Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u

(4.11) - 92 đánh giá

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là gì?

Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u là xét nghiệm để đo lường một số chất dự đoán ung thư. Chúng được tìm thấy có nồng độ cao hơn bình thường trong máu, nước tiểu hoặc mô cơ thể của một số người bị ung thư. Mặc dù các tế bào ung thư thường tạo ra các chất chỉ dấu khối u nhưng các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể cũng có thể tạo ra chúng.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u?

Bạn nên thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u vì vài lý do sau:

  • Để hướng dẫn các quyết định điều trị. Một số chất chỉ dấu khối u cho phép các bác sĩ quyết định có thêm hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch sau khi phẫu thuật và xạ trị hay không. Các chất chỉ dấu khối u khác giúp các bác sĩ chọn thuốc kết hợp với nhau để đạt được kết quả tốt nhất;
  • Để theo dõi điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng sự thay đổi chất chỉ dấu khối u để đánh giá điều trị có đang đáp ứng tốt không;
  • Dự đoán cơ hội phục hồi. Các chất chỉ dấu khối u có thể giúp bác sĩ dự đoán đáp ứng điều trị của bệnh ung thư. Chúng cũng có thể dự đoán cơ hội phục hồi của bệnh nhân;
  • Dự đoán tái phát. Các chất chỉ dấu khối u có thể được sử dụng để dự đoán khả năng ung thư sẽ tái phát sau khi điều trị. Theo dõi sự thay đổi về lượng của chất chỉ dấu khối u có thể là một phần của kế hoạch chăm sóc theo dõi của một số bệnh nhân. Nó cũng có thể giúp phát hiện tái phát sớm hơn so với các xét nghiệm khác;
  • Để tầm soát ung thư ở những người có nguy cơ cao bị bệnh.

Thận trọng/Cảnh báo

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u?

Bên cạnh các lợi ích của chất chỉ dấu khối u, một số hạn chế của chất chỉ dấu khối u được liệt kê dưới đây:

  • Một tình trạng hoặc bệnh khác ngoài ung thư có thể làm tăng nồng độ chất chỉ dấu khối u;
  • Một số chất chỉ dấu khối u có thể cao ở những người không bị ung thư;
  • Nồng độ chất chỉ dấu khối u có thể thay đổi theo thời gian, làm cho nó khó có được kết quả chắc chắn;
  • Nồng độ của một chất chỉ dấu khối u có thể không tăng cho đến khi ung thư của một người trở nên xấu hơn. Nó không hữu ích cho việc phát hiện sớm, sàng lọc hoặc theo dõi tái phát.
  • Một số ung thư không tạo ra chất chỉ dấu khối u trong máu. Bao gồm các ung thư không có các chất chỉ dấu khối u được biết đến.

Quy trình thực hiện

Bạn sẽ được chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u?

Có một số việc bạn sẽ được bác sĩ chuẩn bị trước khi xét nghiệm, bao gồm:

  • Quấn một băng thun xung quanh cánh tay để ngăn chặn dòng chảy của máu. Điều này làm cho các tĩnh mạch phía dưới băng lớn hơn vì vậy sẽ đâm kim vào tĩnh mạch dễ dàng hơn;
  • Sát trùng nơi tiêm với alcohol;
  • Đâm kim vào tĩnh mạch. Bác sĩ có thể phải đâm kim nhiều lần;
  • Hút máu vào đầy ống tiêm;
  • Gỡ bỏ băng thun ở cánh tay của bạn khi đã lấy đủ máu.
  • Đặt một miếng gạc hoặc bông cotton lên chỗ đâm khi kim được rút ra.
  • Đè vào nơi tiêm và sau đó băng lại.

Quy trình thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u như thế nào?

Trong xét nghiệm này, bạn có thể trải qua quá trình mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay. Một băng thun được quấn quanh cánh tay. Do đó, bạn có thể cảm thấy bị quấn chặt và khó chịu. Bạn có thể không cảm thấy gì khi tiêm hoặc có thể cảm thấy bị châm chích nhẹ.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm chất chỉ dấu khối u?

Rất ít vấn đề xảy ra từ việc lấy mẫu máu tĩnh mạch.

Đầu tiên, bạn có thể có một vết bầm nhỏ tại nơi lấy máu. Tuy nhiên, bạn có thể giảm bớt nguy cơ bị bầm tím bằng cách đè tại chỗ trong vài phút.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu. Vấn đề này được gọi là viêm tĩnh mạch. Bạn nên sử dụng một miếng gạc ấm vài lần trong ngày để giải quyết tình trạng này

Ngoài ra, chảy máu liên tục có thể là một vấn đề đối với một số bệnh nhân có rối loạn đông máu. Một số loại thuốc như aspirin, warfarin (Coumadin®) và các loại thuốc kháng đông khác có thể làm chảy máu. Nếu bạn bị chảy máu hoặc các vấn đề về đông máu hoặc nếu bạn đang dùng thuốc kháng đông, hãy cho bác sĩ biết trước khi lấy máu.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về xét nghiệm chất chỉ dấu ung thư, vui lòng hỏi bác sĩ để hiểu rõ hơn các chỉ dẫn.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Nhờ có nhiều lợi ích mà chất chỉ dấu ung thư đã mang lại, một số chất chỉ dấu ung thư hiện nay đang được sử dụng cho một loạt các loại bệnh ung thư. Phạm vi bình thường và bất thường có thể thay đổi tùy theo phòng xét nghiệm vì sử dụng phép đo hoặc các phương pháp để phân tích mẫu máu khác nhau. Các chất chỉ dấu ung thư được liệt kê dưới đây đang được sử dụng để dự đoán ung thư.

Alpha-fetoprotein (AFP)

Các loại bệnh ung thư: ung thư gan và các u tế bào mầm

Mô được phân tích: máu

Ý nghĩa: để giúp chẩn đoán ung thư gan và theo dõi đáp ứng với điều trị; để đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng với điều trị các khối u tế bào mầm

Beta-2-microglobulin (B2M)

Các loại bệnh ung thư: đa u tủy, bệnh bạch cầu lympho mạn tính và một số u lympho

Mô được phân tích: máu, nước tiểu hay dịch não tủy

Ý nghĩa: để xác định tiên lượng và theo đáp ứng với điều trị.

Beta-human chorionic gonadotropin (Beta-hCG)

Các loại bệnh ung thư: các khối u tế bào mầm và ung thư nguyên bào nuôi

Mô được phân tích: nước tiểu hoặc máu

Ý nghĩa: để đánh giá giai đoạn, tiên lượng và đáp ứng với điều trị

CA19-9

Các loại bệnh ung thư: ung thư tụy, ung thư túi mật, ung thư ống mật chủ và ung thư dạ dày.

Mô được phân tích: máu

Ý nghĩa: để đánh giá đáp ứng với điều trị

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Xét nghiệm HPV

(16)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm HPVXét nghiệm HPV là gì?Xét nghiệm HPV giúp phát hiện sự hiện diện của virus HPV, một loại virus có thể dẫn đến phát triển ... [xem thêm]

Đau vùng chậu

(39)
Đau vùng chậu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể là do bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là viêm ruột thừa hay u nang ... [xem thêm]

Nôn mửa (Ói)

(21)
Định nghĩaTình trạng nôn mửa (ói) là gì?Nôn mửa, hay còn gọi là ói, là tình trạng rối loạn tiêu hóa buộc những gì trong dạ dày đi ngược lên thực quản ... [xem thêm]

Bệnh bạch cầu

(19)
Bệnh bạch cầu bắt nguồn từ những thay đổi bất thường trong quá trình thành tế bào bạch cầu trong tủy xương. Tốc độ tiến triển của bệnh và các các ... [xem thêm]

Viêm ruột thừa

(70)
Tìm hiểu chungViêm ruột thừa là bệnh gì?Viêm ruột thừa hay còn gọi là viêm ruột tịt. Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm và nhiễm trùng. Ruột thừa là ... [xem thêm]

Dậy thì muộn

(86)
Định nghĩaDậy thì muộn (chậm dậy thì) là bệnh gì?Dậy thì muộn (hay còn gọi là chậm dậy thì) là tình trạng tuổi dậy thì không bắt đầu vào thời điểm ... [xem thêm]

Hội chứng Cohen

(52)
Định nghĩaHội chứng Cohen là gì?Hội chứng Cohen hoặc hội chứng Pepper hay hội chứng Cervenka là một rối loạn di truyền bệnh lý gây ra giảm trương lực các ... [xem thêm]

Đau đầu do quan hệ tình dục

(94)
Tìm hiểu chungĐau đầu do quan hệ tình dục là gì?Đau đầu do quan hệ tình dục có thể xảy ra trong quá trình quan hệ tình dục, trong quá trình thủ dâm, khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN