không hay, bạn nên sử dụng giọng điệu dịu dàng để dỗ dành bé, chẳng hạn như: “Đã đến lúc con nên ngủ một mình vì bây giờ con đã lớn rồi”.

3. Dạy con tính độc lập

Trẻ em không thể ngủ được nếu thiếu bố mẹ bên cạnh. Do đó, hãy từ từ tập cho con cách ngủ một mình. Nếu bé muốn bạn nằm chung để ngủ, đầu tiên hãy đồng ý và ngồi trên giường của trẻ. Sau đó, bạn từ từ di chuyển đến ngồi ở một chiếc ghế trong phòng trẻ. Cuối cùng, hãy biến mất hoàn toàn khỏi phòng. Cách này sẽ mất khoảng vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn nhưng lại đem đến hiệu quả.

4. Không nên nóng vội

Đối với trẻ nhỏ, ngủ một mình là một bước tiến lớn. Vì vậy, bạn cũng đừng vội vàng muốn đạt kết quả ngay nhé. Hãy thực hiện từ từ tùy thuộc vào khả năng của con. Điều này có thể mất vài tuần nhưng nếu nóng vội, những nỗ lực của bạn sẽ có khả năng thất bại.

5. Cố gắng duy trì thói quen

Bạn phải nói “không” với trẻ, ngay cả lúc 2 giờ sáng. Nếu bé vào phòng bạn và xin ngủ chung, hãy từ chối. Dẫn trẻ trở lại phòng ngủ và dỗ trẻ ngủ lại.

6. “Ưu đãi” cho trẻ

“Mẹ muốn con ngủ một mình? Vậy con sẽ được gì từ điều này?”. Đó là điều đang diễn ra trong suy nghĩ của trẻ. Bạn có thể thử tặng con một món đồ chơi, một món ăn yêu thích để con chịu ngủ một mình.

7. Nói chuyện với bé

Đừng chờ đợi thiên thần nhỏ sẽ tự biết đến lúc nào mình phải ngủ riêng. Thay vào đó, bạn hãy nói chuyện với con về điều này từ sớm. Đừng đợi đến giờ đi ngủ rồi mới tiết lộ vì chính bản thân bé cũng cần phải chuẩn bị trước.

8. Hãy hiểu nỗi sợ hãi của trẻ là có thật

Đối với trẻ nhỏ, ngủ một mình thật đáng sợ. Khi bé nói với bạn về những con quái vật trong phòng, hãy lắng nghe con nói. Đừng xem thường nỗi sợ hãi đó, hãy tìm cách giúp trẻ phân tâm để không còn chú ý đến việc phòng ngủ có gì. Bạn có thể dùng gấu bông để xung quanh giường con và nói rằng đây sẽ là những vệ sĩ bảo vệ con đêm nay. Sau đó, hát ru hoặc đọc sách cho trẻ nghe để con từ từ chìm vào giấc ngủ.

9. Thể hiện sự yêu thương

Đa số trẻ nhỏ đều mong muốn được đi ngủ trong sự ôm ấp, vỗ về của bố mẹ. Vì vậy, bạn hãy ôm, hôn và làm tất cả mọi thứ để trẻ cảm thấy được yêu thương và bảo vệ. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc tập cho bé ngủ riêng.

10. Đóng cửa

Bạn muốn mở cửa phòng của con để hỗ trợ con khi cần thiết. Tuy nhiên, đây không phải là ý kiến hay bởi những tiếng ồn, ánh sáng và bóng tối từ bên ngoài có thể khiến trẻ không ngủ được. Do đó, hãy đóng cửa lại hoặc chỉ mở hé một chút đủ để bé cảm thấy yên tâm rằng bố mẹ vẫn ở rất gần.

Với những lời khuyên đơn giản này, bây giờ bạn có thể khuyến khích trẻ ngủ riêng được rồi đấy. Lúc đầu trẻ có thể khóc và giận dữ nhưng thời gian sau, bạn sẽ thấy đây là một quyết định cực kỳ chính xác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 tác hại của kẹo cao su có thể bạn chưa biết

(26)
Bạn có thể trông già đi chục tuổi vì làn da nhăn nheo do ăn quá nhiều kẹo cao su. Vì vậy, đừng lạm dụng để tránh các tác hại của kẹo cao su nhé!Nhai kẹo ... [xem thêm]

Mách bạn cách chăm sóc trẻ sau khi ghép nội tạng

(90)
Sinh một con có thể giúp bạn chăm lo cho trẻ tốt nhất. Thế nhưng, việc giáo dục con không hề đơn giản bởi nếu không khéo, trẻ có thể mắc phải hội ... [xem thêm]

Thai nhi 35 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(99)
Giai đoạn phát triển của thai nhiThai nhi phát triển như thế nào?Bé lúc này có kích thước cỡ một quả dưa hấu, nặng khoảng 2,38kg và dài khoảng 46 cm. Với ... [xem thêm]

12 trò chơi kích thích trí não giúp con bạn thông minh hơn

(92)
Làm sao để con bạn không dán mắt vào màn hình smartphone, ipad hay tivi khiến trẻ ngày càng trở nên kém năng động và nghèo trí tưởng tượng? Bạn có thể thử ... [xem thêm]

Lợi ích bất ngờ từ bột sắn dây dành cho mẹ bầu

(42)
Nhiều bà bầu nghĩ đến việc sử dụng bột sắn dây để giải nhiệt cho cơ thể vì sắn dây từ lâu đã được biết đến là một loại thực phẩm có tính ... [xem thêm]

18 bí quyết giúp bạn đối phó khi trẻ quấy khóc

(10)
Không có thuốc, dược phẩm, thảo dược hoặc một phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm cơn quấy khóc của bé, đôi khi một vài cách còn làm tình ... [xem thêm]

Tìm lời giải đáp cho câu hỏi nổi mề đay có được tắm không

(43)
Nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc chung của rất nhiều người bị nổi mề đay. Theo quan niệm dân gian, người bị nổi mề đay nên kiêng nước và ... [xem thêm]

Mách bạn cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với làn da

(47)
Sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn là loại “mỹ phẩm tự nhiên” giúp làm đẹp da. Bạn đã biết cách làm mặt nạ sữa chua phù hợp với loại da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN