Tìm hiểu chung
Tác dụng của thuốc evobunolol là gì?
Levobunolol được sử dụng riêng lẻ hoặc với những loại thuốc khác để điều trị áp lực cao bên trong mắt do tăng nhãn áp (loại góc mở) hoặc bệnh mắt khác (ví dụ như biến chứng của cao huyết áp ở mắt). Việc giảm áp suất cao bên trong mắt giúp ngăn ngừa mù lòa. Levobunolol thuộc một nhóm thuốc gọi là thuốc chẹn beta và tác động bằng cách giảm lượng các dịch lỏng sản sinh bên trong mắt.
Bạn nên dùng thuốc levobunolol như thế nào?
Bạn cần rửa tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt. Để tránh ô nhiễm, không chạm vào đầu ống nhỏ hoặc để chạm vào mắt của bạn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác.
Nếu bạn đang đeo kính áp tròng, gỡ ra trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt và chờ ít nhất 15 phút trước khi đeo kính áp tròng trở lại.
Để dùng thuốc, đầu tiên, bạn ngửa đầu ra sau, nhìn lên phía trên và kéo xuống mi mắt dưới để tạo nên một túi. Giữ ống nhỏ trực tiếp trên mắt của bạn và nhỏ một giọt vào túi, thường là một lần hoặc hai lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhìn xuống và nhẹ nhàng nhắm mắt lại trong 1-2 phút. Đặt một ngón tay ở góc của mắt (gần mũi) và xoa bóp nhẹ nhàng nhằm ngăn thuốc chảy ra. Cố gắng không chớp mắt và không chà mắt của bạn. Lặp lại các bước này cho mắt khác dựa vào liều lượng và sự chỉ định của bác sĩ.
Bạn không rửa ống nhỏ và luôn thay thế nắp ống nhỏ sau mỗi lần sử dụng.
Nếu bạn đang sử dụng một loại thuốc cho mắt khác (ví dụ như thuốc nhỏ giọt hoặc thuốc mỡ), chờ ít nhất 5-10 phút trước khi sử dụng các loại thuốc khác. Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trước khi dùng thuốc mỡ tra mắt để các thuốc nhỏ mắt có thể thấm vào mắt.
Bạn cần sử dụng levobunolol thường xuyên để có được những lợi ích tốt nhất. Để tránh quên liều, bạn nên dùng thuốc vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Không ngưng dùng levobunolol mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy tốt. Hầu hết những người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc áp lực cao trong mắt không cảm thấy bị bệnh lúc bình thường.
Bạn nên bảo quản thuốc levobunolol như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc levobunolol cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh cao huyết áp nội nhãn hoặc bệnh tăng nhãn áp (góc mở):
Đối với dung dịch levobunolol 0,5%, bạn nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị ảnh hưởng một lần một ngày.
Đối với dung dịch levobunolol 0,25%, bạn nhỏ 1-2 giọt vào mắt bị ảnh hưởng hai lần một ngày
Liều dùng thuốc levobunolol cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Thuốc levobunolol có những dạng và hàm lượng nào?
Levobunolol có dạng và hàm lượng là: dung dịch nhỏ mắt 5ml.
(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc levobunolol?
Bạn nên gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp bất kì triệu chứng của phản ứng dị ứng sau đây: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
Ngưng dùng thuốc và gặp bác sĩ ngay khi bạn gặp những phản ứng phụ nghiêm trọng như:
- Sưng nặng, ngứa, rát, đỏ, đau, hay khó chịu trong hoặc xung quanh mắt của bạn;
- Ra nước, cấn, hoặc rỉ ra mắt hoặc mí mắt của bạn;
- Co thắt phế quản (thở khò khè, tức ngực, khó thở);
- Tốc độ tim đập chậm, mạch yếu, ngất xỉu, thở chậm (có thể ngừng thở);
- Cảm thấy khó thở, thậm chí khi gắng sức nhẹ;
- Sưng, tăng cân nhanh chóng;
- Rộp nặng, bong da, phát ban da đỏ.
Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:
- Đốt nhẹ, châm chích, ngứa hoặc cảm giác khó chịu ở mắt;
- Mờ mắt;
- Mắt hơi sưng hoặc sưng húp;
- Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác quay;
- Trầm cảm, rối loạn, cảm giác mệt mỏi;
- Yếu cơ;
- Phát ban da nhẹ hoặc ngứa;
- Buồn nôn, tiêu chảy.
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc levobunolol bạn nên biết những gì?
Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt levobunolol, báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn bị dị ứng với levobunolol, thuốc chẹn beta, sulfite, hoặc bất kỳ loại thuốc khác.
- Bạn đang dùng những thuốc theo toa và không kê toa, đặc biệt là thuốc mắt khác, thuốc chẹn beta, như atenolol (Tenormin®), carteolol (Cartrol®), labetalol (Normodyne®, Trandate®), metoprolol (Lopressor®), nadolol (Corgard®), propranolol (Inderal®), sotalol (Betapace®) hoặc timolol (Blocadren®); quinidine (Quinidex®, Quinaglute dura-tabs®); verapamil (Calan®, Isoptin®) và vitamin.
- Bạn có hoặc đã từng có vấn đề tuyến giáp, tim hoặc bệnh phổi; suy tim sung huyết; tiểu đường.
- Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi sử dụng thuốc nhỏ mắt levobunolol, gọi bác sĩ.
- Bạn đang có phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ rằng bạn đang sử dụng levobunolol.
- Bạn đang sử dụng một loại thuốc bôi mắt, bôi ít nhất 10 phút trước khi hoặc sau khi bạn dùng thuốc nhỏ mắt levobunolol.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A= Không có nguy cơ;
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
- C = Có thể có nguy cơ;
- D = Có bằng chứng về nguy cơ;
- X = Chống chỉ định;
- N = Vẫn chưa biết.
Tương tác thuốc
Thuốc levobunolol có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:
- Digoxin (digitalis, Lanoxin®);
- Reserpin;
- Insulin hoặc các loại thuốc tiểu đường qua đường uống;
- Bất kỳ các thuốc chẹn beta như atenolol (Tenormin®), bisoprolol (Zebeta®), labetalol (Normodyne®, Trandate®), metoprolol (Lopressor®, Toprol®), nadolol (Corgard®), propranolol (Inderal®, innopran®), timolol (Blocadren®), những thuốc khác;
- Thuốc chẹn kênh canxi như amlodipine (Norvasc®), diltiazem (Tiazac®, Cartia®, Cardizem®), felodipine (Plendil®), nifedipine (Nifedical®, Procardia®, Adalat®), verapamil (Calan®, Covera®, Isoptin®, Verelan®);
- Thuốc để điều trị các rối loạn tâm thần, chẳng hạn như chlorpromazine (THORAZINE®), haloperidol (Haldol®), mesoridazine (Serentil®) hoặc thioridazine (Mellaril®).
Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc levobunolol không?
Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc levobunolol?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Hen suyễn;
- Chậm nhịp tim (nhịp tim chậm);
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Nghẽn tim;
- Suy tim – không sử dụng ở những bệnh nhân với những tình trạng này;
- Bệnh mạch máu (đặc biệt là các mạch máu trong não);
- Tiền sử đột quị – sử dụng một cách thận trọng thuốc levobunolol có thể làm trầm trọng thêm những tình trạng này;
- Bệnh tiểu đường;
- Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
- Hạ đường huyết (đường trong máu thấp) – có thể một số dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh như tim đập nhanh trở nên khó phát hiện.
- Bệnh phổi – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc có thể gây khó thở ở bệnh nhân có tình trạng này;
- Nhược cơ – thuốc có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của tình trạng này, chẳng hạn như yếu cơ;
- Dị ứng Sulfite – sử dụng một cách thận trọng vì thuốc levobunolol chứa một lượng nhỏ natri metabisulfite.
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng quá liều có thể bao gồm nhịp tim chậm, cảm thấy khó thở, sưng, tăng cân nhanh chóng hoặc ngất xỉu.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.